Áp dụng nguyên tắc thỏa thuận giá bồi thường đối với các dự án thu hồi đất cho mục đích kinh doanh.

Một phần của tài liệu BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG Ở HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 85 - 87)

hồi đất cho mục đích kinh doanh.

Đối với các dự án sản xuất, kinh doanh (không phải là dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ) phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt thì nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân mà không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất.

Thực tế bồi thường theo khung chính sách Nhà nước có những bất cập thì việc thỏa thuận xem ra cũng không khá hơn. Một mặt, vì các hộ bị thu hồi đất đang có cuộc sống ổn định nên không chịu mất đất, mất nhà, hoặc đòi hỏi giá đất bồi thường cao vút. Mặt khác, không có đại diện có đủ uy tín làm trung gian để xác định giá thỏa thuận giữa chủ sử dụng đất và chủ dự án, vì

vậy đã xảy ra tình trạng chủ dự án phải mượn tay nhà nước để ép lại người bị thu hồi đất hoặc ngậm đắng, nuốt cay chi số tiền đền bù rất cao.

Theo ông Bùi Công Giang, Tổng giám đốc Công ty Anpha cho biết, việc phát triển dự án thì theo quy hoạch. Đã nói tới quy hoạch thì tất nhiên đã hợp với lòng dân. Nhưng khi dự án hoạt động thì việc quản lý, giải phóng mặt bằng thường thì doanh nghiệp lại phải tự làm. Việc “tự bơi” như vậy khiến doanh nghiệp bị người dân ép khi thỏa thuận trực tiếp với họ.

Ông Giang nói “có khu đất giải phóng tới 60% mặt bằng, số còn lại bị dân ép về giá bồi thường. Tất nhiên khi đó, doanh nghiệp phải tính chi phí vốn đã bỏ ra để bồi thường và đồng ý. Bất công xã hội nảy sinh từ đây khi người chấp nhận giải tỏa trước bị thiệt thòi và kinh tế xã hội cũng vì thế mà trì trệ” [16]

Việc tự thỏa thuận về giá đã được quy định; nhưng cơ sở để thực hiện và trung gian xác định giá còn chưa được quy định nên các bên vẫn còn thiếu cơ sở để chế tài lẫn nhau.

Nguyên tắc này cần được quy định cụ thể, chặt chẽ hơn cả về phía Nhà nước (hay chủ dự án) và người bị thu hồi đất. Cần thiết có sự trung cầu thẩm định giá làm cơ sở thỏa thuận và chi phối các bên; nếu một trong hai bên không đồng ý với kết quả thẩm định có thể yêu cầu các đơn vị tư vấn, thẩm đinh lại giá và phải chị trách nhiệm về chi phí và thiệt hại nếu có.

Trên địa bàn huyện Sơn Dương, việc áp dụng tự thỏa thuận về giá bồi thường còn chưa được phổ biến vì những lý do:

+ Các dự án đầu tư phát triển hạ tầng, kinh tế, đô thị chưa nhiều, nguồn kinh phí đầu tư phát triển chưa cao, việc đầu thu hút đầu tư trong và ngoài nước còn nhiều hạn chế, giao thông không thuận lợi.

+ Các dự án là đối tượng áp dụng tự thỏa thuận còn ít, hầu như không có, chủ yếu các dự đầu tư phát triển hạ tầng là sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG Ở HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w