định cư khi giải phóng mặt bằng ở huyện Sơn Dương.
2.2.3.1. Cơ sở áp dụng.
Cũng như các địa phương khác trên cả nước, việc áp dụng chính sách bội thường, hỗ trợ, tái định cư ở huyện Sơn Dương căn cứ vào các quy định tại: - Luật Đất đai năm 2003; Nghị định 181/2004/NĐ – CP ngày 29/10/2004 của
Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Thông tư 116/2004/TT- BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 197/2004/NĐ – CP;
- Nghị định 188/2004/NĐ – CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất và Thông tư 114/2004/TT- BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 188/2004/NĐ – CP;
- Nghị định 198/2004/NĐ – CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất và Thông tư 117/2004/TT- BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 198/2004/NĐ – CP;
- Nghị định 17/2006/NĐ – CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị đinh hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định 187/2004/NĐ – CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ;
- Nghị đinh 84/2007/NĐ – CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi I đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
Các quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang như:Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng mang tính đa dạng và phức tạp cao. Nó sẽ có những đặc thù riêng đối với từng địa phương khác nhau do đó các Tỉnh, Thành Phố khác nhau ngoài những quy định chung của Chính Phủ còn có các văn bản quy định riêng áp dụng cho Tỉnh, Thành Phố mình và các văn bản hướng dẫn thực hiện các văn bản của Chính Phủ. Các văn bản liên quan đến công tác bồi thường GPMB của UBND tỉnh Tuyên Quang gồm:
- Quyết định số 16/20019, ngày 21/10/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Qung về việc ban hành Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích
quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;
- Quyết định số 19/2009/QĐ – UBND, ngày 29/10/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc quy định chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Quyết định số 22/2011/QĐ – UBND, ngày 31/10/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc ban hành Đơn giá bồi thường thiệt hại về tài sản(vật kiến trúc, cây trồng, vật nuôi) gắn liền với đất đai bị thu hồi khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Đơn giá bồi thường về đất: theo Quyết định số 25/2012/QĐ – UBND ngày 22/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành giá đất năm 2013 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Phân khu vực, phân loại đường phố và phân loại vị trí đất: theo Quyết định số 23/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành quy định phân khu vực, phân loại đường phố và phân vị trí năm 2013 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
2.2.3.2.Tổ chức thực hiện
Thực hiện quy định tại Nghị định 197/2004/NĐ – CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ, huyện thành lập Hội đồng đền bù; trong đó, Phó Chủ tịch Ủy ban huyện là Chủ tịch Hội đồng và các thành viên theo quy định của Chính phủ. Hội đồng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân huyện và các cơ quan cấp trên về việc thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn huyện.
Việc thực hiện xây dựng phương án, khảo sát và tính toán giá trị bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn huyện Sơn Dương được
giao cho Ban Đền bù giải phóng mặt bằng huyện phối hợp với chủ dự án, chính quyền địa phương và các phong, ban liên quan thực hiện sau đó thông qua Hội đồng Đền bù của huyện. Trên cơ sở đó, ủy ban nhân dân huyện trình Sở Tài chính thẩm định và Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ra quyết định phê duyệt đối với các dự án có tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ từ 10 tỷ đồng trở lên; các dự án có giá trị bồi thường, hỗ trợ dưới 10 tỷ đồng thì Ủy ban nhân dân Huyện phê duyệt sau khi được Phòng Tài chính – Kế hoạch thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Căn cứ Quyết định số 16/QĐ-UBND ngày 21/10/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc Ban hành Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thì quy trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm có 8 bước, cụ thể:
7. Hoàn chỉnh, thẩm định phương án bồi thường hỗ trợ, tái định cư.8. Duyệt quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án, niêm yết công khai, thông báo chi trả tiền, bàn giao mặt bằng
1. Thông báo thu hồi đất2. Thành lập hội đồng bồi thường, hỗ trợ,tái định cư, thành lập tổ công tác3. Phê duyệt và trích chuyển kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
6. Lập, niêm yết ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư5. Kê khai và tổ chức điều tra xác minh hiện trạng, xác minh nội dung kê khai4. Lập, phê duyệt kế hoạch tiến độ chi tiết, thẩm tra, dự toán kinh phí, tổ chức thự hiện
Bước 1. Thông báo thu hồi đất: Đồng thời với việc ban hành văn bản
giới thiệu địa điểm đầu tư hoặc giao nhiệm vụ cho Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện thu hồi đất theo quy hoạch đã được duyệt và công bố, UBND tỉnh ủy quyền cho UBND cấp huyện ký ban hành thông báo thu hồi đất. Thông báo thu hồi đất là căn cứ pháp lý để tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và nhà đầu tư thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo trình tự, thủ tục quy định.
Nội dung thông báo thu hồi đất gồm: Lý do thu hồi đất, diện tích và vị trí khu đất thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt và dự kiến về kế hoạch di chuyển.
Việc thông báo thu đất được thực hiện trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư có đất bị thu hồi.
Bước 2. Thành lập hội đồng bồi thường,hỗ trợ và tái định cư, thành lập tổ công tác: Sau khi được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, chủ đầu
tư hoặc tổ chức được giao nhiệm vụ giải phóng mặt bằng có trách nhiệm gửi văn bản đến UBND cấp huyện nơi có đất thuộc phạm vi dự án đề nghị thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đồng thời gửi Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng tỉnh để theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Tổ công tác tự chấm dứt hoạt động sau khi hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao đất cho chủ đầu tư.
Bước 3. Phê duyệt và trích chuyển kinh phí tổ chức bồi thường hỗ trợ tái định cư: Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho UBND cấp huyện phê duyệt
dự toán kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo trình tự, thủ tục. Việc phê duyệt dự toán chi phí phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện theo quy định hiện hành. Tổng kinh phí được duyệt không vượt quá 2% tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ. Đối với các dự án thực hiện trên các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến thì tổ chức được giao thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được lập dự toán kinh phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án theo khối lượng công việc thực tế, không khống chế mức trích 2%. Mức kinh phí cụ thể do UBND cấp huyện quyết định.
Bước 4. Lập, phê duyệt kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng, thẩm tra dự đoán chi phí: Sau khi có quyết định thành lập Hội đồng bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư, Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp huyện chủ trì phối hợp với chủ đầu tư và UBND cấp xã nơi có dự án đầu tư lập kế
hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng, thông qua Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để trình UBND cấp huyện phê duyệt.
Căn cứ quyết định phê duyệt kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng của UBND cấp huyện và dự toán chi phí phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của chủ đầu tư, trong thời gian không quá 05 ngày làm việc phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm thẩm tra, trình UBND cấp huyện phê duyệt dự toán chi phí phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Bước 5. Kê khai và tổ chức điều tra hiện trạng, xác minh nội dung kê khai: Chủ tịch UBND cấp xã và Tổ công tác tổ chức họp công khai với các tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân có đất và tài sản thuộc phạm vi dự án, phát tờ khai theo mẫu quy định chung và thực hiện kê khai.
Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi thu hồi đất có trách nhiệm ký xác nhận rõ ngày, tháng, năm nhận được tờ khai để lưu hồ sơ giải phóng mặt bằng. Trường hợp người có đất trong phạm vi thu hồi đất vì lý do khách quan không dự họp được thì Tổ công tác phối hợp đại diện UBND cấp xã tổ chức phát và hướng dẫn kê khai. Hết thời hạn mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nằm trong phạm vi thu hồi đất phải nộp tờ kê khai, các đơn vị trong bộ máy tổ chức giải phóng mặt bằng cấp huyện và các cơ quan liên quan có trách nhiệm tổ chức lập biên bản điều tra, xác minh các số liệu theo quy định các nội dung kê khai.
Bước 6. Lập, niêm yết lấy ý kiến về phương án bồi thường,hỗ trợ và tái định cư:
Sau khi dự án đầu tư được xét duyệt hoặc chấp thuận, Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn chủ đầu tư lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi tiết cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà, đất trong phạm vi dự án.
Niêm yết công khai, lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và quy chế bắt thăm căn hộ, lô đất tái định cư.
Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, quy chế bắt thăm căn hộ, lô đất tái định cư phải được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã và điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất thuộc phạm vi dự án trong thời hạn nhất định.
Bước 7. Hoàn chỉnh, thẫm định phương án bồi thường,hỗ trợ, tái định cư: Hết thời hạn niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng có trách nhiệm hướng dẫn Chủ đầu tư điều chỉnh lại các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trình Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thẩm định.
Sau khi nhận được phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện có trách nhiệm báo cáo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện để thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Bước 8. Quyết định thu hồi đất,phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, niêm yết công khai và thông báo chi trả tiền, bàn giao mặt bằng:
Sau khi niêm yết công khai và giao quyết định phê duyệt kèm phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chi tiết để người bị thu hồi nhà đất, chủ đầu tư phối hợp với UBND cấp xã nơi có thu hồi đất và Tổ công tác để tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ theo thời gian và địa điểm đã niêm yết thông báo quy định.
Kể từ khi thành lập Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng của huyện đã thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi giải phóng mặt bằng với những số liệu cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Tình hình giải phóng mặt bằng Huyện Sơn Dương Năm Số dựán Số diện tích thu hồi (m2) Số đơn vị Gia đình Số tiền (triệu đồng) Gia đình được bố trí nhà 2006 18 62.032 237 101.780 171 2007 15 51.602 519 318.610 363 2008 12 10.190 233 80.670 85 2009 14 23.300 273 146.462 188 2010 13 16.134 1331 35.685 768 2011 12 226.747 423 148.500 264 2012 12 29.368 41 14.634 17
(nguồn: Báo cáo thành tích của Ban BTGPMB Huyện)
Trong hơn 7 năm, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng của Huyện đã thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho 96 dự án. Trong đó năm 2006 là năm thưc hiện nhiều dự án nhất 18 dự án .Năm 2011 là năm số dự án ít hơn nhưng lại là năm có diện tích thu hồi lớn nhất 226.747m2. Năm 2010 là năm có số hộ gia đình và đơn vị được bồi thường lớn nhất 1331 hộ và đơn vị, và là năm có tổng số hộ gia đình được tái định cư nhiều nhất 768 hộ. Năm 2007 là năm có số tiền bồi thường lớn nhất 318.610 triệu. Năm 2008 là năm có số dự án và diện tích thu hồi ít nhất.
Cùng vời việc thu hồi, giải phóng mặt bằng, việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nhà nước thu hồi đất của người dân cũng được thực hiện một cách đầy đủ theo đúng quy định tại các Nghị định của Chính phủ và các văn bản Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang với những kết quả cụ thể như sau:
+ Bồi thường về đất:
- Điều kiện được bồi thường về đất: Thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP, Điều 44, 45, 46 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP.
- Giá đất tính bồi thường: Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích sử dụng tại thời điểm quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền, do UBND tỉnh quyết định và công bố công khai vào ngày 01/01 hàng năm, không bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng.
Trường hợp trong một dự án có thu hồi đất nông nghiệp ở các vị trí có mức giá đất và mức hỗ trợ khác nhau thì áp dụng chung một mức giá bồi thường, hỗ trợ;
+ Bồi thường tài sản, cây trồng vật nuôi:
Theo quy định tại điều 18, 20, 21, 22, 24 Nghị định số 197/2004/NĐ- CP; Điều 24 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP.
- Nội dung bồi thường về tài sản, cây trồng: Bao gồm nhà cửa, công trình xây dựng, cây trồng, vật nuôi và các tài sản khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại thì được bồi thường theo quy định.