Những khó khăn trong việc tự cân đối thu ch

Một phần của tài liệu Khảo sát Tiểu từ tình thái trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Trang 36 - 38)

1. Lao Động điện tử một trong những tờ báo đầu tiên của Việt Nam lên mạng Internet và những khó khăn trong hạch toán kinh

1.2 Những khó khăn trong việc tự cân đối thu ch

Được xây dựng với cơ sở vững chắc là Lao Động, một tờ báo danh tiếng và có lượng bạn đọc ổn định, phiên bản điện tử có rất nhiều thuận lợi như tận dụng được đội ngũ phóng viên lành nghề, nhiều kinh nghiệm, tên tuổi tờ báo quen thuộc với nhiều người. Bên cạnh đó, chính từ mục tiêu phải quảng bá cho báo giấy, nên Lao Động điện tử bị ảnh hưởng và phụ thuộc nhiều vào “bà mẹ” này. Hầu hết các chuyên mục của Lao Động đều được bê nguyên xi lên mạng, mặc dù, trong đó có những chuyên mục không phù hợp. Hơn nữa, với tư duy phải trình bày sao cho bạn đọc hình dung ra trang nhất của báo giấy khiến diện mạo Lao Động điện tử rất “tĩnh”. Những chuyên mục truyền thống như “Sự kiện bình luận”, “Câu hỏi hôm nay”, “Nói hay đừng” rất thu hút với độc giả, tuy nhiên, việc được trình bày cố định trên những diện tích quan trọng nhất của trang web, khiến độc giả có cảm giác thông tin ít được cập nhật.

Trong cả năm 2002, doanh thu của phiên bản điện tử khoảng 110 triệu. Sang năm 2003, bộ phận quảng cáo thu được khoảng 20 triệu đồng/tháng. Trong khi tổng chi phí bao gồm thuê đường truyền, thuê chỗ đặt cho máy chủ, lương cho nhân viên, chi phí văn phòng khoảng 90 triệu đồng/tháng. Trong khi các báo điện tử xuất thân từ các ISP như VnExpress, Vietnamnet, Media VDC tận dụng được cơ sở vật chất như đường truyền, cổng serve thì những phiên bản điện tử của báo viết như Lao Động phải tự

chi trả những khoản tiền rất lớn đó. Mà thực tế, khoản thu lại từ quảng cáo và các dịch vụ khác còn quá ít ỏi.

Ông Nguyễn Đức Tuân, trưởng ban báo Lao Động điện tử cho biết: “Do nhân lực có hạn, 4 biên tập viên, 1 họa sĩ và 3 kỹ thuật và chỉ 1 người phụ trách về quảng cáo nên doanh thu quảng cáo của Lao Động điện tử rất thấp. Điều này khiến bộ phận khác trong báo đều coi báo điện tử là một đơn vị ăn bám”. Việc báo điện tử phải dựa vào ngân sách của chính tờ báo viết là điều tất yếu. Điều này không chỉ xảy ra với Lao Động mà nhiều tờ báo lớn trên thế giới như Le Monde, Los Angeles Times cũng vậy. Chính Ted Turner, Chủ tập đoàn AOL Times Warner đã nói rằng, tình hình của công ty sẽ sáng sủa hơn nêu không có những rắc rối về doanh thu của America Online.

Báo Lao Động có lượng quảng cáo và phát hành rất lớn, tuy nhiên, thực trạng kinh doanh đối với phiên bản điện tử lại không được suôn sẻ như vậy. Hạn chế thứ nhất là họ không có cơ chế hoạt động đồng bộ giữa bộ phận quảng cáo báo viết và quảng cáo trên báo điện tử, thứ hai, chính những người lãnh đạo tờ báo này cũng chưa coi trọng đầu tư tập trung cho báo điện tử. Trong khi các doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức tới việc quảng cáo trên báo điện tử, mà nhân lực làm quảng cáo của Lao Động điện tử lại chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm để thuyết phục khách hàng. Nhân lực ít, không ổn định cũng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng của Lao Động điện tử. Lãnh đạo báo chưa chú trọng tới việc phải xây dựng một mô hình làm báo điện tử chuyên nghiệp, mà thường điều phối những phóng viên mới, những người không có chuyên môn. Ở Lao Động, họa sĩ, kỹ thuật viên nhiều khi cũng phải biên tập bài, chính điều này đã khiến chất lượng thông tin chưa tốt.

Lao Động điện tử không có một hệ thống hỗ trợ kỹ thuật hùng mạnh như Media VDC, VnExpress. Hai trang web này đã có một lượng độc giả sẵn có là những khách hàng Internet của ISP FPT và VDC. Khi VnExpress

lên mạng ngày 26/2/2001, FPT Internet đã gửi thư thông báo tới tất cả các account của mình và đương nhiên, VnExpress đã có một lượng độc giả nhất định. Còn đối với Lao Động điện tử, những bạn đọc trung thành của tờ báo viết không phải ai cũng có thói quen lên mạng để đọc thông tin, cho dù đó là tờ báo họ yêu thích.

Một phần của tài liệu Khảo sát Tiểu từ tình thái trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (Trang 36 - 38)