Tình hình sử dụng và hiệu qủa sử dụng VKD của Công tyMáy và Phụ tùng

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính kinh tế chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tài công ty máy và phụ tùng (Trang 32 - 36)

- Quảng Ninh Chi nhánh tại Móng Cá

2.2.3. Tình hình sử dụng và hiệu qủa sử dụng VKD của Công tyMáy và Phụ tùng

Phụ tùng

2.2.3.1.Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng VCĐ

Vốn cố định là biều hiện bằng tiền của TSCĐ hay nói cách khác TSCĐ là hình tháI hiện vật của VCĐ. Do vậy nghiên cứu VCĐ chính là việc nghiên cứu TSCĐ.VCĐ đợc sử dụng tối đa hay nằm chờ, đợc bảo toàn và phát triển hay không, đợc tổ chức hợp lý hay không đều phụ thuộc vào việc sử dụng TSCĐ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đặc thù sản xuất kinh doanh của công ty Máy và Phụ tùng nên VCĐ của công ty chiếm tỷ trọng thấp hơn tỷ trọng VLĐ trong tổng VKD.VCĐ bình quân năm 2004 của công ty là 88.536.487nghìn đồng chiếm tỷ trọng 24,26% trong tổng VKD bình quân chủ yếu là nhà cửa vật kiến trúc bởi công ty có lợi thế là cơ sở vật chất của công ty toàn là những toà nhà từ x a để lại do vậy thuận lợi cho hoạt động kinh doanh buôn bán cho thuê của công ty

VCĐ của công ty cuối năm 2004 là 100.587.471 nghìn đồng chiếm 31,01% trong tổng VKD tăng so với đầu năm là 24.101.985 ứng với tỷ lệ tăng là 31,51%. Để thấy rõ tình hình quản lý và sử dụng VCĐ ta đi nghiên cứu tình hình tăng giảm TSCĐ qua biểu 05

Biểu 05: tình hình tăng giảm TSCĐ năm 2004

Qua biểu 05 ta thấy nguyên giá TSCĐ đang dùng tại thời điểm cuối năm 2004 là 22.542.060 nghìn đồng tăng 856.548 nghìn đồng so với đầu năm ứng với tỷ lệ tăng 3,94%. Nguyên giá TSCĐ tăng so với đầu năm là do biến động của các loại TS sau:

- Máy móc thiết bị: Nguyên giá tại cuối năm 2004 là 283.000 nghìn đồng so với đầu năm thì loại này không tăng do trong năm công ty không đầu t đổi mới gì thêm cho loại tài sản này.

- Phơng tiện vận tải: Cuối năm 2004 có nguyên giá là 2.117.910 nghìn đồng chiếm 9,39 % trong tổng TSCĐ đang dùng. So với đầu năm về giá trị thì loại TS này không tăng nhng tỷ trọng đã giảm 0,37%.Thực tế cho thấy trong năm công

ty chỉ điều chuyển loại tài sản này chứ không mua sắm mới. Tài sản này có tỷ trọng giảm là do trong năm có sự tăng lên của TSCĐ.

- Thiết bị dụng cụ quản lý cuối năm 2004 có nguyên giá là 2.039.992 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 9,05% trong tổng TSCĐ đang dùng. Tài sản này đã tăng so với đầu năm là 163.608 nghìn đồng ứng với tỷ lệ tăng là 8,72% và tỷ trọng tăng là 0,4%. Sở dĩ tài sản này tỷ trọng tăng là do trong năm tốc độ tăng của thiết bị dụng cụ quản lý mạnh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản cố định đang dùng.Việc này là do công ty trang bị một số thiết bị quản lý hiện đại đáp ứng yêu cầu quản lý hiện nay của công ty.Thực tế là công ty đã mua một số máy tính mới phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty và thanh lý một số máy cũ lạc hậu.

- Nhà cửa vật kiến trúc nguyên giá cuối năm 2004 là 17.835.400 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 79,2% trong tổng TSCĐ đang dùng, đã tăng so với đầu năm là 492.199 nghìn đồng với tốc độ tăng là 2,83%, nhng tỷ trọng giảm là 0,85%.Tỷ trọng TS này giảm là do trong năm tốc độ tăng của tài sản loại này chậm hơn tốc độ tăng của tổng TSCĐ đang dùng. Điều này chứng tỏ công ty đã đầu t thêm cho các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, trang hoàng lại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

- TSCĐ khác ở thời điểm cuối năm 2004 có nguyên giá là 247.757 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 1,11% trong tổng TSCĐ đang dùng của công ty.So với đầu năm TS này đã tăng 200.740 nghìn đồng ứng với tỷ lệ tăng là 23,42% và tỷ trọng tăng là 0,87%.

Trong năm 2004 công ty đã để máy móc thiết bị không dùng có nguyên giá là 21.568.797 nghìn đồng chiếm 48,89% tổng TSCĐ của công ty. Qua xem xét thực tế cho thấy đây là dây truyền mạ kẽm mà công ty đã thu hồi nợ trong năm

Qua phân tích trên ta thấy kết cấu TSCĐ của công ty là tơng đối hợp lý do đặc điểm kinh doanh của ngành chi phối .Vì thế tỷ lệ đầu t vào máy móc thiết bị là nhỏ. Chủ yếu TSCĐ đợc đầu t cho nhà cửa vật kiến trúc. Trong năm công ty đã quan tâm đến sự trang trí lại tài sản loại này. Điều này chứng tỏ công ty đã quan tâm đến môi trờng kinh doanh, diện mạo của công ty, trang trí lại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm giữ uy tín với khách hàng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Nhìn vào biểu 05 thì thấy trong năm đa phần các loại tài sản đều đợc mua sắm thêm đáp ứng yêu cầu TSCĐ. Nhng nhìn vào biểu này mới chỉ thấy đợc mức độ đầu t ban đầu của công ty vào TSCĐ. Để biết đựơc sự biến động của công ty là hợp lý hay cha chúng ta đi tìm hiểu tình trạng kỹ thuật của TSCĐ của công ty qua biểu 06

Nhìn vào biểu 06 ta thấy giá trị còn lại của TSCĐ đang dùng đầu năm 2004 là 15.372.775 nghìn đồng với tỷ lệ giá trị còn lại trên nguyên giá là 70,88%, cuối năm 2004 giá trị còn lại là 15.548.850 nghìn đồng với tỷ lệ giá trị còn lại trên nguyên giá là 68,97%. Nh vậy giá trị còn lại và tỷ lệ giá trị còn lại trên nguyên giá có thể nói là đầu năm và cuối năm đều cao, mặc dù có xu hớng giảm về cuối năm nhng không đáng kế. Nhng đây mới chỉ là chỉ tiêu tính chung cho toàn bộ TSCĐ. Để biết rõ những loại TSCĐ nào của công ty năng lực còn tốt còn mới thì ta đI xem xét từng loại TS

Giá trị còn lại của máy móc thiết bị đầu năm 2004 là 137.512 nghìn đồng chiếm tỷ lệ 48,59% so với nguyên giá, cuối năm 2004 là 117.162 nghìn đồng chiếm 41,4% tỷ lệ so với nguyên giá. Nh vậy giá trị còn lại và tỉ lệ giá trị còn lại trên nguyên giá của máy móc thiết bị ở đầu năm và cuối năm là thấp,hơn thế nó lại có xu hớng giảm về cuối năm.Thực tế trong năm công ty đã không đầu t vào máy móc thiết bị vì vậy năng lực sản xuất của công ty giảm dần.

Giá trị còn lại của nhà củă vật kiến trúc đầu năm 2004 là 13.415.089 nghìn đồng với tỷ lệ trên nguyên giá là 77,27%, cối năm 2004 là 13.588.373 nghìn đồng với tỷ lệ trên nguyên giá là 76,11%. Điều này cho thấy nhà củă , kho tàng, cửa hàng đại lý của công ty là còn tốt rất thuận lợi cho kinh doanh buôn bán. Doanh nghiệp cần quan tâm để sử dụng lợi thế này

Thiết bị dụng cụ quản lý ở thời điểm đầu năm 2004 giá trị còn lại 697.247 nghìn đồng và tỷ lệ trên nguyên giá là 37,16% , cuối năm 2004 giá trị còn lại là 769.456 nghìn đồng với tỷ lệ trên nguyên giá là 37,71% nh vậy cả giá trị còn lại và tỷ lệ giá trị còn lại trên nguyên giá ở đầu năm và cuối năm đều thấp. Mặc dù có xu hớng tăng về cuối năm nhng không đáng kể. Thực tế thì công ty đã mua sắm một số thiết bị dụng cụ quản lý mới và thanh lý thiết bị dụng cụ quản lý hết thời gian sử dụng. Nhng sự đầu t này của công ty có thể coi là hợp lý vì giá trị còn lại của nhà cửa vật kiến trúc phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều cao ở cả đầu năm và cuối năm.Tuy vậy thì công ty cũng nên xem xét cân nhắc đầu t đổi mới về loại này để phục vụ cho yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đợc thuận lợi.

Giá trị còn lại của vật t phơng tiện vận tải: ở đầu năm 2004là 1.101.531 nghìn đồng với tỷ lệ giá trị còn lại trên nguyên giá là 52,01%, cuối năm 2004 là 883.292 nghìn đồng với tỷ lệ giá trị còn lại trên nguyên giá là 41,7% nh vậy có xu hớng giảm về cuối năm, thực tế là do công ty không mua sắm thêm TSCĐ loại này.

Giá trị còn lại cuả TSCĐ khác tại thời điểm đầu năm 2004 là 21.396 nghìn đồng với tỷ lệ trên nguyên giá là 45,51% cuối năm 2004 là 190.567 nghìn đồng

với tỷ lệ giá trị còn lại trên nguyên giá là 76,92%. Công ty đã quan tâm đầu t vào TSCĐ khác nhng sự đầu t này có hợp lý hay không thì phải xem nó dùng vào việc gì.

Qua sự tìm hiểu về tình trạng kỹ thuật của TSCĐ cộng với việc phân tích ở biểu 05(Tình hình tăng giamTSCĐ) đã cho ta thấy cái nhìn tổng quát hơn về tình hình sử dụng TSCĐ của công ty.Với tình hình đầu t vào TSCĐ của công ty nh trên thì yêu cầu đặt ra là làm sao trong những năm tới công ty phải khai thác tối đa năng lực sản xuất của TSCĐ nhằm nâng cao hơn nữa hiệu qủa sử dụng VCĐ của công ty. Để làm đợc điều này thì chúng ta phải đi nghiên cứu hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty trong năm 2004 đợc đánh giá qua một số chỉ tiêu trên cơ sở so sánh với năm 2003 qua biểu 07

Biểu 07: Hiệu quả sử dụng VCĐ hai năm(2003-2004)

Nhìn vào biểu 07 ta thấy hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty năm 2004 có những biến động đáng kể so với năm 2003 : Doanh thu thuần tăng 65.044.609 nghìn đồng, VCĐ bình quân tăng 17.768.183 nghìn đồng, lợi nhuận sau thúê tăng 453.820 nghìn đồng, nguyên giá TSCĐ bình quân tăng 11.528.008 nghìn đồng, hao mòn tăng 1.110.767 nghìn đồng.Từ đây dẫn đễn các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ thay đổi

Hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2004 là 600,44%, nó phản ánh cứ 100 nghìn đồng VCĐ bình quân tham gia hoạt động kinh doanh xẽ tạo ra 600,44 nghìn đồng doanh thu thuần, giảm 58,84 nghìn đồng so với năm 2003.Điều này có nghĩa là hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2004 đã giảm so với năm 2003 là 29,84%. Hiệu suất VCĐ giảm đã làm cho hàm lợng VCĐ tăng. Cụ thể hàm lợng VCĐ năm 2004 là 16,65% nó phản ánh để tạo ra 100 nghìn đồng doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh trong kỳ cần phảI sử dụng 16,65 nghìn đồng. Nhng năm 2003 để tạo ra 100 nghìn đồng doanh thu thuần của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ chỉ cần 15,16 nghìn đồng VCĐ bình quân. Nh vậy để tạo ra 100 nghìn đồng doanh thu thuần năm 2004 thì cần số VCĐ bình quân năm 2003 là 1,49 nghìn đồng

Có sự giảm đi của hiệu suất sử dụng VCĐ và sự tăng lên của hàm lợng VCĐ là do tốc độ tăng của doanh thu thuần năm 2004 chậm hơn tốc độ tăng của VCĐ bình quân. Câu hỏi đặt ra là tại sao VCĐ bình quân tăng với tốc độ mạnh nh vậy( năng lực sản xuất tăng) mà tốc độ tăng của doanh thu thuần lại chậm nh thế( chỉ bằng 1/2 tốc độ tăng của VCĐ bình quân), để trả lời câu hỏi này ta đi xem xét chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty năm 2004 là 1.615,93% tức là cứ 100 nghìn đồng nguyên giá TSCĐ bình quân năm 2004 tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh xẽ tạo ra 1.615,93% nghìn đồng doanh thu thuần, giảm 567,33 nghìn đồng so với năm 2003 với tỷ lệ giảm là 25,98%. Lý do giảm hiệu suất sử dụng TSCĐ ở đây là trong năm 2004 tốc độ tăng doanh thu thuần chậm hơn tốc độ tăng của nguyên giá TSCĐ bình quân.Qua xem xét biểu 02 ta thấy VKD bình quân của công ty năm 2004 đã giảm so với năm 2003.Nhng ở biểu 05 và 06 thì ta thấy TSCĐ ở công ty tăng chủ yếu là do công ty đã đầu t vào nhà cửa vật kiến trúc và thu hồi nợ một số máy móc thiết bị( năng lực sản xuất tăng).Thực tế cho thấy TSCĐ nhàn rỗi là dây chuyền mạ kẽm công ty đã thu hồi nợ trị giá 21.851.798 nghìn đồng.Nhng dây truyền mạ kẽm này công ty thu hồi về lại không đựơc dùng vào sản xuất mà công ty lại cũng không cho thuê để thu lời.Dây truyền này công ty để vốn chết không phát huy tác dụng sinh lời,chính vì thế làm cho hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm mạnh.Vấn đề đặt ra là trong năm tới công ty nên tìm cách khai thác hiệu quả của dây truyền này nó sẽ góp phần mang lại thu nhập cho công ty

Tỷ suất lợi nhuận VCĐ năm 2004 là 15,5% tức là cứ 100 nghìn đồng VCĐ bình quân tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 15,5 nghìn đồng sau thuế giảm 3,25 nghìn đồng so với năm 2003. Chứng tỏ công ty sử dụng VCĐ không hiệu quả.Tỷ suất lợi nhuận VCĐ giảm là do tốc độ tăng của lợi nhuận chậm hơn tốc độ tăng của VCĐ bình quân

Hệ số hao mòn TSCĐ năm 2004 là 20,27% tức là số VCĐ công ty đã thu về 20,27% đã giảm 5,73% so với năm 2003.Hệ số hao mòn giảm chứng tỏ TSCĐ đã đợc đầu t đổi mới công ty nên xem xét lại kết cấu TSCĐ bởi vì toàn bộ máy móc thiết bị mua về đã dùng vào sản xuất hay cha, có cần thiết hay không. Công ty không nên để vốn bị ứ đọng nằm chết không phát huy hiệu quả

Qua phân tích trên đã cho thây công ty đã cố gắng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đã quan tâm đầu t đổi mới TSCĐ. Nhng bên cạnh đó công ty vẫn còn để TSCĐ nhàn rỗi không sử dụng cha khai thác tối đa năng lực sản xuất của chúng dẫn đến hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty giảm công ty cần xem xét lại

Một phần của tài liệu Các giải pháp tài chính kinh tế chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tài công ty máy và phụ tùng (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w