Giải pháp huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty điện lực thanh hóa (Trang 53 - 57)

Trong điều kiện hiện nay, ngành điện hơn bao giờ hết rất cần vốn cho đầu tƣ phát triển không ngừng làm lợi cho chính mình mà còn để phục vụ cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng của mọi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thủ đô. Theo các chỉ tiêu sản xuất và cung ứng điện dự báo, nhu cầu vốn đầu tƣ cho giai đoạn 2006 – 2015, Công ty Điện lực Thanh Hóa cần 8.714 tỷ đồng, bình quân mỗi năm cần đến 1000tỷ đồng. Vì vậy, đối với công tác khai thác nguồn vốn để thực hiện việc mở rộng các hình thức, phƣơng thức hoạt động sản xuất kinh doanh thì ngoài các khoản vốn vay và vốn viện trợ của các nƣớc, tổ chức quốc tế đã đáp ứng mộy phần vốn cho phát triển của Công ty thì Côngty cần quán triệt quan điểm “ Vốn trong nƣớc là quyết định, vốn nƣớc ngoài là quan trọng”.

3.1.1.1.Khai thác các nguồn trong nước

Huy động vốn từ ngân sách, từ khách hàng:

Kiến nghị UBND Thanh Hóa huy động hỗ trợ các nguồn vốn đầu tƣ hợp pháp từ các thành phần kinh tế trong việc hạ ngầm lƣới điện, đền bù giải phóng mặt bằng và lƣới điện nông thôn ngoại thành hoặc hỗ trợ về lãi suất vay vốn đầu tƣ, ƣu đãi về thuế theo quy định Pháp lệnh Thanh Hóa

Đề nghị ngành điện (Tổng Công ty Điện lực Việt Nam) là chủ đầu tƣ phần nguồn điện, lƣới điện cao áp (500kv, 220kv, 110kv), trung áp, hạ áp và công tơ.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân hợp pháp đầu tƣ và kinh doanh điện trên địa bàn theo mục tiêu xã hội hoá, phù hợp với quy đinh của pháp luật và Luật Điện lực (đƣa vào thực hiện năm 2012).

Đối với các khách hàng ngoài hoặc trong Khu công nghiệp, Công ty sẽ đầu tƣ đến chân hàng rào công trình.

Vay tín dụng đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân hàng đầu tư và phát triển theo hạn mức kế hoạch.

Công ty đang xem xét bổ sung kịp thời và nhiều vốn hơn vì hiện nay nƣớc ta đang trong thời kỳ phát triển, ngành điện có các dự án chiếm tỷ trọng lớn trong việc đầu tƣ của nƣớc ngoài. Nhƣng bên cạnh đó, Công ty cũng phải xem xét, cân nhắc đến lãi suất, bởi vì theo phân tích ở trên, sức sinh lời của vốn kinh doanh hiện vẫn còn thấp.

Nguồn vốn tự bổ sung hàng năm

Công ty đã huy động 100% vốn khấu hao vào đầu tƣ, thực hiện tính đúng, tính đủ khấu hao theo quy định của Nhà nƣớc. Về nguyên tắc mục đích của khấu hao cơ bản là để bù đắp hao mòn tài sản cố định trong quá trình hoạt động kinh doanh.Quỹ khấu hao là nguồn để mua sắm tài sản cố định nhằm thay thế những tài sản cố định đã đƣợc loaị bỏ. Mặt khác, khấu hao cơ bản là một yếu tố chi phí sản xuất nằm trong giá thành điện của Công ty nên Công ty cần tính toán đề ra một phƣơng pháp tính chi phí khấu hao một cách thống nhất và có hiệu quả, đồng thời có biện pháp sử dụng quỹ khấu hao có hiệu quả nhất.

Ngoài ra trong phƣơng hƣớng khai thác vốn sắp tới, Công ty còn chú trọng tới nguồn phụ thu tiền điện ở các địa phƣơng để cải tạo lƣới điện.

Khai thác vốn từ chính cán bộ công nhân viên trong Công ty

Là một Công ty lớn, cán bộ công nhân viên có truyền thống yêu nghề và gắn bó với Công ty, khả năng khai thác vốn từ nguồn này tuy không lớn song cũng không phải là nhỏ. Đây là hình thức khai thác nội lực mà Công ty có thể áp dụng và có tính khả thi.

Công ty có thể huy động vốn dƣới hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu của Công ty cho các nhân viên hoặc khi cần thiết có thể giảm phần trích vào quỹ khen thƣởng, phúc lợi để sử dụng cho hoạt động của Công ty. Tuy

nhiên điều này chỉ có khả năng thực hiện khi Công ty thấy đƣợc lợi ích tƣơng lai mà Công ty đạt đƣợc trong đó có lợi ích của cá nhân mình.

Phát hành trái phiếu của Công ty

Biện pháp này giúp Công ty tăng vốn tài trợ dài hạn. Tình hình tài trợ chính của Công ty những năm qua tƣơng đối tốt đồng thời dƣ luận cũng đánh giá ngành điện là ngành đƣợc sự bảo hộ của Nhà nƣớc nên khả năng thu hút vốn thông qua phát hành trái phiếu là tƣơng đối khả quan. Nhƣng để có thể phát hành đƣợc trái phiếu hoặc cổ phiếu, trƣớc hết Công ty cần tiến hành cổ phần hoá thành công, đồng thời công ty có thể đƣa ra những trái phiếu có mệnh giá thấp phù hợp với thu nhập của ngƣời dân.

Liên doanh với các đối tác nước ngoài thực hiện một số dự án đòi hỏi vốn lớn:

Với xu hƣớng phát triển kinh tế nhƣ hiện nay, sẽ có rất nhiều Công ty nƣớc ngoài đầu tƣ vốn vào Việt Nam.Hiện nay nƣớc ta cũng đang khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài thông qua hình thức liên doanh (ký hợp đồng hợp tác kinh doanh hay tài trợ bằng vốn chủ sở hữu).Việc tìm kiếm và ký kết hợp đồng liên doanh, liên kết cần đảm bảo đúng nguyên tắc hai bên cùng có lợi.

Nhƣng vấn đề liên doanh có 2 mặt của nó: Lợi thế cơ bản của liên doanh là để khai thác triệt để số vốn hiện nhàn dỗi tạo của Công ty để đƣa vào sử dụng tại một lĩnh vực khác có hiệu quả hơn, đồng thời để dàn trải rủi ro hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác, vấn đề giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động là rất quan trọng, liên doanh là một biện pháp cơ bản giải quyết vấn đề đó.

Tuy nhiên, liên doanh cũng có những hạn chế nhất định: Trƣớc hết phải nói đến độ phức tạp trong giải quyết vấn đề sở hữu, cơ chế quản lý, phân chia lợi ích, rủi ro và kiểm soát hoạt động của liên doanh. Bên cạnh đó, liên doanh là hình thức góp vốn trực tiếp, một khi các đối tác rút lui khỏi liên doanh sẽ làm Công ty lao đao, giảm khả năng về hiệu quả sử dụng vốn.

Để tránh tình trạng bên phía nƣớc ngoài nhiều vốn nắm quyền kiểm soát và có những ảnh hƣởng tiêu cực, trong thời gian đầu Tổng Công ty có thể hỗ trợ thêm cho Công ty nhƣ quy định định mức vốn góp.Việc trợ giúp ban đầu của Tổng Công ty sẽ tạo một bƣớc đà quan trọng.

2.1.1.2.Khai thác nguồn vốn nước ngoài

Trong thời gian qua, hiệu quả đầu tƣ từ các nguồn vốn nƣớc ngoài cho hệ thống lƣới điện là tƣơng đối hiệu quả. Thông qua các dự án hỗ trợ nguồn vốn của tổ chức SIDA (Thuỵ Điển), các nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA theo hiệp định vay của Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nƣớc, các tổ chức tài chính quốc tế nhƣ WB, ADB…, hệ thống lƣới điện thủ đô đã đƣợc nâng cấp và cải thiện rõ rệt. Do vậy, ngoài các nguồn trên, để kịp thời cung cấp vốn cho các dự án, công trình lớn sắp tới, Công ty nên tiến hành các hoạt động sau:

- Tiếp tục hình thức mua vật tƣ thiết bị của nƣớc ngoài, lãi suất ƣu đãi nhƣng chỉ ở mức độ hạn chế. Thời gian qua phƣơng thức này đã giúp Công ty nhập đƣợc máy móc, thiết bị hiện đại Công ty cần tiếp tục hình thức này nhƣng cần phải chú ý nhập vật tƣ thiết bị hiện đại đi đôi với việc đầu tƣ con ngƣời, cử cán bộ công nhân đi đào tạo ở nƣớc ngoài để nắm bắt đƣợc kỹ thuật, sử dụng máy móc có hiệu quả. Công ty phải tổ chức tốt công tác tìm hiểu thị trƣờng thế giới, nắm vững giá bán các thiết bị tránh mua phải giá cao do sức ép của phía nƣớc ngoài, tính toán so sánh giữa thời gian chậm trả, lãi suất ƣu đãi với giá cả của máy móc thiết bị và các điều kiện kèm theo.

- Mở rộng tìm kiếm khai thác các nguồn vốn đầu tƣ gián tiếp của nƣớc ngoài. Với cơ chế đổi mới, thực hiện chính sách mở cửa, vốn trên thị trƣờng quốc tế đang tràn vào thị trƣờng Việt Nam.Đây là cơ hội tốt để Công ty huy động vốn từ các ngân hàng, tổ chức tài chính nƣớc ngoài, từng bƣớc giảm dần tỷ trọng vay vốn thông qua tín dụng thƣơng mại.

- Tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài. Thời gian tới Công ty cần tiếp tục tìm kiếm các đối tác để ký kết các hợp đồng hợp tác kinh doanh, thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Bên cạnh các hợp đồng phát triển mạng

lƣới điện nội thành, Công ty cần chú trọng hơn trong việc tìm kiếm các hợp đồng mở rộng và phát triển mạng lƣới điện các vùng phụ cận.

- Quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài (FDI). Việc quản lý nguồn vốn FDI phải từ lúc thẩm định phê duyệt cho đến khi đầu tƣ và trong suốt cả quá trình đầu tƣ để đảm bảo vốn đƣợc sử dụng đúng mục đích, đúng tiến độ. Công ty cần lập ra tổ chuyên trách với các cán bộ giỏi về nghiệp vụ, kiểm nghiệm máy móc thiết bị đƣợc nhập vào theo tất cả các nguồn để hạn chế đến mức thấp nhất việc nhập máy móc thiết bị lạc hậu.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty điện lực thanh hóa (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)