Những kiến nghị cơ bản để thựchiện các giải pháp

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty điện lực thanh hóa (Trang 61)

Để tạo điều kiện cho Công ty trong việc khai thác vốn, các thủ tục xét duyệt cần đƣợc Tổng Công ty có thể tiến hành đơn giản hơn, giảm các khâu không cần thiết.Ngoài ra Tổng Công ty có thể xem xét việc hỗ trợ Công ty Điện lực Thanh

Hóa trong việc ký kết hợp đồng hợp tác liên doanh để tránh tình trạng bị phụ thuộc về vốn.

Tổng Công ty có thể xem xét việc thành lập một Công ty tài chính chuyên cho thuê mua của riêng mình để hỗ trợ cho các thành viên trong Tổng Công ty. Chính phủ đã cho phép thành lập thí điểm (về nguyên tắc) các Công ty Tài chính thuộc Tổng Công ty Bƣu điện, Tổng Công ty Dệt may, Tổng Công ty Cao su... Mục đích của việc thành lập các Công ty Tài chính thuộc Tổng Công ty là huy động, khai thác vốn trong và ngoài nƣớc nhằm bù đắp phần thiếu hụt trong nhu cầu tín dụng ngắn, trung và dài hạn của các Công ty, cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng cho các doanh nghiệp trong Tổng Công ty - Tổng Công ty cũng có thể làm dịch vụ nhận vốn từ Nhà nƣớc (hay ngân hàng quốc doanh) điều hoà vốn ngân sách, huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong Tổng Công ty.

Thành lập Công ty cho thuê tài chính trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam sẽ tạo điều kiện tốt cho các Công ty thành viên trong việc thuê mua máy móc thiết bị bởi Công ty cho thuê tài chính này sẽ chuyên về máy móc của ngành điện, giải quyết đồng bộ các nhu cầu và đặc biệt đây là nguồn thuê đáng tin cậy.

Trong điều kiện hiện nay, việc mua bán vật tƣ, nguyên vật liệu phụ... để phục vụ cho hoạt động lắp đặt và sửa chữa của Công ty cũng hết sức phức tạp, nhiều vật tƣ, vật liệu phải nhập từ nƣớc ngoài (chất lƣợng sản phẩm trong nƣớc không đảm bảo). Thêm vào đó tỷ giá ngoại tệ chênh lệch quá nhiều dẫn đến trƣờng hợp kinh doanh thua lỗ. Vì vậy Tổng Công ty cần đƣa ra những chính sách hữu hiệu nhất có thể là dành một khoản vốn nhất định để hỗ trợ cho Công ty và tính với lãi suất ƣu đãi nhất hoặc bảo lãnh cho Công ty vay tiền ở ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác với lãi suất hợp lý.

3.3.2 Với Nhà nƣớc :

Chính sách tín dụng của Nhà nƣớc đối với ngành điện nói chung và Công ty Điện lực Thanh Hóa nói riêng cần đƣợc xem xét, trong đó cho ngành điện vay với lãi suất thấp và kéo dài thời gian trả nợ trên 10 năm. Nhƣ vậy mới cho phép

Tổng Công ty Điện lực thành lập Công ty cho thuê tài chính thuộc Tổng Công ty.

Trong nền kinh tế thị trƣờng, tài trợ mang tính hỗ trợ, chú trọng đến hiệu quả kinh tế của mỗi đồng vốn tài trợ của Nhà nƣớc bỏ ra, Nhà nƣớc nên chú trọng giúp đỡ Tổng Công ty Điện lực nói chung và Công ty Điện lực Thanh Hóa nói riêng vƣợt qua khó khăn tài chính để phát triển theo định hƣớng của Nhà nƣớc.

Các hình thức tài trợ vốn của Nhà nƣớc cần thực hiện:

Tài trợ thông qua tín dụng ƣu đãi: tức là Nhà nƣớc cho phép Công ty vay vốn tín dụng với lãi suất ƣu đãi. Giải pháp này đƣợc thực hiện thông qua Ngân hàng Nhà nƣớc, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển hoặc kho bạc Nhà nƣớc.

Tài trợ thông qua miễn giảm thuế: Thuế là công cụ thực hiện chức năng điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế - xã hội hữu hiệu và nhạy bén trong nền kinh tế thị trƣờng. Ƣu đãi thuế lợi tức và thuế suất thấp cũng là giải pháp để Nhà nƣớc gián tiếp tài trợ cho Công ty.

Tài trợ thông qua giá: Trong thực tế, thị trƣờng luôn có những biến động ảnh hƣởng đến quan hệ cung cầu và giá điện. Do đó, Nhà nƣớc cần phải thực hiện giải pháp trợ giá nhằm mục tiêu chi phối cung cầu, điều hoà thị trƣờng, bình ổn giá điện góp phần ổn định Ngân sách và tình hình kinh tế - xã hội.

KẾT LUẬN

Từ một DN đang hạch toán phụ thuộc, mọi nguồn vốn đều đƣợc Ngân sách Nhà nƣớc cấp. Khi chuyển sang cơ chế thị trƣờng, đối với các DN nói chung và Công ty Điện lực Thanh Hóa nói riêng, tính hiệu quả đƣợc coi là yếu tố cơ bản đảm bảo sự tồn tại và phát triển. Trong đó, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một vấn đề đặc biệt có ý nghĩa quan trọng.

Qua quá trình tìm hiểu về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Điện lực Thanh Hóa, ta thấy rõ và khẳng định đƣợc vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đối với các DN trong cơ chế thị trƣờng. Đó là cơ sở để các DN tồn tại và phát triển trong môi trƣờng cạnh tranh vì lợi ích của DN và của toàn xã hội;

Trong phạm vi một chuyên đề thực tập tốt nghiệp, báo cáo này đã khái quát và hệ thống hoá các chỉ tiêu, phƣơng pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DN trong cơ chế thị trƣờng. Trên cơ sở đó, đi sâu vào trình bày cách thức vận dụng một số phƣơng pháp phân tích chủ yếu mà có thể áp dụng đƣợc với Công ty Điện lực Thanh Hóa.

Tuy còn những hạn chế nhất định, nhƣng sau khi phân tích quá trình phát triển, nêu lên xu hƣớng vận động tất yếu của Công ty, chuyên đề đã tiến hành phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Điện lực Thanh Hóa những năm gần đây. Đánh giá những thuận lợi, thành công cũng nhƣ hạn chế còn tồn tại từ đó rút ra nguyên nhân làm cho hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thay đổi trong Công ty. Và đƣa ra một số giải pháp cụ thể để nhằm huy động thêm vốn đồng thời đảm bảo cho Công ty Điện lực Thanh Hóa hoạt động có hiệu quả cũng nhƣ khai thác tối đa tiềm năng về vốn hiện có của Công ty, từ đó làm cơ sở để Công ty nhanh chóng phát huy tối đa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Và hiện nay Công ty Điện lực Thanh Hóa không ngừng giữ vững hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và nâng cao chỉ tiêu này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Báo cáo tài chính Công ty điện lực Thanh Hóa các năm 2011, 2012, 2013.

2. Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp.

3.Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh -Khoa kế toán- ĐHQTKD Nhà xuất bản giáo dục-1997.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty điện lực thanh hóa (Trang 61)