bổ vốn kinh doanh một cách hợp lý
Đây là biện pháp hữu hiệu nhất mà Công ty cần áp dụng. Hiệu quả sử dụng vốn biểu hiện qua các hiệu suất sử dụng tài sản cố định, tài sản lƣu động, hiệu suất sử dụng tổng tài sản, doanh lợi vốn, sức sinh lợi của vốn...
Trong ba năm qua, tình hình tài chính của Công ty đƣợc đánh giá là khả quan, lợi nhuận không ngừng tăng lên bổ sung vào nguồn vốn của Công ty. Doanh lợi vốn chủ sở hữu cũng đƣợc cải thiện.Công ty cần phát huy những năng lực sẵn có đó.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, trong hoạt động của mình, định kỳ Công ty cần tiến hành phân tích tài chính.Phân tích định kỳ tình hình tài chính sẽ giúp cho Công ty tìm ra đƣợc nguyên nhân của tình trạng tài chính hiện thời. Từ đó có biện pháp cụ thể kịp thời phát huy lợi thế hay khắc phục yếu kém. Khi phân tích tình hình tài chính Công ty cần tiến hành phân tích những nội dung sau:
- Phân tích khái quát tình hình vốn và nguồn vốn, tình hình thu, chi trong Công ty.
- Diễn biến nguồn vốn, sử dụng vốn, luồng tiền vào ra trong Công ty. - Tình hình vốn lƣu động và nhu cầu vốn lƣu động.
- Kết cấu nguồn vốn và kết cấu tài sản.
- Phân tích các nhóm chỉ tiêu đặc trƣng trong tài chính doanh nghiệp. Ngoài ra, Công ty cần định lại giá thành điện cho phù hợp dựa trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ các khoản chi phí, đảm bảo cân đối thu chi tài chính, đảm bảo trả lãi vay và tạo ra một khoản lợi nhuận thuần tuý. Hơn nữa, do trên 50% vốn đâu tƣ của ngành công nghiệp điện là ngoại tệ, nên có thể trang trải đƣợc vốn vay, lãi vay cần phải định kỳ tính lại giá điện theo mức lạm phát và sự chênh lệch của tỷ giá hối đoái. Vì vậy, định kỳ Công ty cần tính lại giá thành điện một cách phù hợp để trình lên cấp trên duyệt.
Hiện nay, Công ty đang mua điện của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (gọi là điện đầu nguồn) để bán lại cho ngƣời tiêu dùng. Giá điện mua vào theo giá quy định của Tổng Công ty, nhƣng giá điện bán ra theo khung giá của Nhà nƣớc quy định. Công ty không có quyền đƣa ra giá điện mà chỉ căn cứ vào giá thành sản xuất (bao gồm giá điện mua vào cộng các chi phí phát sinh trong quá trình truyền tải đến ngƣời tiêu dùng) để đƣa ra một mức giá hợp lý, dao động trong khung giá có sẵn từ đó làm cơ sở kiến nghị lên cấp trên nhằm đƣa ra một mức giá mua, giá bán điện phù hợp. Song song với vấn đề trên là nỗ lực của Công ty trong việc giảm giá thành điện. Giá thành giảm giúp cho giá điện giảm theo. Giá điện thấp sẽ giúp cho Công ty trong việc kinh doanh điện năng. Hiện nay nhiều tổ chức, cá nhân có ý kiến cho rằng càng mua nhiều điện thì càng phải trả nhiều tiền do ngành điện đang áp dụng hình thức giá bậc thang. Nghĩa là, ngƣời tiêu dùng sẽ đƣợc khuyến khích dùng ít điện đi bằng việc áp đặt mức giá tăng theo tỷ lệ thuận với việc tăng sản lƣợng tiêu thụ (thông thƣờng mua một sản phẩm hay một hàng hoá nào đó nếu mua với số lƣợng lớn sẽ đƣợc giảm giá, chiết khấu...). Vấn đề này chỉ đƣợc áp dụng khi thị trƣờng xảy ra việc khan hiếm một loại nguồn lực nào đó, tức là vào thời điểm cung không đủ để thoả mãn cầu (điều kiện này đúng với thị trƣờng điện hiện nay ở nƣớc ta). Nhƣ chúng ta đã biết tốc độ tăng trƣởng nhu cầu điện cho các ngành kinh tế - xã hội là hết sức khó khăn. Chúng ta cần phải mất một số năm nữa mới có thể thoả mãn đƣợc nhu cầu điện của cả nƣớc. Theo biểu giá điện đối với điện bán lẻ cho sinh hoạt thì khách hàng mua càng nhiều điện cần phải trả với giá cao hơn.Nói cách khác
hiện nay khách hàng sử dụng điện chƣa đƣợc khuyến khích tiêu thụ nhiều điện năng.
Trong việc giải quyết vốn tạm thời cho tài trợ ngắn hạn, Công ty cần tận dụng một cách triệt để nguồn vốn có khả năng chiếm dụng (nợ ngắn hạn) đồng thời giảm thiểu các khoản phải thu để có một tỷ lệ nợ ngắn hạn trên các khoản phải thu hợp lý (ít nhất là lớn hơn 1). Trong hoạt động kinh doanh của mình, Công ty phải chấp nhận một thực tế rất đặc thù của ngành điện là "hàng hoá" không thể "tiền trao cháo múc" đƣợc. Khách hàng luôn luôn tiêu dùng trƣớc rồi mới thanh toán sau, nhanh thì một tháng, chậm thì một vài quý, có những hộ nợ đến vài năm.Nhƣ vậy, dòng vật chất đi ra và dòng tiền đi vào không đồng thời.
Vì vậy Công ty luôn có một khoản bị chiếm dụng, đây là điều tất yếu không tránh khỏi ở bất cứ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào.Song trong quản lý tài chính phải linh hoạt ở chỗ Công ty phải tận dụng đƣợc nhiều hơn các khoản vốn mà Công ty đang chiếm dụng của khách hàng so với các khoản vốn của mình đang bị ngƣời khác chiếm dụng.Nhƣng không nên lạm dụng, vì nếu tỷ lệ này quá cao có thể ảnh hƣởng tới uy tín của Công ty. Hiện nay Công ty đang bị chiếm dụng vốn lớn hơn do khách hàng trả chậm ngày càng tăng. Trong hai loại nợ đã ở phần thực trạng thì nợ đọng là loại nợ càng phải giảm thiểu bởi vì nó ảnh hƣởng tới hoạt động của Công ty. Để tránh tình trạng nợ đọng, trong khâu thu nộp tiên điện Công ty nên có biện pháp nhằm tận thu đƣợc nhanh nhất tiền bán điện. Đồng thời Công ty cũng cần tiến hành các biện pháp hữu hiệu nhằm chống thất thoát điện năng. Các biện pháp đó là:
- Nghiên cứu để cải tiến vị trí đặt hòm công tơ giúp khách hàng có thể theo dõi đƣợc tình hình sử dụng điện của mình. Từ đó họ sẽ an tâm hơn khi trả tiền điện. Trên thực tế hiện nay có nhiều ý kiến phản đối việc đặt công tơ bên ngoài hộ dùng điện vì họ không thể kiểm soát đƣợc việc ghi số điện. Đồng thời họ cũng không thể theo dõi đƣợc tình trạng công tơ hoạt động đúng hay không (quay nhanh hay chậm). Ý kiến khác lại cho rằng Công ty đặt công tơ nhƣ vậy là hợp lý bởi các hộ tiêu dùng không có khả năng bảo quản đồng thời tránh đƣợc tình trạng tổn thất do ăn trộm điện.
Để giải quyết tình trạng không thống nhất này Công ty có thể áp dụng phƣơng châm "Khách hàng là thƣợng đế" nghĩa là có thể lắp đặt vị trí công tơ theo yêu cầu của khách hàng. Trƣờng hợp đặt công tơ trong nhà, khách hàng phải cam kết giữ an toàn và không đƣợc vi phạm tiêu dùng điện dƣới bất kỳ hình thức nào. Còn trƣờng hợp vẫn giữ nguyên vị trí công tơ nhƣ hiện nay, Công ty có thể báo cho chủ hộ biết thời gian ghi số điện để hộ dân biết và có thể kiểm tra nếu có nhu cầu.
- Bồi dƣỡng, nâng cao nghiệp vụ cho các nhân viên thu ngân.
- Tổ chức phối hợp chặt chẽ với phƣờng xã, địa phƣơng để quản lý và xử lý nghiêm các hình thức vi phạm sử dụng điện.
- Xây dựng các phƣơng án quản lý đƣờng dây, công tơ tránh tình trạng thất thoát do ăn trộm điện.