Về hợp tác tài chính

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và APEC (Trang 57 - 61)

APEC sẽ tập trung vào 4 vấn đề chính, bao gồm: Tài trợ thương mại, Tiếp cận tài chính toàn diện; Cải cách kho bạc và ngân sách; và Phát triển cơ sở hạ tầng.

Trong khi lĩnh vực tài trợ thương mại và tiếp cận tài chính toàn diện là một chủ đề khá mới trong hợp tác tài chính APEC, chủ yếu tập trung vào việc làm thế nào để gia tăng các nguồn vốn cho tài trợ thương mại vốn đã suy giảm nhiều trong những năm qua do khủng hoảng tài chính toàn cầu; thì nội dung tiếp cận tài chính toàn diện lại là một chủ đề đang nhận được sự quan tâm từ nhiều nền kinh tế lớn cũng như từ các tổ chức kinh tế tài chính toàn cầu và khu vực. Việc nhiều cộng đồng dân cư và khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa không tiếp cận được các nguồn tài chính chính thức đang là cản trở quan trọng cho quá trình phục hồi sau khủng hoảng, hạn chế sự phát triển của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) năng động, đồng thời làm gia tăng khoảng cách trong xã hội. Vì vậy, việc tăng cường diện bao phủ của các dịch vụ tài chính chính thức đến các đối tượng chưa được tiếp cận, bao gồm cả việc đưa ra các phương thức tiếp cận mới, đi đôi với việc nâng cao nhận thức và kiến thức của cộng đồng liên quan đến các dịch vụ tài chính cơ bản, đang là một trong số các mục tiêu ưu tiên của nhiều nền kinh tế trong khu vực.

Vấn đề cải cách kho bạc và ngân sách cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều nền kinh tế và các tổ chức quốc tế, đặc biệt là WB và IMF. WB trong nhiều năm qua đã hỗ trợ cho các nền kinh tế trong khu vực trong việc chuyển đổi từ hệ thống quản lý kho bạc truyền thống sang hệ thống thông tin quản lý tài chính (FMIS). Công việc quản lý kho bạc vốn chỉ tập trung vào các hoạt động kế toán các giao dịch thu chi, sẽ được nâng cấp lên thành một hệ thống được tin học hoá, tích hợp nhiều mô đun khác nhau, nhằm mục tiêu quản lý không chỉ các hoạt động của kho bạc, mà còn bao gồm cả các hoạt động của ngân sách nhà nước, tổng hợp và phân tích thông tin nhằm giúp các cơ quan quản lý tài khoá đưa ra các quyết định tốt nhất , tổ chức APEC xác định định

hướng hợp tác trong lĩnh vực kho bạc, cần mở rộng phạm vi hợp tác để bao gồm các vấn đề quan tâm khác, như cải cách chi tiêu công, cải cách thuế và bền vững tài khoá. Đây là những vấn đề Việt Nam và nhiều nền kinh tế đang phát triển trong khu vực rất quan tâm.

Việc phát triển cơ sở hạ tầng (CSHT) trong các nền kinh tế đang phát triển không phải là một chủ đề mới trong hợp tác tài chính APEC. Tuy nhiên, trong bối cảnh tác động của khủng hoảng kinh tế làm thu hẹp đáng kể các nguồn lực tài chính dành cho phát triển CSHT, tổ chức APEC nhận thấy nhu cầu to lớn trong việc tìm kiếm các nguồn lực tài chính thay thế cho phát triển CSHT. Tổ chức APEC đã nghe WB, ADB (Ngân hàng phát triển Châu Á) và OECD ( Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) trình bày về các giải pháp huy động nguồn lực tài chính cho CSHT, đặc biệt là mô hình quan hệ đối tác công – tư (PPP), cùng những kinh nghiệm trong việc quản lý các nguồn vốn này, và những tác động của việc sử dụng các nguồn lực ngoài ngân sách tới chính sách tài khoá. Dự kiến 2 cuộc hội thảo APEC về phát triển CSHT và mô hình PPP sẽ được tổ chức trong năm 2013 trong khuôn khổ hợp tác tài chính APEC.

PHẦN KẾT LUẬN

Trong gần hai thập kỷ qua, APEC đã đi được một quãng đường tương đối dài và vượt qua không ít khó khăn, thử thách để không ngừng phát triển về mọi mặt, cả về những thành tựu cũng như hạn chế, ta thấy APEC đã trưởng thành, đã đạt được những thành tựu nổi bật, ngày càng khẳng định vị trí của mình trong hệ thống thương mại đa phương. Thể hiện vai trò trong việc giải quyết vấn đề chung của cộng đồng, đặc biệt là các vấn đề kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, vì từ rất sớm, các nhà lãnh đạo APEC đã nhìn thấy triển vọng của một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương, ngay trong tuyên bố Xiatơn năm 1993 đã lần đầu tiên chính thức đề cập đến một Cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương

“an toàn, ổn định và thịnh vượng”. Mang lại lợi ích cho tất cả các thành viên trong cộng đồng. Mặc dù trong quá trình tồn tại APEC đã từng rơi vào tình thế khó khăn, thậm chí ở mức độ tồi tệ, nhưng hiện nay giai đoạn đó đã qua đi và APEC đang trên đà phát triển mới, ngày càng trở nên toàn diện hơn.

Về phía Việt Nam, việc tham gia APEC đã giúp chúng ta tận dụng được sức mạnh mọi mặt của APEC để mở rộng và đa dạng hoá quan hệ quốc tế, đồng thời giúp Việt Nam tham gia vào “luật chơi” chung để nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam, là quá trình hợp tác và đấu tranh cùng tồn tại hoà bình. Trong thời gian qua, chúng ta đã rất cố gắng, các nước APEC cũng đánh giá cao tiến trình hội nhập APEC của Việ Nam. Tuy nhiên, trước những đòi hỏi của công cuộc đổi mới đất nước cần phải thúc đẩy hơn nữa tiến trình hội nhập trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của APEC. Để APEC ngày càng được củng cố và phát triển, nâng cao hơn nữa sức sống, sự năng động, uy tín của APEC và khu vực châu Á Thái Bình Dương “an toàn, ổn định và thịnh vượng”, Việt Nam cùng với các nước thành viên tích cực hợp tác, hỗ trợ nhau về mọi mặt về những quyền lợi chung, vì an ninh, hợp tác và phát triển, trong đó Việt Nam luôn luôn mong muốn và sẽ có những đóng góp xứng đáng vào những thành công chung của APEC, đồng thời thể hiện uy tín, vị thế và sẵn sàng tham gia hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Trước yêu cầu đó, bài báo cáo đã làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn của mối quan hệ Việt Nam - APEC, từ đó hiểu rõ hơn về Diễn đàn này và thấy được thực trạng kinh tế nước nhà. Hơn nữa, bài báo cáo còn chỉ ra những vấn đề cần phải giải quyết, các giải pháp và mối liên hệ, tác động qua lại của quá trình hội nhập APEC. Căn cứ vào thực tiễn mà nhóm thực hiện xin mạnh dạn đưa ra đề xuất những việc cấp thiết phải làm trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh phát triển mối quan hệ hợp tác này, đưa đất nước phát triển. Về tổng thể, đã cho chúng ta một cái nhìn đúng đắn về tình hình kinh tế và tiến trình hội nhập quốc tế cũng như APEC.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư www.mpi.gov.vn 2. Bộ Tài chính www.mof.gov.vn

3. Cục Đầu tư nước ngoài www.fia.mpi.gov.vn

4. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ban Quan hệ quốc tế http://vcci.com.vn

5. Tổng cục Thống kê www.gso.gov.vn

6. Viện nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh www.hids.hochiminhcity.gov.vn

8. Kinh tế - xã hội Việt Nam qua các con số thống kê chủ yếu, Kinh tế 2011-2012 Việt Nam và thế giới, Thời báo Kinh tế Việt Nam, tr.74-75, 4/2011.

9. Bảo Duy, 2012, “9 tháng, FDI khởi sắc nhờ nhà đàu tư Nhật” http://tinnhanhchungkhoan.vn/GL/N/CIEBBB/9-thang-fdi-khoi-sac- nho-nha-dau-tu-nhat.html [06/05/2013]

10. Bích Diệp, 2011, “Vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam đạt gần 3,2 tỷ USD” 11. http://www.baomoi.com/Von-FDI-cua-Trung-Quoc-vao-Viet-Nam-dat- gan-32-ty-USD/45/6829538.epi [06/05/2013] 12. http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1539781? pers_id=2177092&item_id=48119211&p_details=1 [07/05/2013] 13. http://my.opera.com/bigboommusic/blog/apecchng-il-ch-sh-nh-th-nh- apec 14. http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVi etNam/ChiTietVeToChucQuocTe?diplomacyOrgId=61 [07/05/2013] 15. http://luanvan.net.vn/luan-van/dien-dan-hop-tac-kinh-te-chau-a-thai- binh-duong-apec-1923/ [08/05/2013]

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và APEC (Trang 57 - 61)