Hợp tác thương mại Việt Nam và Nhật Bản

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và APEC (Trang 34 - 36)

2. Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam các nước APEC.

2.1.3. Hợp tác thương mại Việt Nam và Nhật Bản

* Khái quát

Việt Nam và Nhật Bản là hai nước cùng ở khu vực Đông Á có nhiều nét tương đồng về địa lý tự nhiên và đời sống văn hoá xã hội. Hai nước chính thức

sử và đương đại khác nhau cùng chi phối mà trong quan hệ hai nước đã từng trải qua những bước thăng trầm. Đến khi Việt Nam thực hiện đường lối mở cửa năm 1986, giữa hai nước đã hình thành cơ chế đối thoại thường kỳ cấp Bộ trưởng và Thứ trưởng về các vấn đề chính trị, kinh tế, an ninh và quốc phòng. Nhật Bản là nước có trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến với kinh nghiệm quản lý có hiệu quả và uy tín cao trên trường quốc tế, luôn coi trọng mối quan hệ hợp tác toàn diện và tin cậy, tích cực ủng hộ công cuộc đổi mới của Việt Nam, khuyến khích Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới.

* Hợp tác thương mại

Khoảng hơn thập niên gầy đây, Nhật Bản luôn là bạn hàng, thị trường lớn của Việt Nam. Các hoạt động xuất nhập khẩu đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội của cả hai nước, đặc biệt là với Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước mấy năm qua luôn ở mức 5- 7 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khoảng 14- 16% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Đáng lưu ý, kim ngạch xuất nhập khẩu của ta sang Nhật đã luôn tăng trưởng với tốc độ cao, trung bình từ 15- 19% và là nước xuất siêu sang Nhật Bản. Năm 2004 tổng kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước đạt 7,05 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt khoảng 3,79 tỷ USD, tăng 16,6% so với năm 2003. Đến năm 2005 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng đáng kể, đạt gần 8,2 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam là 4,56 tỷ USD tăng hơn 20% so với năm 2004 và chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Trong quan hệ song phương, hai nước đã dành cho nhau ưu đãi MFN về thuế, tuy nhiên hàng Việt Nam vào thị trường Nhật Bản vẫn hay gặp phải khó khăn bởi hệ thống kiểm tra phi thuế chặt chẽ, đặc biệt là các quy định khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh, kiểm định. Giờ đây, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, mở ra một thời kỳ mới, tạo cơ hội và động lực cho sự phát triển quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện giữa hai nước, trong đó hợp tác thương mại chắc chắn vẫn là lĩnh vực sẽ được tiếp tục phát triển mạnh mẽ, sôi động.

- Ngày 7/4/2003, bắt đầu thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản - Ngày 14/11/2003, ký kết Hiệp định bảo hộ thúc đẩy và tự do hóa đầu tư Việt

– Nhật, tạo cơ sở thuận lợi và thúc đẩy các nhà đầu tư Nhật Bản tăng cường đầu tư vào Việt Nam.

- Ngày 25/12/2008, ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA). VJEPA là một thoả thuận song phương mang tính toàn diện bao gồm các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, di chuyển lao động, hợp tác về tiêu chuẩn kỹ thuật…

Bảng 6: Kim ngạch ngoại thương Việt Nam – Nhật Bản

Đơn vị: Tỷ USD

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Việt Nam xuất khẩu sang

Nhật Bản 4,4 5,2 6,0 8,54 6,3 7,7 10,78 13,1

Việt Nam nhập khẩu từ

Nhật Bản 4,1 4,7 6,2 8,24 7,3 9,0 10,4 11,6

Tổng kim ngạch XNK 8,5 9,9 12,2 16,78 13,6 16,7 21,18 24,7

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và APEC (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w