Hợp tác thương mại Việt Nam và Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và APEC (Trang 31 - 34)

2. Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam các nước APEC.

2.1.2.Hợp tác thương mại Việt Nam và Trung Quốc.

* Khái quát

Trung Quốc là nước đông dân nhất và có thể coi là thị trường tiềm năng lớn nhất thế giới.

Trong giai đoạn lịch sử hiện tại, quan hệ hợp tác giữa hai nước cũng đã có thời kỳ bị ngắt quãng, nhưng trong thời gian gần đây đã có sự chuyển biến tích cực, đặc biệt là quan hệ kinh tế - thương mại phát triển mạnh mẽ.

* Hợp tác thương mại

Từ khi ký kết các hiệp định hợp tác và ra thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc về bình thường hóa quan hệ vào ngày 07/11/1991, quan hệ Việt - Trung phát triển nhanh chóng, sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực và đem lại hiệu quả thiết thực.

Hợp tác kinh tế có nội dung trọng tâm, trong số hơn 40 các hiệp định và thoả thuận cấp nhà nước đã ký kết, có tới hơn một nửa liên quan trực tiếp tới hợp tác kinh tế- thương mại. Uỷ ban hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung thành lập năm 1994 đã đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước. “Sau 20 năm, kim ngạch buôn bán tăng từ 266 triệu USD năm 1992 lên 3,26 tỷ năm 2002”.

Mấy năm gần đây, một số hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đang có nhiều cơ hội, triển vòng thâm nhập nhiều hơn vào thị trường Trung Quốc là dầu thô, cà phê, hải sản, rau quả, giày dép, chè và cao su. Trong khi đó, các hàng hoá nhập từ Trung Quốc như nguyên liệu phục vụ cho nông nghiệp, công nghiệp dệt may, da giày, chế tạo hay dược phẩm tăng mạnh. Để có cách khái quát hơn về vấn đề này, chúng ta có thể đưa ra bảng sau:

Ngày 04/11/2002 Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN đã chính thức được ký. Theo Hiệp định này, khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ được thiết lập vào năm 2010, gồm hợp tác kinh tế, đầu tư, xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Nội dung đặc biệt quan trọng đối với xuất nhập khẩu là các biện pháp hạn chế thương mại và hàng rào thuế quan sẽ dần dần được loại bỏ. Trong Hiệp định khung, hai bên thống nhất áp dụng “Chương trình thu hoạch sớm” theo chương trình này, Trung Quốc sẽ hoàn thành cắt giảm thuế năm 2006 và từ 2002 Việt Nam sẽ phải cắt giảm 88 dòng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc thuộc ba nhóm (trên 30%, 15- 30% và dưới 15%) xuống còn 0% vào năm 2008. Như vậy, hàng hoá Việt Nam sẽ có điều kiện cạnh tranh tốt hơn trên thị trường Trung Quốc.

Một bước tiến nữa quan trọng trong quá trình hợp tác kinh tế giữa hai nước đó chính là chính sách xây dựng “hai hành lang, một vành đai”. Trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Thủ tướng nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa là Ôn Gia Bảo, hai nước Việt - Trung đã ra thông cáo chung, trong đó hai bên đồng ý tích cực thảo luận tính khả thi của hành lang kinh tế “Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh”, “Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh” và vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ. Văn bản chính thức cho sự hợp tác này đã được hai nước ký kết trong chuyến thăm

Việt Nam của Tổng Bí thư Đảng cộng sản Trung quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa là Hồ Cẩm Đào tháng 11/2006. Với chính sách này, cùng với diễn đàn doanh nghiệp Việt - Trung ra đời cuối tháng 9/2006, thương mại hai nước sẽ ngày càng phát triển, đặc biệt là giao lưu thương mại giữa các tỉnh biên giới Việt Nam với tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc.

Từ năm 2004, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Năm 2007 kim ngạch hai chiều đã đạt hơn 15 tỉ USD, năm 2008 đạt trên 19 tỷ USD, hoàn thành trước thời hạn 3 năm mục tiêu mà lãnh đạo 2 nước đề ra là đến năm 2010 kim ngạch thương mại song phương sẽ đạt 15 tỉ USD. Từ đó đến nay kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước liên tục tăng không ngừng. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho kinh tế hai bên trong thời kỳ khủng hoảng chung của thế giới những năm gần đây.

Năm 2012 kim ngạch thương mại song phương tăng đáng kể (15%) so với cùng kỳ năm trước, trong đó cả kim ngạch xuất và nhập khẩu đều tăng lần lượt 11% và 17% (chi tiết xem bảng dưới đây)

Bảng 4: Kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Trung Quốc qua các năm

Đơn vị: triệu USD

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

VN xuất 2.490 3.356 4.343 4.747 7.309 11.126 12.388

VN nhập 12.502 12.502 15.122 16.301 20.019 24.593 28.785

Kimngạch

XNK 9.950 15.858 19.464 21.048 27.328 35.719 41.173

( Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam)

Hiện nay Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc hơn 100 mặt hàng, gồm 4 nhóm hàng chính sau:

- Hàng nhiên nguyên liệu: dầu thô, than, quặng kim loại, các loại hạt có dầu, dược liệu (cây làm thuốc)…

- Hàng nông sản: lương thực (gạo, sắn khô), rau củ quả (đặc biệt là các loại hoa quả nhiệt đới như: chuối, xoài, chôm chôm, thanh long…), chè, hạt điều

- Hàng thuỷ sản: thuỷ sản tươi sống, thuỷ sản đông lạnh, một số loại mang tính đặc sản như: rắn, rùa, baba… tự nhiên hoặc được nuôi thả. - Hàng tiêu dùng: hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, đồ gỗ cao cấp, bột

giặt, bánh kẹo…

Việt nam nhập khẩu từ Trung Quốc bao gồm: các sản phẩm của công nghiệp chế tạo, công nghiệp chế biến (xăng dầu, máy móc thiết bị, phụ tùng, phân bón, sắt thép..). Việt Nam nhập siêu với khối lượng lớn và cơ cấu hàng hoá trao đổi như vậy là chưa hợp lý và Việt Nam ở thế bất lợi.

Bảng 5: Top 5 Mặt hàng XNK Việt Nam – Trung Quốc năm 2012

Đơn vị USD

Mặt hàng Nhập khẩu 26.128.312.247 Mặt hàng Xuất khẩu 11.237.878.661

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 5.190.668.460 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 1.892.150.446 Điện thoại các loại và linh

kiện 3.425.514.965 Cao su 1.326.472.087 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Máy vi tính, sản phẩm

điện tử và linh kiện 3.335.728.256

Sắn và các sản phẩm từ

sắn 1.179.895.655

Vải các loại 3.040.772.008 Dầu thô 1.031.550.980 Sắt thép các loại 1.756.563.975 Gạo 898.430.092

Nguồn: Tổng Cục Hải quan

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và APEC (Trang 31 - 34)