2. Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam các nước APEC.
2.2. Hợp tác kinh tế đầu tư giữa Việt Nam và các nước APEC 1 Hợp tác đầu tư giữa Việt Nam – Hoa Kỳ.
Biểu đồ 2:
Nguồn: Báo cáo Đầu tư Thế giới 2010, UNCTAD
Vào tháng 6 năm 2007, trong chuyến thăm chính thức tới Mỹ của Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Việt Nam và Mỹ đã ký Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA). Hiệp định này là sự mở rộng của BTA, được đánh giá là ghi một cột mốc hợp tác song phương mới, tạo thuận lợi hơn cho cá nhà đầu tư Mỹ tại Việt Nam và cho việc tăng trưởng thương mại Việt – Mỹ. Còn trong chuyến thăm Mỹ tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam và Tổng thôngs Mỹ đã nhất trí rằng “quan hệ kinh tế là quan trọng đối với quan hệ song phương Việt-Mỹ”: “Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ khời động đàm phán Hiệp điịnh Đầu tư song phương” (BIT), thể hiện sự cam kết của hai bên về đối xử công bằng, không phân biệt và minh bạch đối với đầu tư nước ngoài”. Tổng thống Mỹ cũng khẳng định Mỹ đang tích cực xem xét đề nghị của Việt Nam được tham gia Chương trình Ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP) và về việc công nhận Quy chế thị trường tại Việt Nam.
Mỹ hiện là nhà đầu tư thứ 6 trong tổng số hơn 80 nước và vùng lãnh thổ đang đầu tư vào Việt Nam (năm 2008), với 396 dự án, trị giá 6,7 tỷ USD (Nguồn: www.hids.hochiminhcity.gov.vn)
Theo số liệu của Cục Đầu tư và Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2009, Hao Kỳ là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với số vốn đầu tư đăng ký là 9,8 tỷ USD. Số vốn của công ty Hoa kỳ chiếm 45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. . Doanh nghiệp Mỹ dẫn đầu về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhờ các dự án xây khu du lịch và khách sạn lớn. Thứ nhất là Saigon Atlantis Hotel của tập đoàn Winvest LLC. Dự án này xin tăng vốn từ 300 triệu USD lên 4,1 tỷ USD. Thứ hai là một dự án có vốn đăng ký 1,16 tỷ USD.
Tính đến 20/12/2010 Hoa Kỳ đứng thứ 7/92 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với 556 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 13,075 tỷ USD.
Tính đến ngày 15/12/2011, Hoa Kỳ có 601 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là 11,654 tỷ USD và tổng vốn điều lệ là 2,879
tỷ USD, đứng thứ 6 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có FDI tại Việt Nam. Trong năm 2011, Hoa Kỳ có thêm 37 dự án mới đầu tư vào Việt Nam với vốn đăng ký cấp mới là 102,47 triệu USD; 15 dự án tăng vốn với vốn đăng ký tăng thêm là 151,52 triệu USD – tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 253,99 triệu USD năm 2011 – nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, MPI.
Đánh giá đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong thời gian qua (nguồn: Amcham Việt Nam): Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam hiện nay đang ở vào giai đoạn thứ ba bắt đầu từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và đang xúc tiến đàm phán Hiệp định Thương mại Xuyên Thái bình dương, gọi tắt là TPP. Đó là giai đoạn mà các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Việt Nam chú trọng đến thị trường toàn cầu nhiều hơn.
Làn sóng thứ nhất là giai đoạn từ năm 1995 đến 2000, khi các công ty sản xuất hàng tiêu dùng như Procter & Gamble, Coca-Cola, Pepsi-Cola v.v. thành lập cơ sở ban đầu tại Việt Nam cho các kế hoạch phát triển kế tiếp với mục tiêu sản xuất và tiêu thụ hàng hóa tại thị trường Việt Nam
Làn sóng đầu tư thứ hai diễn ra tiếp theo sau Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ. Hiệp định này giảm thuế đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ từ mức trung bình là 45% xuống còn trung bình khoảng 3%. Ở làn sóng đầu tư thứ hai này, chúng ta thấy các nhà máy đối tác - không phải là các công ty của Hoa Kỳ, Nam Triều Tiên, hay Nhật Bản, mà là các công ty đối tác chiến lược lâu dài của các hệ thống bán lẻ của Hoa Kỳ – đầu tư vào Việt Nam. Các nhà máy này sản xuất hàng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, như hàng dệt may, da giày hay đồ trang trí nội thất. Các nhà máy này chiếm khoảng hai phần ba xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ, tương đương với khoảng 8 tỉ đôla một năm.
Khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Hoa Kỳ tiến vào làn sóng đầu tư thứ ba. Các công ty chú trọng đến các nhà máy sản xuất hiện đại. Họ là những công ty của Hoa Kỳ xây dựng nhà máy tại Việt Nam. Sản phẩm của họ làm ra cũng có tiêu thụ tại Việt Nam, nhưng chủ yếu xuất khẩu vào thị trường toàn cầu. Công ty đầu tiên là Intel. Công ty công bố đầu tư vào năm 2006, và hồi cuối tháng trước, họ đã khánh thành nhà máy trị giá một tỉ đôla, và họ sẽ xuất
khẩu vào thị trường toàn cầu. Những công ty tương tự như vậy cũng đã tìm hiểu Việt Nam. Amcham đã tiếp khoảng 25 công ty có tên trên danh sách Fortune 500. Các lãnh đạo ở cấp tổng giám đốc đã đến gặp các chuyên gia chọn lựa địa điểm để phát triển nhà máy và việc thành lập nhà máy tại Việt Nam để thay thế cho các nhà máy bên Trung Quốc hoặc Ấn Độ, hoặc để cạnh tranh với các nước trong vùng, chẳng hạn như Thái Lan, Malaysia hay Indonesia.
Cùng với các làn sóng đầu tư của các công ty khổng lồ này, đầu tư của người Mỹ gốc Việt tại Việt Nam cũng đã có những dấu hiệu khởi sắc, tuy quy mô chưa thật lớn. Trong danh sách hội viên của Amcham có công ty tên Quality Systems Incorporated (QSI), một người Mỹ gốc Việt ở bang California thành lập một nhà máy xử lý các chất bán dẫn. Một công ty nữa tên là ICP (International Consumer Products) chuyên kinh doanh các loại mỹ phẩm, dầu thơm...đó là những công ty thành công và đã tạo được thương hiệu tại Việt Nam. (nguồn: Ban Quan hệ Quốc tế - VCCI).
Nhưng trong năm 2011 và năm 2012, các nhà đầu tư Hoa Kỳ lại đầu tư FDI vào Việt Nam rất hạn chế, thậm chí còn giảm hơn so với năm trước:
Bảng 7: Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam
Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) Lũy kế đến 25-01- 2011 559 13,081,000,926 3,206,286,570 Lũy kế đến 15-12- 2011 601 11,654,200,323 2,879,160,520 8T.2012 (dự án, vốn đ/ký mới) 24 92,691,997
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012.
Bảng trên cho thấy, trong năm 2011, số dự án đăng ký thêm của các NĐT Hoa Kỳ khoảng 42. Đáng chú ý, tổng vốn đầu tư đăng ký lũy kế tại thời điểm cuối năm 2011 đã giảm đi gần 2 tỷ USD so với cuối T1-2011. Dù các nhà đầu tư vào doanh nghiệp vẫn có những đánh giả khả quan về triển vọng kinh doanh Việt Nam nhưng hành động cụ thể của họ rất đáng suy nghĩ.
Các nhà đầu tư Trung Quốc bắt đầu vào Việt Nam từ tháng 8/1999 với 2 dự án có tổng vốn 15,35 triệu USD đầu tư xây dựng chợ Sắt (Hải Phòng) và kinh doanh nhà hàng ăn Trung Quốc (Hà Nội). Tính đến hết năm 2008 đã có hơn 600 dự án Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư lên tới 2 tỷ USD (riêng năm 2008 có 58 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 275,25 triệu USD, tổng vốn thực hiện đạt 102,81 USD)
Tính đến hết năm 2011, có 53 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trung Quốc đứng thứ 5 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 747 triệu USD, chiếm 5,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam..
Một dự án quan trọng và thành công nhất của Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam là của Công ty liên doanh khai thác kinh doanh khu chế xuất Sài Gòn - Linh Trung (Thành phố Hồ Chí Minh) tổng vốn đầu tư 26,5 triệu USD.
Nguồn: Báo cáo Đầu tư Thế giới 2010, UNCTAD - Chuyển hướng trong lĩnh vực đầu tư
Đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam trong 10 năm qua đã có sự chuyển hướng từ lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và hàng tiêu dùng là chủ yếu sang công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong 17 ngành Trung Quốc có đầu tư ở Việt Nam hiện nay, công nghiệp chế biến, chế tạo đứng đầu, tập trung 501/657 dự án, chiếm 76%, tiếp sau đó đến xây dựng chiếm 5,3%, nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 3,8%. Nhìn chung các dự án đều có qui mô nhỏ, trung bình chỉ khoảng 2 triệu USD/dự án.
Ngoài ra, đầu tư của Trung Quốc còn phân bố rải rác ở một số lĩnh vực khác như kinh doanh bất động sản, dịch vụ lưu trú và ăn uống, khai khoáng, thông tin và truyền thông, điện, khí nước, điều hòa… Cho đến nay, đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam mới tập trung ở những ngành nghề thông thường, chưa có dự án nào đầu tư ở lĩnh vực công nghệ cao với vốn đầu tư lớn. Tuy nhiên, sự thay đổi trong lĩnh vực đầu tư như trên đã kéo theo thay đổi trong quy mô đầu tư, hình thức đầu tư.
Trước đây đại đa số các dự án đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam là thực hiện liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng trong 10 năm trở lại đây đã có sự thay đổi rõ rệt. Đến năm 2009, có 441/657 dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài, chiếm 67%, đứng đầu trong 4 hình thức đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam, tiếp sau đó đến liên doanh với 169/657 dự án, chiếm 25%, cuối cùng là hợp đồng hợp tác kinh doanh và công ty cổ phần. Sự thay đổi này cho thấy, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam đã trải qua giai đoạn thăm dò, thử nghiệm, dựa vào đối tác địa phương am hiểu thị trường ở thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Họ đã tự tin, hiểu biết, đủ khả năng độc lập kinh doanh cũng như đặt niềm tin ở thị trường Việt Nam.
- Mở rộng về địa bàn đầu tư
Hiện nay, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc có mặt trên 52 tỉnh, thành của Việt Nam nhưng trong đó chủ yếu tập trung tại các thành phố đông dân cư, có sức thu hút lao động mạnh, có cơ sở hạ tầng tốt, thuận lợi cho xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng như đi lại giữa Trung Quốc và Việt Nam. Đứng đầu trong các địa phương thu hút đầu tư của Trung Quốc tính đến cuối năm 2009 là Hà Nội (112 dự án), thành phố Hồ Chí Minh (60 dự án), Bình Dương (52 dự án), Hải Phòng (43 dự án), Quảng Ninh (37 dự án). Các dự án đầu tư ở những địa phương này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực chế biến, chế tạo, bất động sản, xây dựng.
Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc cũng đã hướng đến một số tỉnh biên giới tiếp giáp với Trung Quốc của Việt Nam, trong đó có một số tỉnh có cơ sở hạ tầng kém, trình độ phát triển thấp, khó thu hút vốn đầu tư nước ngoài như Lào Cai (26 dự án), Lạng Sơn (20 dự án), Cao Bằng (7 dự án), Lai Châu (2 dự án). Điều này phản ánh kết quả của việc tăng cường hợp tác giữa các địa phương hai nước, đặc biệt là sự đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam của một số tỉnh Trung Quốc như Quảng Đông, Vân Nam, Quảng Tây, một xu hướng mới trong phát triển quan hệ Việt - Trung thời gian qua. Tuy nhiên, các dự án đầu tư của Trung Quốc ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam chủ yếu tập trung vào khai thác khoáng sản, nguyên vật liệu thế mạnh của địa phương như dự án chế biến tinh quặng sắt titan ở Thái Nguyên, dự án xây dựng nhà máy khai thác và chế biến antimon, khai thác và tuyển quặng sắt ở Hà Giang; dự án xây dựng nhà máy chế biến cao su
thiên nhiên thành cao su tổng hợp, dự án sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng, dự án phát triển vùng nguyên liệu lá thuốc lá, kinh doanh, chế biến nguyên liệu lá thuốc lá ở Lào Cai; dự án khai thác than cứng, non, dự án trồng rừng, chăm sóc chế biến và khai thác lâm sản ở Hòa Bình; dự án xây dựng nhà máy chế biến nhựa thông ở Lạng Sơn; dự án khai thác khoáng sản và sản xuất than cốc, dự án gây trồng, thu mua, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ cây dứa, cao su, bạch đàn ở Cao Bằng.
Các nhà đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam chủ yếu tập trung ở một số tỉnh miền Nam, gần hoặc tiếp giáp với Việt Nam như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam. Gần đây, xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như châu Âu, Mỹ của Trung Quốc bị thu hẹp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, các tỉnh gần Việt Nam của Trung Quốc, đặc biệt là Quảng Đông đang đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư và chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam. Liên tiếp trong 2 năm 2008, 2009, Quảng Đông và Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế thương mại Quảng Đông – Việt Nam, thu hút đông đảo các doanh nghiệp có uy tín của hai nước tham gia. Diễn đàn hợp tác kinh tế thương mại Quảng Đông – Việt Nam năm 2008 nhân chuyến thăm Việt Nam của Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Uông Dương ngày 6-9-2008, có 250 doanh nghiệp thuộc gần 20 ngành nghề của Quảng Đông tham dự, diễn đàn tổ chức ngày 20-10-2009 nhân chuyến thăm Việt Nam của Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đông Hoàng Hoa Hoa với 200 doanh nghiệp Trung Quốc tham dự. Đây là cơ hội cho các nhà đầu tư Trung Quốc tìm hiểu thị trường, tìm kiếm đối tác, tìm kiếm lĩnh vực đầu tư ở Việt Nam. Tính đến tháng 8-2009, các doanh nghiệp Quảng Đông đã có 44 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 560 triệu USD. Hàng loạt doanh nghiệp lớn của Quảng Đông như Media, TCL, Green, Hoa Vĩ, ZTE đã xây dựng cơ sở sản xuất và hệ thống bán hàng tại Việt Nam. Hiện hai bên đang triển khai dự án xây dựng khu hợp tác kinh tế mậu dịch Thâm Quyến - Hải Phòng với tổng vốn đầu tư khoảng 4 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng là 175 triệu USD, đầu tư của doanh nghiệp tham gia là 4-5 tỷ USD. Dự án này đã trở thành một trong những dự án có số vốn đầu tư lớn nhất của Trung Quốc ở Việt Nam hiện nay.
Vân Nam, Quảng Tây cũng đang tận dụng lợi thế về địa lý của mình, tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư ở Việt Nam. Ngày 4-4-2008, Diễn đàn hợp tác đầu tư thương mại Vân Nam – Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội. Vân Nam đang đầu tư ở Việt Nam 47 dự án, với tổng vốn đầu tư là 52 triệu USD.