Hợp tác Việt Nam và APEC trên các lĩnh vực khác.

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và APEC (Trang 45 - 52)

2. Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam các nước APEC.

2.3Hợp tác Việt Nam và APEC trên các lĩnh vực khác.

Việt nam là một thành viên của APEC đã có nhiều nỗ lực tích cực tham gia vào các hoạt động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thành viên của diễn đàn, thể hiện thiện chí của Việt Nam trong tiến trình hợp tác, hội nhập APEC và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Xây dựng, thực hiện, bổ sung hàng năm kế hoạch hành động quốc gia( IAP).

Với tinh thần chủ động hội nhập, sự tham gia của Việt Nam vào APEC là sự tham gia có chọn lọc, trên cơ sở cân đối các nghĩa vụ quốc tế, lợi ích quốc gia và khả năng, trình độ phát triển của nền kinh tế.

IAP được coi như là công cụ chính và chủ yếu để các nền kinh tế thành viên APEC thực hiện các mục tiêu tự do hóa thương mại và đầu tư theo tuyên bố Bogor. IAP bao gồm cam kết tự nguyện các thành viên trong 15 lĩnh vực nêu tại OAA là: thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, dịch vụ, đầu tư, tiêu chuản hợp chuẩn, thủ tục hải quan, quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, mua sắm chính phủ, rà soát cơ chế chính sách, giải quyết tranh chấp, thực hiện các nghĩa vụ của WTO, đi lại của doanh nhân, thu thập và phân tích thông tin và thương mại điện tử. Trong mỗi lĩnh vực, các thành viên đều phải nêu rõ tình hình hiện tại, các luật lệ, chính sách cơ bản để điều tiết các hoạt động trong lĩnh vực đó, những tiến triển trong 1 năm qua và kế hoạch thay đổi trong thời gian tới.

Trong APEC Việt Nam cam kết thực hiện toàn diện 15 lĩnh vực hợp tác, trong đó đặc biệt nhán mạnh đến những lĩnh vực chủ yếu, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đến sự tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế như thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, dịch vụ, đầu tư, tiêu chuản và hợp chuẩn, thủ tục hải quan, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh.

- Trong lĩnh vực thuế quan

Những cam kết về cắt giảm thuế quan trong APEC không mang tính rang buộc chặt chẽ về thời gian thực hiện hay mức độ thực hiện như trong các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực. Tuy vậy, Việt Nam đã đưa ả cam kết riêng của mình về tiếp tục cắt giảm thuế quan, minh bạch hóa chính sách thuế quan, phù hợp với các cam kết cảu Việt Nam trong ASEAN và WTO. Ngoài ra, Việt Nam còn cam kết cắt giảm thuế quan theo khuôn khổ Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ. Với mục tiêu dài hạn là giảm tối thiểu tối đa thuế quan, giúp đạt được viễn cảnh tụ do hóa thương mại và đầu tư một khối. Việt Nam đang tích cực làm điều này.

- Tronh lĩnh vực phi thuế quan

Việt Nam đưa ra danh mục các hàng rào và biện pháp phi thuế quan đang được áp dụng trong thực tiễn và đưa ra thời gian thực hiện cắt giảm, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan cản trở thương mại. Mặc dù vậy, trong thực tiễn pháp luật Việt Nam, theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, Việt Nam vẫn duy trì biện pháp cấm nhập khẩu đối với một số sản phẩm như: vũ khí, quân trang quân dụng, vật liệu nổ (trừ chất nổ công nghiệp), thiết bị kỹ thuật quân sự … nhưng vẫn phù hợp với thông lệ quốc tế và cam kết trong khuôn khổ WTO.

- Trong lĩnh vực dịch vụ

Trong IAP, Việt Nam đưa ra các cam kết khá cụ thể trong từng lĩnh vực thương mại dịch vụ, dần dần mở cửa thị trường dịch vụ, dành cho các thành viên APEC đối xử tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT) nhằm tạo thuận lợi nhất, công nghệ và minh bạch cho các nhà cung cấp dịch vụ, đồng thời xây dựng

môi trường pháp lý bình đẳng cho các nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam nói riêng hướng ra thị trường toàn khối.

Thực tiễn cho thấy, trong pháp luật Việt Nam, tại Pháp lệnh về đối xử Tối huệ quốc và đối xử Quốc gia trong thương mại quốc tế (2002) đã quy định việc dành đối xử MFN và NT cho dịch vụ nước ngoài. Đây là một minih chứng thể hiện rằng Pháp luật Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc điều chỉnh thương mại dịch vụ, phù hợp với các cam kết quốc tế.

- Trong lĩnh vực hải quan.

Việt Nam cam kết hài hòa các thủ tục hải quan phù hợp với quy định và thông lệ quốc tế, tham gia nhiều công ước quốc tế liên quan đến thủ tục hải quan như: Hiệp định về trị giá tính thuế hải quan( ngày 29/12/2003), Hải quan Việt Nam bắt đầu thực hiện việc xác định trị giá hải quan theo Hiệp định GATT của Tổ chức thương mại thế giới, “Những yêu càu thực hiện nghĩa vụ pháp lý trong các đầu tư quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia về đơn giản hóa thủ tục hải quan, đòi hỏi phải đổi mới và hoàn thiện pháp luật hải quan”

Đứng trước đòi hỏi này, Quyết định số 50/2005/QĐ-BTC ngày 19/7/2005 của Bộ Tài chính về việc ban hành quy định quy trình thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và đặc biệt Luật hải quan(2005) ra đời, đã có sự thống nhất tương đối về thủ tục hải quan, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại phát triển.

- Về mua sắm chính phủ

Việt Nam đưa ra những cam kết chung về minh bạch hóa mua sắm của Chính Phủ, về quy trình và thủ tục tham gia đấu thầu các hợp đồng xây dựng, mua sắm và chi tiêu ngân sách, công khai hóa thông tin về mời thầu, xét thầu quốc tế. Pháp luật Việt Nam quy định rõ rang trong Luật đấu thầu (2005), Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 về quản lý các dự án đàu tư xây dựng các công trình và Thông tư số 08/2005/TT-BXD của Bộ xây dựng ngày 6/5/2005 quy định chi tiết thi hành Nghị định số 16 này đã làm cho công tác triển khai thực hiện được thống nhất, hiệu quả.

Việt Nam cam kết tham gia vào các thỏa thuận quốc tế về tiêu chuẩn và hợp chuẩn, hài hòa tiêu chuẩn quốc gia với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, tham gia vào các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn chất lượng, nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và sản phẩm điện tử. Hơn nữa, tăng cường hoạt động chứng nhận hệ thống đánh giá và quản lí chất lượng theo ISO9000 và ISO14000 cho doanh nghiệp và công ty trên toàn quốc. Điều này sẽ giúp cho hàng hóa của Việt Nam thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các thị trường” khó tính” của các nền kinh tế APEC như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, New Zealand…

- Về sở hữu trí tuệ

Việt Nam cam kết thực hiện các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ WIPO và WTO nhằm tạo điều kiện thuạn lợi cho tự do hóa thương mại và đầu tư được theerr hiện như việc luật hóa bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Luật dân sự và đặc biệt Việt Nam đã ban hành Luật sở hữu trí tuệ (2005) có hiệu lực ngày 1/7/2006 cùng một số văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể đã thúc đẩy hoạt động sáng tạo, hoạt động thương mại liên quan đến các đối tượng của sở hữu trí tuệ, về cơ bản đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tham gia các chương trình hành động tập thể và hoạt động tập thể khác (CAP).

CAP là công cụ thực hiện mục tiêu thuận lợi hóa thương mại và đầu tư trong nội khối APEC, là một trong ba trụ cột trong chương trình hành động Osaka. CAP khái quát hóa 15 lĩnh vực hợp tác được đề cập tại IAP nhằm hỗ trợ việc thực hiện các IAP ngày một hiêuh quả và bền vững. Do các lĩnh vực hợp tác thuộc CAP rất rộng, bao gồm thương mại, đầu tư vầ nhiều lĩnh vực khác nữa, nên việc tham gia sâu vào tất cả các lĩnh vực hợp tác này của APEC là chưa đủ điều kiện. Vì vây, Việt Nam đã tích cực tham gia vào hai lĩnh vực hợp tác chính là tiêu chuẩn và chứng nhận hợp chuẩn (SCSC) và thủ tục hải quan (SCCP), Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chuyên ngành và đầu mối tổng hợp kinh tế là Bộ Thương Mại, Tổng cục hải quan, Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia vào các chương trình này.

Việt Nam cam kết và đã tham gia nhiều công ước quốc tế liên quan đến thủ tục hải quan như tham gia Công ước Kyoto sửa đổi(2001) và đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan đối với haotj động xuất khẩu. Ngày 29/12/2003, Hỉa quan Việt Nam bắt đầu thực hiện xác định giá trị hải quan theo Hiệp định GATT của tổ chức thương mại thế giới, đồng thời xây dựng hệ thống quy trình thủ tục và các quy định liên quan đến xuất khẩu, ban hành các nghị định, quyết định về xử lý hành chính các vi phạm liên quan đến hải quan. Đặc biệt, Việt Nam đã thông qua Luật hải quan sửa đổi, bổ sung ngày 19/5/2005 và có hiệu lực ngày 1//1/2006 và Nghị định chi tiết ban hành Luật hải quan.

Việt Nam cũng đã đạt được một số thành cong nhất định trong việc tiến hành xây dựng và triể khai chiến lược phát triển công nghệ thông tin trong toàn ngành hải quan giai đoạn 2001- 2005 cùng với việc xây dựng hệ thống tự động hoá hải quan. Đay là một haotj động hưởng ứng chương trình thương mại phi giấy tờ của APEC, với mục tiêu thực hiện cho giai đoạn 2005-2010.

- Về tiêu chuẩn và chứng nhận hợp chuẩn

Việt Nam xác định rõ việc hợp tác và hài hòa hệ thống tiêu chuẩn quốc gia với hệ thống tiêu chuản quốc tế có tác động rất lớn đến hoạt động thương mại và đầu tư. Việt Nam đã dàn đưa danh mục các tiêu chuẩn ưu tiên hài hòa trong APEC vào kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam, trong số đó có một số tiêu chuẩn đã trở thành tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia vào thỏa thuận công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn trong APEC (APEC – MRA) đối với các sản phẩm, điện tử, đồ chơi, thực phẩm và nhiều thỏa thuận khác. Với việc tham gia này đã giúp Việt Nam nâng cao được khả năng tham gia vào các chương trình hợp tác mang tính khu vực trên các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và áp dụng thực tiễn kết quả nghiên cứu.

Việt Nam cũng tăng cường hoạt động cứng nhận hệ thống đánh giá và quản lý chất lượng theo ISO9000 và ISO14000 cho doanh nghiệp và công ty trên toàn quốc, nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doing cũng như đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam trước sự cạnh tranh từ bên ngoài, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam đối với nề kinh tế thành viên. Điều này được thể hiện trong kim ngạch xuất nhập khẩu hàng

hóa và dịch vụ Việt Nam trong thời gian vừa qua, cũng như khả năng đáp ứng về nhân lực và trình độ quản lý đối với tiếp nhận đầu tư FDI: ‘ Kết quả xuất khẩu của tháng 11/2006 đã đưa tổng kim ngạch xuất khẩu của 11 tháng lên 36,276 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2005, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đóng góp 21,0224 tỷ USD. Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng rất ấn tượng đó là: “tính chung 11 tháng năm 2006, tổng số vốn cấp phép mới và tăng thêm đạt 8,274 tỷ USD”. Điều này khẳng định rằng, Việt Nam đã bước đầu tạo được uy tín và hình ảnh tốt đẹp với các thành viên APEC về một Việt Nam, năng động, cởi mở và hội nhập.

Ngoài các chương trình hợp tác về kinh tế, APEC còn có nhiều hoạt động mang tính chất xã hội như các chương trình liên quan tơi phụ nữ, thanh niên, người khuyết tật. Theo cam kết của các nhà lãnh đạo APEC thì vấn đề giới, cụ thể là vấn đề phụ nữ là một chủ đề xuyên suốt trong mọi chương trình haotj động mang tính chất xã hội của APEC. Việt Nam đã tham dự tích cực vào vấn đề này thông qua các hoạt động cụ thể như xây dựng và thực hiện kế hoạch cchunng về hội nhập của phụ nữ, phổ biến và tuyên truyền về vấn đề giới trong các cấp, các ngành.

Việt Nam cung tích cực tổ chức đoàn tham gia các diễn đàn thanh niên, doanh nghiệp trẻ, nghười khuyết tật và các hoạt động hội nghị, hội thao, trao đổi thông tin, đối ngoại chính sách, hợp tác nghiên cứu trong APEC nhằm tăng cường phổ biên sthoong tin và kết quả hợp tác APEC cho các đối tượng có liên quan trực tiếp như các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý ở các cấp trung ương và địa phương cũng như các đối tượng xã hội khác nhau, ủng hộ đối với tiến trình hợp tác APEC. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

APEC đã thiết lập một ngân quỹ (tiền huy động đóng góp của các nền kinh tế thành viên và các nhà tài trợ chính như Hoa Kì và Nhật Bản) dành riêng tài trợ các loại hình dự án xây dựng năng lực, hợp tác kinh tế, kỹ thuật hoạt động phục vụ hoạt động các diễn đàn và các nhóm công tác trong APEC, đã được các thành viên hết sức ủng hộ, đặc biệt các nền kinh tế đang phát triển trong đó có Việt Nam. Số tiền huy động đóng góp của mỗi thành viên là 50.000 USD/năm để duy trì hoạt động của ngân quỹ này. Đây cũng là nghĩa vụ tương

đối quan trọng, nhưng đã mang lại nhiều lợi ích cho các thành viên đang phát triển như Việt Nam trên khía cạnh đào tạo chuyên gia, đào tạo cán bộ nghiên cứu và hoạt định chính sách và nhiều dự án tài trợ nghiên cứu chính sách phát triển thương mại.

Hơn nữa, thông qua cơ chế hợp tác song phương trong APEC, Việt Nam đã hợp tác với Australia, Hoa Kì, Nhật Bản xây dựng một loạt các dự án hỗ trợ nâng cao năng lực, trong đó có những dự án quan trọng như xây dựng pháp lệnh thương mại điện tử, hỗ trợ xây dựng luật cạnh tranh. Các hoạt đọng hội nghị, hội thảo, thông tin trao đổi, đối thoại chính sách.

Tham gia vào các hoạt động hợp tác trong APEC là một phần của tiến trình hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế. Hoạt động này được chính phủ Việt Nam rất coi trọng. Ủy ban Quốc tế về hội nhập kinh tế quốc tế có hội nhập giúp chính phủ đều phối chung các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực này. Bộ ngoại giao tham gia vào các hoạt động liên quan đến Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC, Hội nghị liên Bộ trưởng ngoại giao kinh tế và các hội nghị Bộ trưởng chuyên nghành.

Cơ quan diều phối tham gia trực tiếp là Bộ trưởng thương mại, các Bộ nghành hữu quan phụ trách các lĩnh vực chuyên môn, phối hợp với Bộ trưởng thương mại và Bộ ngoại giao tham gia vào các hoạt động liên quan tới Hội nghị các quan chức cấp cao và một số cuộc hợpchuyên nghành trong APEC. Như vậy, việc xây dựng IAP không chỉ để thực hiên cam kết với APEC mà còn là nhiệm vụ chính trị quan trọng, Việt Nam tham gia đóng góp tích cực xây dựng mẫu IAP mới (e-IAP) làm cho IAP của các thành viên rõ rành, minh bạch hơn với mục tiêu mang lại lợi ích tối đa cho các doanh nghiệp. Hiện nay, Việt Nam tích cực đẩy mạnh tham gia các hoạt động của APEC theo hướng có chọn lọc, trong thời gian tới đối với CAP: ngoài lĩnh vực tiêu chuẩn và chứng

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và APEC (Trang 45 - 52)