Hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và các nước APEC 1 Hợp tác thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và APEC (Trang 25 - 31)

2. Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam các nước APEC.

2.1.Hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và các nước APEC 1 Hợp tác thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ.

2.1.1. Hợp tác thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ.

* Khái quát

Ngày 03/02/1994 Chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận đối với

Việt Nam và hai bên mở cửa cơ quan đại diện của nhau. Ngày 11/7/1995 Tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố chính thức bình thường hoá quan hệ với Việt Nam.

Đây là bước ngoặt quan trọng trong việc điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Việt Nam, và là bước ngoặt phát triển trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới và có vai trò quan trọng cũng như ảnh hưởng lớn tới toàn bộ nền kinh tế thế giới. Việt Nam coi quan hệ với Hoa Kỳ là nhân tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình, đặc biệt là trên lĩnh vực hợp tác kinh tế - thương mại.

* Hợp tác kinh tế - thương mại

Từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, buôn bán giữa hai nước đã có những bước phát triển nhảy vọt. Hiện nay, Hoa Kỳ đang là thị trường xuất khẩu số một của Việt Nam, đó là thực tế không thể đảo ngược, nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Sự kiện quan trọng là Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết năm 2000, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá nước ta tiếp cận thị trường rộng lớn này. Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu là hàng dệt may, thuỷ hải sản, dầu khí, giày dép, đồ gỗ gia dụng và nhập khẩu từ Hoa Kỳ các thiết bị y tế, máy bay, máy công cụ v.v...

Các công ty Việt Nam đã ký kết được ba hợp đồng thương mại lớn với các công ty và tập đoàn lớn của Hoa Kỳ: Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) ký hợp đồng mua 4 máy bay Boeing 787; Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) cùng hai tập đoàn năng lượng và thiết bị năng lượng lớn của Hoa Kỳ (Fluor Corporation và Unocal International Corporation) ký hợp đồng bổ sung triển khai nghiên cứu khả thi dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt ở miền Nam Việt Nam; Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam và Tập đoàn Motorola ký hợp đồng về cung cấp trang thiết bị cải tạo mạng di động tại 8 tỉnh miền Nam. Ngoài ra, để lĩnh vực thương mại dịch vụ phát triển hơn nữa giữa hai nước, Chính phủ Việt Nam đã trao giấy phép thành lập và hoạt động cho hai hãng bảo hiểm lớn của Hoa Kỳ (New York Life International và ACE INA International Holdings). Đây được coi là những kết quả lớn đạt được sau chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải sang Hoa Kỳ (tháng 6 năm 2005).

Cuối năm 2005, cả Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu thông qua việc bãi bỏ Tu chính án Byrd hay còn gọi là Luật chống bán phá giá và đền bù trợ cấp (song vẫn tiếp tục có hiệu lực đối với các lô hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ trước ngày 01/10/2007) là tín hiệu tốt đối với các doanh nghiệp Việt Nam, vì nó làm giảm bớt động cơ khởi kiện chống bán phá giá của các doanh nghiệp Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, đạo luật này chỉ là một phần của hệ thống pháp luật về chống bán phá giá của Hoa Kỳ, nên các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ hơn các quy định về thương mại, đầu tư, thị trường Hoa Kỳ, các cam kết của Hiệp định Việt Nam - Hoa Kỳ, góp phần phát triển kênh phân phối, xuất khẩu hàng hoá, tránh được các vụ kiện chống bán phá giá khi thâm nhập thị trường này.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm những thách thức mới khi các cam kết về lộ trình mở cửa của thị trường Việt Nam trong Hiệp định có hiệu lực ngày 10/12/2005:

- Xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử quốc gia về giá và phí đối với tất cả cả các hàng hoá và dịch vụ, bao gồm cả giá điện và vận tải hàng không.

- Xoá bỏ hạn chế về số lượng trong nhập khẩu phù hợp với các quy định trong hiệp định.

- Xây dựng và áp dụng thủ tục đăng ký cấp phép thành lập liên doanh có vốn đầu tư Hoa Kỳ không quá 49% để kinh doanh các dịch vụ viễn thông cơ bản. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, 5 tháng đầu năm 2006: hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 3 tỷ USD (bằng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2005) chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong cùng thời điểm đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 2,104 tỷ USD, sang Trung Quốc 1,19 tỷ USD, sang Australia là 1,12 tỷ USD. Trong quan hệ thương mại, thành công lớn nhất sau khi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ có hiệu lực không chỉ là sự tăng trưởng ngoạn mục về kim ngạch buôn bán, nhất là tăng trưởng về xuất khẩu của Việt Nam, mà cái được lớn hơn là thúc đẩy sản xuất các ngành nghề sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép... như vậy Việt Nam tăng xuất khẩu sang Hoa Kỳ không phải chuyển hay giảm xuất khẩu từ thị trường khác, để tập trung sang Hoa Kỳ, mà do mở mang sản xuất trong nước, tạo thêm cơ hội việc làm cho người lao động. Hiện nay Hoa Kỳ đã trao cho Việt Nam quy chế PNTR và cùng với việc triển khai rộng Hiệp định thương mại song phương, chắc chắn quan hệ thương mại hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Hai nước đã ký kết một số Hiệp định, Thoả thuận về kinh tế như Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả (ngày 27/6/1997), Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Mỹ (ký ngày 13/7/2000, có hiệu lực ngày 10/12/2001), Hiệp định Hợp tác về khoa học và công nghệ (có hiệu lực từ ngày 26/3/2001), Hiệp định Dệt-may (có hiệu lực từ 1/5/2003), Hiệp định Hàng không (có hiệu lực từ 14/1/2004); Hiệp định khung hợp tác về kinh tế và kỹ thuật (có hiệu lực từ 28/7/2005), Bản Ghi nhớ hợp tác về Nông nghiệp (ký tháng 6/2005)...

Đáng chú ý, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết vào ngày 13/7/2000 và chính thức có hiệu lực ngày 10/12/2001. Ngày 31/5/2006 hai nước đã chính thức ký thoả thuận kết thúc đàm phán song phương giữa Việt Nam và Mỹ về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngày 9/12/2006, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật áp dụng quy chế Quan hệ

thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam và ngày 29/12/2006 Tổng thống G. Bush đã ký ban hành luật này. Ngày 21/6/2007, nhân chuyến thăm chính thức Mỹ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, hai bên đã ký Hiệp định khung về thương mại và đầu tư (TIFA).

Sau khi Hiệp định BTA có hiệu lực, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất, tiềm năng nhất những cũng nhiều thách thức nhất đối với mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2010, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 18,004 tỷ USD, tăng gần 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu năm 2010 cho thấy, Việt Nam đứng thứ 27 trong số các nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

Năm 2011, kim ngạch XNK đạt hơn 21,456 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu hơn 12 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ nhìn chung vẫn chỉ tập trung chủ yếu ở các nhóm hàng truyền thống: dệt may, đồ gỗ nội thất, giày dép, máy móc thiết bị & phụ tùng, thủy sản…

Năm 2012, kim ngạch XNK hai nước đã đạt hơn 24,494 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu hơn 19,667 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2011. Nhận định về năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam có thể thấy một số nhóm hàng và mặt hàng có khả năng cạnh tranh trên thị trường gồm hàng may mặc, đồ gỗ nội thất, túi ví da và ô dù, thủy sản, giày dép. Nhóm hàng công nghiệp có giá trị gia tăng cao như máy móc thiết bị điện và phụ tùng được xem là nhóm hàng xuất khẩu có tiềm năng và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong thời gian tới. Một số nhóm hàng và mặt hàng sức cạnh tranh còn yếu so với hàng hóa của các quốc gia khác như dệt kim, đồ may cao cấp; đồ nội thất (bàn ghế) còn chưa đáp ứng được mẫu mã, thị hiếu và chất lượng…

Trong khi đó, những mặt hàng xuất khẩu mới chưa xuất hiện nhiều hoặc chiếm tỷ trọng rất thấp trong kim ngạch nhập khẩu như vật tư y tế, màn hình và máy chiếu (tuy tăng trưởng nhanh những chỉ chiếm tỷ trọng 0,001%); mạch điện (0,003%); phụ tùng và linh kiện ôtô, xe máy (0,16%).

Có thể thấy, kinh tế Hoa Kỳ phục hồi có thể xem là một cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, tăng kim ngạch và mở rộng danh mục các mặt hàng xuất khẩu. Tuy nhiên tốc độ phục hồi của nền kinh tế Mỹ còn chậm cùng với tỷ lệ thất

nghiệp vẫn ở mức cao, sự cạnh tranh giữa những nhà sản xuất nội địa của Mỹ và các nhà xuất khẩu ngày càng gay gắt. Một số nhóm các nhà sản xuất nội địa do lo ngại về sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam (như Hiệp hội sản xuất cá da trơn, nhựa…) đã tiến hàng vận động hành lang để tạo thế lực chính trị nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, tạo khó khăn cho một số nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Mỹ tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp và rào cản thương mại nhằm bảo vệ sản xuất trong nước (đạo luật Farm Bill, Lacey, gây nhiều khó khăn trong vụ tôm, cá tra, basa của Việt Nam…) Năm 2010, chính phủ Mỹ bắt đầu thực thi Sáng kiến xuất khẩu quốc gia với mục tiêu tăng gấp đôi lượng xuất khẩu của Mỹ trong vòng năm năm nhằm hạn chế thâm hụt thương mại với các đối tác thương mại, đặc biệt với các nước châu Á. Với tổng thể nhiều biện pháp hỗ trợ tín dụng cho xuất khẩu, xúc tiến thương mai, đào tạo, tăng cường hiện diện của các phái đoàn thương mại… sẽ tạo ra sự cạnh tranh rất lớn cho hàng hóa xuất khẩu từ các nước, trong đó có Việt Nam.

Bảng 1:

Bảng 2:

Nguồn: Tổng cục thuế quan.

Đơn vị: USD

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và APEC (Trang 25 - 31)