Đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đông á - chi nhánh hà nội (Trang 56 - 58)

CHI NHÁNH HÀ NỘ

3.3.3. Đối với các doanh nghiệp

Như đã nói ở trên, hoạt động TTQT chứa đựng rất nhiều rủi ro như rủi

ro tín dụng, rủi ro đạo đức, rủi ro quốc gia, rủi ro pháp lý, rủi ro tác nghiệp… các rủi ro này xảy ra phần lớn bắt nguồn từ khách hàng. Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm hoạt động ngoại thương, hiểu biết tập quán, luật lệ quốc tế còn hạn chế… vì vậy khi tham gia vào hoạt động TTQT dễ gặp phải những rủi ro đáng tiếc xảy ra. Do đó, để giảm bớt rủi ro trong hoạt động TTQT, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần:

• Lựa chọn đối tác một cách thận trọng : trước khi kí hợp đồng với các đối tác, doanh nghiệp nên tìm hiểu thật kĩ về đối tác của mình. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin về đối tác qua các mối quan hệ của mình hay qua nhiều nguồn khác nhau như ngân hàng, báo chí, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.

• Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần nâng cao kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương, nghiệp vụ TTQT và trình độ ngoại ngữ của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp, các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trực tiếp làm công tác xuất nhập khẩu

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn từ 2009-2011, nền kịnh tế thế giới đã liên tục trải qua nhiều biến động bất thường, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam. Năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã gây suy thoái kinh tế tại một số quốc gia và gây ra những tác động tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam như hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, hàng hóa ứ đọng, sức tiêu thụ giảm sút, hoạt động xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn… Bước sang năm 2009, 2010, 2011 nền kinh tế lại gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn hậu suy thoái, thị trường thương mại quốc tế giảm sút. Nền kinh tế Việt Nam dù đã sớm thoát khỏi khủng hoảng nhưng vẫn chịu nhiều thách thức từ tác động của nền kinh tế toàn cầu. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động XNK của doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, hoạt động TTQT của DAB chi nhánh Hà Nội cũng vì thế mà bị ảnh hưởng. Thêm vào đó là sự cạnh tranh của các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài vượt trội cả về vốn, công nghệ lẫn trình độ quản lý đã khiến cho hoạt động TTQT của chi nhánh càng thêm khó khăn. Trước tình hình đó, ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên TTQT đã có nhiều cố gắng, nỗ lực khắc phục khó khăn, tiếp tục phát triển. Tuy nhiên cho đến nay hoạt động TTQT tại chi nhánh vẫn còn đang tồn tại nhiều hạn chế và các vấn đề bất cập. Do đó để có thể phát triển bền vững và nâng cao uy tín của mình thì DAB chi nhánh Hà Nội cần đưa ra các giải pháp để đa dạng hóa sản phẩm đồng thời hoàn thiện và phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế đang là yêu cầu bức thiết đặt ra đối với DAB chi nhánh Hà Nội. Nhưng với sự cố gắng nỗ lực của chi nhánh thì vẫn chưa đủ, bên cạnh đó cón cần sự hỗ trợ, giúp đỡ rất nhiều từ chính phủ, NHNN. Có như vậy, hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại nói chung và tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Hà Nội nói riêng mới có thể phát triển và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng đông á - chi nhánh hà nội (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w