Đánh giá việc lựa chọn, sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học cho một chủ

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Toán THCS - HoaTieu.vn (Trang 100 - 145)

5. Tài liệu đọc

3.4.Đánh giá việc lựa chọn, sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học cho một chủ

99

Có thể đánh giá hoạt động dạy học phát triển phẩm chất, năng lực HS dựa trên tiêu chí đánh giá bài học7 được đề cập trong công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH (về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng). Các tiêu chí này được dùng để đánh giá bài học khi triển khai sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, từ khâu xây dựng KHBD và tài liệu dạy học, thực hiện – dự giờ, đến khâu cuối là đánh giá bài học sau dự giờ và cải tiến bài học.

Nội dung Tiêu chí

1. Kế hoạch và tài liệu

dạy học

Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và PPDH

được sử dụng.

Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt

được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Mức độ phù hợp củathiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các

hoạt động học của HS.

Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS.

2. Tổ chức hoạt động học cho HS

Mức độ sinh động, hấp dẫn HS của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập.

Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của HS. Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích HS hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mức độ hiệu quả hoạt động của GV trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của HS.

3. Hoạt động của HS

Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả HS trong lớp.

Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của HS trong việc thực hiện

các nhiệm vụ học tập.

Mức độ tham gia tích cực của HS trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ

học tập của HS.

Trong đó, để đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH được trình bày trong một KHBD cụ thể, cần tập trung vào 4 tiêu chí trong nội dung 1.

(1) Tiêu chí 1: Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.

Chuỗi hoạt động học của HS bao gồm nhiều hoạt động học cụ thể được xây dựng một cách tuần tự nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã được xác định trong KHBD, bao gồm cả

7 Với tài liệu này, thuật ngữ “đánh giá bài học” theo CV 5555/BGDĐT-GDTrH có thể được coi là đánh giá việc

100

mục tiêu về năng lực đặc thù cũng như phẩm chất chủ yếu và năng lực chung. Thông thường, hoạt động học được thiết kế dựa trên nền tảng về PPDH và cần đảm bảo các đặc trưng của phương pháp đó. Điều quan trọng là các phương pháp phải có sự đáp ứng tốt đối với mục tiêu dạy học và nội dung dạy học chủ đề (bài học).

Để đánh giá sự lựa chọn các PP, KTDH trong chuỗi hoạt động học, có thể đặt ra một số câu hỏi để xem xét sự phù hợp của PP, KTDH trong chuỗi hoạt động học như sau:

 Mục tiêu dạy học chủ đề (bài học) có được mô tả rõ ràng không?

 Các hoạt động học có mục tiêu cụ thể không? Các mục tiêu của hoạt động học có phải là thành phần của các mục tiêu dạy học chủ đề (bài học) không?

 Các hoạt động học đáp ứng nội dung dạy học không?

 Các PP, KTDH có được lựa chọn phù hợp với nội dung dạy học và mục tiêu của từng hoạt động học và mục tiêu dạy học chủ đề (bài học) không?

Tiêu chí 2: Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Tiêu chí này nhấn mạnh về việc vận dụng các KTDH, là những phương thức để tổ chức hiệu quả mỗi hoạt động học, trong đó HS thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể. Cần lưu ý mỗi hoạt động học cần có mục tiêu dạy học cụ thể, rõ ràng. Thông qua các KTDH GV áp dụng, HS chủ động, tích cực tham gia hoạt động để hoàn thành sản phẩm học tập, là minh chứng về kết quả của năng lực và phẩm chất HS. Các sản phẩm học tập này có thể là câu hỏi, bài kiểm tra, nhật kí học tập, phiếu học tập, câu hỏi trao đổi, bảng kết quả thảo luận nhóm, … Sản phẩm học tập được lựa chọn trên cơ sở đáp ứng đúng mục tiêu dạy học kết hợp chặt chẽ với nội dung, PP, KTDH.

Có thể đặt ra một số câu hỏi để xác định sự phù hợp của PP, KTDH cho mỗi hoạt động học như sau:

 Mục tiêu hoạt động học có được mô tả rõ ràng không?

 Yêu cầu về sản phẩm học tập có được mô tả rõ ràng và phù hợp với mục tiêu của hoạt động học không?

 Phương thức hoàn thành sản sản phẩm trong nhiệm vụ học tập có được mô tả rõ ràng, phù hợp và hiệu quả đối với sản phẩm học tập không?

 Phương thức hoàn thành sản sản phẩm trong nhiệm vụ học tập có được mô tả rõ ràng, phù hợp và hiệu quả và phù hợp với các đối tượng HS không?

Tiêu chí 3: Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS.

101

Tiêu chí này nhấn mạnh việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học và học liệu trong hoạt động học. Cần áp dụng các KTDH tích cực để HS sử dụng phương tiện, học liệu một cách hiệu quả để hoàn thành sản phẩm học tập.

Có thể đặt ra một số câu hỏi sau để xem xét sự phù hợp của thiết bị dạy học phù hợp với PP, KTDH đã lựa chọn như sau:

 Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập không?  Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với cách thức HS hoạt động không?

 Việc sử dụng thiết bị dạy học và học liệu có được mô tả cụ thể, rõ ràng và phù hợp với kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng không?

Tiêu chí 4: Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS.

Tiêu chí này nhấn mạnh về phương án kiểm tra đánh giá trong mỗi hoạt động học của tiến trình dạy học. Các công cụ đánh giá cần phù hợp với PP, KTDH đã lựa chọn, không chỉ là các công cụ đánh giá sản phẩm học tập ở cuối hoạt động học, mà còn các tiêu chí đánh giá sự tham gia hoạt động của HS, bao gồm cả đánh giá về mức độ đạt được về phẩm chất và năng lực đã đặt ra trong mục tiêu.

Có thể đặt ra một số câu hỏi để xác định sự phù hợp của phương án kiểm tra đánh giá như sau:

 Phương thức đánh giá sản phẩm học tập có được mô tả không?

 Phương án kiểm tra đánh giá hoạt động học tập và sản phẩm học tập có được mô tả rõ, bao gồm các tiêu chí cần đạt không?

 Phương án kiểm tra đánh giá sản phẩm học tập trung gian có được mô tả rõ không?  Phương án kiểm tra đánh giá có phù hợp với sản phẩm học tập thông qua các hoạt động học có vận dụng PP, KTDH đã lựa chọn không?

Ngoài việc đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH thể hiện trong KHBD, GV cũng cần lưu ý đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH thể hiện trong quá trình tổ chức dạy học trên lớp. GV có thể vận dụng 8 tiêu chí còn lại trong bảng tiêu chí được giới thiệu trong công văn 5555/BGDĐT-GDTrH, trong đó nhấn mạnh sự tích cực, chủ động sáng tạo và hiệu quả của HS, việc sử dụng phù hợp các PP, KTDH chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hỗ trợ, đánh giá HS phù hợp. Có thể sử dụng một số câu hỏi cần đặt ra khi đánh giá về tính hiệu quả của việc sử dụng PP, KTDH trong hoạt động học như sau:

Hoạt động học của HS Hoạt động của GV

 Có phải tất cả HS đều tiếp nhận đầy đủ và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập?  HS có tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học

 Phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập có hấp dẫn không?

 GV có theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của HS?

102 tập?

 HS có tích cực trình bày, trao đổi, thảo luận

 Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS có chính xác và phù hợp?

 GV có phương án hỗ trợ và khuyến khích HS trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ không?

 GV có tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của HS hiệu quả không?

Như vậy, có thể đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH cho một chủ đề (bài học) cụ thể thông qua 12 tiêu chí của công văn 5555/BGDĐT-GDTrH. Việc đảm bảo đánh giá đầy đủ theo các tiêu chí sẽ giúp GV nhận thức phù hợp trong việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH, từ đó có những sự lựa chọn chính xác, sử dụng hiệu quả hơn các PP, KTDH nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS.

CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Trình bày và phân tích cơ sở để lựa chọn và sử dụng PP, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực HS.

2. Mô tả và phân tích quy trình lựa chọn, sử dụng PP, KTDH một chủ đề trong môn Toán. Vận dụng nó cho việc xây dựng KHBD cho một chủ đề, bài học cụ thể.

3. Dựa vào công văn 5555/BGDĐT –GDTrH để đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH đã thực hiện ở câu 2.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HOẠ

Lớp: 6

Chủ đề/bài học: Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ

Thời lượng: 3 tiết

I. MỤC TIÊU Phẩm chất, năng lực YCCĐ STT 1. Năng lực toán học Năng lực tư duy và lập luận toán học

Thực hiện được việc lập luận hợp lí khi lựa chọn biểu giữa các

dạng biểu đồ. (1)

103 hình hóa

toán học

xuất hiện trong một số bài toán thực tiễn không quá phức tạp. Giải quyết được những vấn đề toán học trong các bảng dữ liệu và

biểu đồ. (3)

Thể hiện được lời giải toán học vào ngữ cảnh thực tiễn liên quan

đến các biểu đồ. (4)

Năng lực giao tiếp toán học

Phân tích, lựa chọn, trích xuất được các thông tin về số liệu cần thiết từ văn bản, bảng dữ liệu, các biểu đồ trong các phiếu học tập.

(5) Trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận để viết đoạn

văn và lựa chọn biểu đồ thích hợp trong sự tương tác với bạn cùng nhóm và trước lớp.

(6) Sử dụng được tên các biểu đồ thống kê kết hợp với ngôn ngữ

thông thường để biểu đạt các đoạn văn cần viết và lựa chọn biểu đồ thích hợp. (7) Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán

Sử dụng được thước để vẽ các biểu đồ và minh họa cho lập luận.

(8) 2. Năng lực chung Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Sáng tác câu chuyện hợp lí dựa trên các thông tin từ biểu đồ. (9) Đề xuất giải pháp phù hợp dựa trên các thông tin đã có. (10) Phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt

động. (11)

3. Phẩm chất chủ yếu

Trung thực Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm

mình và nhóm bạn (12)

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên

- Mô hình nông trại với các con vật. - Giấy note màu vàng, hồng, cam, xanh. - Phiếu học tập cho các hoạt động 2, 3, 4. - File trình chiếu.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đồ dùng học tập: bút, thước kẻ, bút màu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học

(3 tiết)

Mục tiêu

Nội dung dạy học trọng tâm

Phương pháp, kĩ thuật dạy học

104 Hoạt động 1. Trải nghiệm (15ph) (5)  Giới thiệu ba dạng biểu diễn số liệu, gồm: biểu đồ tranh, biểu đồ cột và bảng thống kê.

 Dạy học trải nghiệm

GV đánh giá quá trình thông qua các câu trả lời, bài làm trên bảng, quá trình tham gia hoạt động trải nghiệm của HS.

Hoạt động 2. Nông trại vui vẻ (15ph) (1) (2) (6) (9) (12)  Đọc và mô tả các dữ liệu ở dạng bảng thống kê và biểu đồ tranh.  Biểu diễn được dữ liệu vào biểu đồ tranh.

 Mô hình hóa toán học  Tranh luận khoa học GV đánh giá HS thông quá trình hoạt động, kết quả và phần thuyết trình của HS. Đánh giá đồng đẳng: các nhóm HS đánh giá bài làm của nhau trên Phiếu học tập số 1 Hoạt động 3. Thức uống yêu thích (15ph) (1) (3) (5) (6) (12)  Đọc và mô tả các dữ liệu ở dạng bảng thống kê và biểu đồ tranh.  Biểu diễn được dữ liệu vào bảng thống kê và biểu đồ tranh

So sánh được bảng thống kê và biểu đồ tranh

 Dạy học hợp tác

 Kĩ thuật mảnh ghép.

GV đánh giá quá trình thông qua các câu trả lời, quá trình tham gia hoạt động, thảo luận của HS, các nhóm HS tự đánh giá kết quả thảo luận trên Phiếu học tập số 2 Hoạt động 4. Sô-cô-la hay Phô mai (25ph) (1) (4) (5) (6) (8)  Đọc và mô tả các dữ liệu ở biểu đồ cột/ cột kép.  Biểu diễn được dữ liệu vào bảng thống kê và biểu đồ cột/ cột kép  Hiểu được tình huống nào nên sử dụng biểu đồ tranh/ biểu đồ cột/ biểu đồ cột kép.  Tranh luận khoa học  Kĩ thuật khăn trải bàn Đánh giá: GV đánh giá quá trình thông qua các câu trả lời, quá trình tham gia hoạt động, thảo luận và tranh luận của HS. Hoạt động 5. Tháng sinh nhật (20ph) (5) (7) (8)  Đọc và mô tả các dữ liệu ở dạng bảng thống kê/ biểu đồ cột/ cột kép  Biểu diễn được dữ liệu vào bảng thống kê và biểu đồ cột/ cột kép.  Dạy học hợp tác  Kĩ thuật động não GV chấm kết quả trên phiếu học tập của các nhóm, đánh giá quá trình thông qua các câu trả lời, quá trình làm việc nhóm và tham gia hoạt động động não của HS, HS tự suy ngẫm về buổi học thông qua hoạt động tổng kết cuối bài

Hoạt động 6.

Gây quỹ thiện nguyện (15ph) (5) (7)  Đọc và mô tả thành thạo các dữ liệu ở dạng bảng thống kê/biểu đồ cột/ cột kép

Biểu diễn được dữ liệu vào biểu đồ tranh

 Dạy học hợp tác

 Vấn đáp, thuyết trình

GV đánh giá quá trình thông qua các câu trả lời, quá trình làm việc nhóm của HS. Hoạt động 7. Sách – Người bạn tôi (15ph) (1) (4) (6) (8)

Lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu vào biểu đồ tranh và biểu đồ hình cột/ biểu đồ cột kép.  Mô hình hóa toán học  Kĩ thuật phòng tranh. GV đánh giá quá trình thông qua quá trình làm việc nhóm và thuyết trình của HS, đánh giá

105 (10)

(11) (12)

tổng kết thông qua poster trên giấy A0 của các nhóm.

B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1. Trải nghiệm (15ph)

Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Dạy học trải nghiệm.

Phương tiện, học liệu: Mô hình nông trại với các con vật; giấy note màu vàng, hồng, cam, xanh, file trình chiếu.

1. Mục tiêu: (5).

2. Tổ chức hoạt động

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Toán THCS - HoaTieu.vn (Trang 100 - 145)