Xác định mục tiêu dạy học

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Toán THCS - HoaTieu.vn (Trang 96)

5. Tài liệu đọc

3.3.1.Xác định mục tiêu dạy học

Đầu tiên, từ văn bản CT GDPT môn Toán 2018, GV xác định yêu cầu cần đạt liên quan đến một mạch kiến thức/chủ đề/nội dung cụ thể.

Chẳng hạn, liên quan đến Mạch kiến thức Thống kê và Xác suất – Toán 6, CT môn Toán 2018 trình bày các yêu cầu cần đạt như sau:

Như vậy, liên quan đến chủ đề “Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ”,

có hai yêu cầu cần đạt:

Đọc và mô tả thành thạo các dữ liệu ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép (column chart).

Lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu vào bảng, biểu đồ thích hợp ở dạng: bảng thống kê; biểu đồ tranh; biểu đồ dạng cột/cột kép (column chart).

Xác định mục tiêu dạy học Lựa chọn và xây dựng nội dung dạy học Xác định PP, KTDH và phương tiện dạy học Thiết kế tiến trình dạy học/ hoạt động

95

Căn cứ vào thời lượng quy định trong CT môn Toán 2018 (trang 120-121), thời lượng cho môn Toán lớp 6 là 140 tiết, trong đó, tỉ lệ mạch Thống kê và Xác suất chiếm 14%. Như vậy, mạch Thống kê và Xác suất chiếm thời lượng khoảng 20 tiết. Phân chia một cách tương đối thì thống kê chiếm 10 tiết. Căn cứ vào CT môn Toán lớp 6 (trang 53), mạch thống kê gồm hai vấn đề: Thu thập và tổ chức dữ liệu; Phân tích và xử lí số liệu. Ta có thể chia cho mỗi vấn đề 5 tiết. Bài học này tập trung vào chủ đề thứ hai của vấn đề thứ nhất: Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ. Dựa vào yêu cầu cần đạt, chúng tôi quyết định soạn bài học cho chủ đề này trong 3 tiết.

Sau đó, từ các YCCĐ, ta có thể xác định một số thành tố của năng lực toán học có liên quan đến chủ đề. Chẳng hạn, với chủ đề trên, ta có thể nối kết:

YCCĐ thứ nhất với năng lực giao tiếp toán học (Đọc và mô tả…)

YCCĐ thứ hai với năng lực giải quyết vấn đề toán học (Lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu…)

Khi xác định các phẩm chất, năng lực trong phần mục tiêu của chủ đề dạy học, GV cũng cần căn cứ trên kế hoạch giáo dục của nhà trường và bộ môn. Ngoài ra, GV nên lưu ý đến các yêu cầu cần đạt ở các cấp lớp trước đó. Chẳng hạn, CT Toán 2018 cấp tiểu học đã đặt yêu cầu cho HS đọc, mô tả dữ liệu trên biểu đồ tranh, bảng số liệu và biểu đồ cột, nhưng không yêu cầu HS vẽ các biểu đồ này. Như vậy, GV cần tập trung vào YCCĐ thứ hai và có các hoạt động hướng dẫn HS vẽ, lựa chọn các biểu đồ trong KHBD.

3.3.2. Lựa chọn và xây dựng nội dung dạy học

Dựa vào các YCCĐ liên quan đến chủ đề, GV xác định được các nội dung trọng tâm cần giảng dạy. Ví dụ, từ hai YCCĐ liên quan đến chủ đề Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ, ta xác định được nội dung dạy học cần có các bài toán, tình huống yêu cầu HS:

(1) Mô tả dữ liệu từ các bảng, biểu đồ. (2) Vẽ các biểu đồ.

(3) Lựa chọn biểu đồ thích hợp với tình huống.

Để đáp ứng nội dung (3), một trong các tình huống được lựa chọn như sau:

Một chủ tiệm bánh ngọt đang muốn vẽ biểu đồ thể hiện số bánh sô-cô-la bán được từ thứ hai đến thứ sáu trong tuần trước từ dữ liệu sau: thứ hai: 50 cái; thứ ba : 45 cái; thứ tư: 30 cái; thứ năm: 75 cái; thứ sáu: 62 cái.

Hãy lựa chọn một biểu đồ (giữa biểu đồ tranh và biểu đồ hình cột) mà em cho là thích hợp hơn để biểu diễn số liệu về số bánh sô-cô-la bán được. Giải thích tại sao biểu đồ em chọn là thích hợp hơn?

Bác chủ tiệm bánh ghi nhận số bánh phô mai bán được như sau: thứ hai bán được 40 cái; thứ ba: 40 cái; thứ tư: 25 cái; thứ năm: 70 cái; thứ sáu: 70 cái. Bác muốn so sánh số bánh sô-cô-la bán được với số bánh phô mai theo từng ngày từ thứ hai đến thứ sáu. Cách biểu diễn số liệu nào là phù hợp? Vì sao?

96

Trong quá trình lựa chọn nội dung dạy học, GV có thể tham khảo các nguồn tài nguyên: sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, các tài nguyên trên mạng internet…, kết hợp với kiến thức, kinh nghiệm của bản thân. Tình huống “Sô-cô-la hay phô mai” ở trên được tham khảo từ sách giáo khoa Singapore.

3.3.3. Xác định phương pháp, kĩ thuật dạy học và phương tiện dạy học

Căn cứ trên các cơ sở trình bày trong mục 3.2, GV lựa chọn PP, KTDH và phương tiện dạy học phù hợp với mục tiêu về phẩm chất, năng lực và nội dung dạy học đã xác định trước đó. Bảng sau trình bày mối quan hệ giữa các yếu tố trên:

Mục tiêu Nội dung PP, KTDH Phương tiện dạy học

- Xuất phát từ YCCĐ của CT.

- Nối kết với các phẩm chất, năng lực.

- Căn cứ trên kế hoạch giáo dục của nhà trường, tổ bộ môn.

- Dựa trên YCCĐ của CT.

- Tham khảo các tài nguyên dạy học kết hợp kiến thức, kinh nghiệm của GV.

Căn cứ: - Mục tiêu

- Nội dung dạy học - Đặc điểm của PP, KTDH - GV, HS, điều kiện tổ chức hoạt động dạy học. Căn cứ: - Hình thức, PP, KTDH. - Điều kiện của nhà trường.

- GV, HS.

Sau đây là một phần bảng ma trận Mục tiêu – Nội dung – PP, KTDH– Phương tiện dạy học đối với chủ đề Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ:

Mục tiêu Nội dung PP, KTDH Phương

tiện DH

- Đọc và mô tả được các dữ liệu từ biểu đồ cột/cột kép ((5)).

- Biểu diễn được dữ liệu bằng bảng thống kê và biểu đồ cột/ cột kép ((6))

- Lựa chọn được biểu đồ phù hợp (biểu đồ tranh/ biểu đồ cột/ biểu đồ cột kép) để mô tả dữ liệu ((11))

- Tình huống

“Sô-cô-la hay phô mai?”

- Dạy học qua tranh luận khoa học - Kĩ thuật khăn trải bàn

- Các phiếu học tập - File trình chiếu

3.3.4. Thiết kế tiến trình dạy học/ hoạt động

Một KHBD có thể bao gồm một chuỗi các hoạt động học, trong đó mỗi hoạt động đáp ứng một hoặc một số mục tiêu đã xác định, và ngược lại, một mục tiêu có thể được đáp ứng thông qua một hoặc một số hoạt động học. Nhìn chung, một KHBD cần đảm bảo có 4 loại hoạt động cơ bản sau:

(1) Khởi động (2) Khám phá (3) Luyện tập

(4) Vận dụng/ mở rộng

Dựa vào đặc điểm của PP, KTDH đã lựa chọn, GV cụ thể hoá tiến trình hoạt động. Mỗi hoạt động dạy học có thể trình bày theo cấu trúc sau:

97

Hoạt động [STT]. [Tên hoạt động] Mục tiêu

Liệt kê các mục tiêu của hoạt động dạy học. Trong đó các mục tiêu này đáp ứng một vài mục tiêu đã đặt ra trong chủ đề.

Tiến trình tổ chức hoạt động

Liệt kê rõ các hướng dẫn, câu lệnh GV đặt ra cho HS. Nêu rõ nguồn học liệu hoặc phương tiện dạy học sẽ sử dụng. Thường bao gồm các bước:

Chuyển giao nhiệm vụ

Thực hiện nhiệm vụ

Báo cáo nhiệm vụ

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Lưu ý: Theo hướng dẫn về kiểm tra, đánh giá trong CT GDPT tổng thể và CT môn Toán 2018, bên cạnh những phương pháp truyền thống thông qua các bài kiểm tra trắc nghiệm, tự luận, GV nên vận dụng các xu hướng mới như đánh giá thực, đánh giá năng lực thực hiện, đánh giá thay thế, sử dụng tập sản phẩm, thực hành, vấn đáp…

Ví dụ minh hoạ một hoạt động học trong chủ đề “Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ”:

Hoạt động 4. Sô-cô-la hay phô mai? Mục tiêu: (5), (6), (11)

Thời gian dự kiến: 25ph Tiến trình tổ chức hoạt động

 Nhiệm vụ 1:

GV giới thiệu tình huống bánh sô-cô-la:

Một chủ tiệm bánh ngọt đang muốn vẽ biểu đồ thể hiện số bánh sô-cô-la bán được từ thứ hai đến thứ sáu trong tuần trước từ dữ liệu sau: thứ hai: 50 cái; thứ ba : 45 cái; thứ tư: 30 cái; thứ năm: 75 cái; thứ sáu: 62 cái.

GV đặt vấn đề và giao nhiệm vụ:

Bác chủ tiệm muốn dùng một biểu đồ để biểu diễn trực quan số bánh bán được trong mỗi ngày, nhưng bác đang phân vân không biết nên dùng biểu đồ tranh hay biểu đồ cột để biểu diễn số liệu.

Hãy thảo luận nhóm 4 HS và hoàn thành Phiếu học tập số 3.

HS thảo luận và làm việc theo nhóm; GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần).

98

Lưu ý:

Chọn nhóm có kết quả là biểu đồ tranh trình bày trước, nhóm có kết quả là biểu đồ cột trình bày sau. Trong trường hợp, không có nhóm nào chọn biểu đồ tranh, GV có thể đưa ra một lời giải giả định (chọn biểu đồ tranh) hoặc nêu câu hỏi: Tại sao nhóm em chọn biểu đồ cột?

(Đáp án: Số lượng bánh lớn và không có ước chung, nếu dùng biểu đồ tranh sẽ phải dùng rất nhiều hình ảnh hoặc kí hiệu, không thuận tiện).

 Nhiệm vụ 2:

GV giới thiệu tình huống bánh phô mai:

Bác chủ tiệm bánh ghi nhận số bánh phô mai bán được như sau: thứ hai bán được 40 cái; thứ ba: 40 cái; thứ tư: 25 cái; thứ năm: 70 cái; thứ sáu: 70 cái.

Bốn HS trong mỗi nhóm làm việc độc lập, mỗi HS nhận một Phiếu học tập khác nhau (xem TÀI LIỆU):

+ Phiếu 4.1: Vẽ biểu đồ cột biểu diễn số bánh phô mai đã bán.

+ Phiếu 4.2: Điền số bánh sô-cô-la và phô mai vào bảng tương ứng (2 bảng).

+ Phiếu 4.3: Điền số bánh sô-cô-la và phô mai vào bảng ghép gồm 2 cột dành cho 2 loại bánh.

+ Phiếu 4.4: Vẽ các cột biểu diễn biểu diễn số bánh phô mai (bên cạnh cột ứng với số bánh sô-cô-la cùng ngày).

GV đặt vấn đề mới:

Bác chủ tiệm muốn so sánh số bánh sô-cô-la và số bánh phô mai bán được theo từng ngày. Theo em, cách biểu diễn số liệu trong Phiếu học tập nào là phù hợp nhất?

Các nhóm HS thảo luận, mỗi HS trình bày về cách biểu diễn số liệu trong phiếu của mình và tranh luận xem cách biểu diễn nào là phù hợp nhất, hoàn thành Phiếu học tập 4.5.

GV tổ chức cho lớp thảo luận chung, các nhóm trình bày lập luận của mình để đi đến kết luận: Biểu đồ cột kép phù hợp để biểu diễn số liệu một cách trực quan khi ta muốn so sánh hai hay nhiều loại số liệu.

Dự kiến sản phẩm học tập của HS và cách đánh giá

Sản phẩm: Các PHT đã hoàn thành của các nhóm.

Đánh giá: GV đánh giá quá trình thông qua các câu trả lời, quá trình tham gia hoạt động, thảo luận và tranh luận của HS.

3.4. Đánh giá việc lựa chọn, sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học cho một chủ đề (bài học) đề (bài học)

99

Có thể đánh giá hoạt động dạy học phát triển phẩm chất, năng lực HS dựa trên tiêu chí đánh giá bài học7 được đề cập trong công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH (về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng). Các tiêu chí này được dùng để đánh giá bài học khi triển khai sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, từ khâu xây dựng KHBD và tài liệu dạy học, thực hiện – dự giờ, đến khâu cuối là đánh giá bài học sau dự giờ và cải tiến bài học.

Nội dung Tiêu chí

1. Kế hoạch và tài liệu

dạy học

Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và PPDH

được sử dụng.

Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt

được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Mức độ phù hợp củathiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các

hoạt động học của HS.

Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS.

2. Tổ chức hoạt động học cho HS

Mức độ sinh động, hấp dẫn HS của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập.

Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của HS. Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích HS hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mức độ hiệu quả hoạt động của GV trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của HS.

3. Hoạt động của HS

Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả HS trong lớp.

Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của HS trong việc thực hiện

các nhiệm vụ học tập.

Mức độ tham gia tích cực của HS trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ

học tập của HS.

Trong đó, để đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH được trình bày trong một KHBD cụ thể, cần tập trung vào 4 tiêu chí trong nội dung 1.

(1) Tiêu chí 1: Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.

Chuỗi hoạt động học của HS bao gồm nhiều hoạt động học cụ thể được xây dựng một cách tuần tự nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã được xác định trong KHBD, bao gồm cả

7 Với tài liệu này, thuật ngữ “đánh giá bài học” theo CV 5555/BGDĐT-GDTrH có thể được coi là đánh giá việc

100

mục tiêu về năng lực đặc thù cũng như phẩm chất chủ yếu và năng lực chung. Thông thường, hoạt động học được thiết kế dựa trên nền tảng về PPDH và cần đảm bảo các đặc trưng của phương pháp đó. Điều quan trọng là các phương pháp phải có sự đáp ứng tốt đối với mục tiêu dạy học và nội dung dạy học chủ đề (bài học).

Để đánh giá sự lựa chọn các PP, KTDH trong chuỗi hoạt động học, có thể đặt ra một số câu hỏi để xem xét sự phù hợp của PP, KTDH trong chuỗi hoạt động học như sau:

 Mục tiêu dạy học chủ đề (bài học) có được mô tả rõ ràng không?

 Các hoạt động học có mục tiêu cụ thể không? Các mục tiêu của hoạt động học có phải là thành phần của các mục tiêu dạy học chủ đề (bài học) không?

 Các hoạt động học đáp ứng nội dung dạy học không?

 Các PP, KTDH có được lựa chọn phù hợp với nội dung dạy học và mục tiêu của từng hoạt động học và mục tiêu dạy học chủ đề (bài học) không?

Tiêu chí 2: Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Tiêu chí này nhấn mạnh về việc vận dụng các KTDH, là những phương thức để tổ chức hiệu quả mỗi hoạt động học, trong đó HS thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể. Cần lưu ý mỗi hoạt động học cần có mục tiêu dạy học cụ thể, rõ ràng. Thông qua các KTDH GV áp dụng, HS chủ động, tích cực tham gia hoạt động để hoàn thành sản phẩm học tập, là minh chứng về kết quả của năng lực và phẩm chất HS. Các sản phẩm học tập này có thể là câu hỏi, bài kiểm tra, nhật kí học tập, phiếu học tập, câu hỏi trao đổi, bảng kết quả thảo luận nhóm, … Sản phẩm học tập được lựa chọn trên cơ sở đáp ứng đúng mục tiêu dạy học kết hợp chặt chẽ với nội dung, PP, KTDH.

Có thể đặt ra một số câu hỏi để xác định sự phù hợp của PP, KTDH cho mỗi hoạt

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Toán THCS - HoaTieu.vn (Trang 96)