0
Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂNTẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNHUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN (Trang 77 -79 )

I. KẾT LUẬN

Nhận thức được tầm quan trọng to lớn của khu vực kinh tế hộ nông dân, Ngân hàng nông nghiệp Thanh Chương nói riêng và Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam nói chung đã có chủ trương, tạo điều kiện mở rộng cho vay kinh tế hộ nông dân, xem đây là một bộ phận quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mình. Ngân hàng Thanh Chương luôn đảm bảo hoạt động tín dụng của mình theo nguyên tắc: “Hợp tác hiệu quả, cùng phát triển”; quan tâm đến chất lượng và hiệu quả tín dụng. Tín dụng hộ nông dân hoạt động trong khu vực kinh tế rộng lớn và phức tạp nhưng Ngân hàng Thanh Chương vẫn luôn thu hút được khách hàng, bảo toàn được vốn tín dụng, thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế hộ nông dân,góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn và đẩy mạnh tiến độ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Tuy nhiên trong quá trình hoạt động Ngân hàng nông nghiệp nói chung vẫn còn nhiều tồn tại. Vì vậy Ngân hàng cấp trên cần có sự quan tâm thoả đáng để ban hành chế độ, thể lệ tín dụng, bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng; đồng thời có sự thông thoáng, linh động hơn đối với tín dụng nông thôn để có thể phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

Đầu tư vốn cho các thành phần kinh tế hộ nông dân là một định hướng đúng đắn, phù hợp với xu thế của thời đại. Tuy nhiên vấn đề này không chỉ riêng ngành Ngân hàng giải quyết mà đòi hỏi các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm cùng giải quyết.

Vay vốn phục vụ nông nghiệp gắn liền với việc không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay là yêu cầu cấp thiết nhất. Nó có tác dụng thúc đẩy, tăng năng suất, nâng cao giá trị sản lượng, cung ứng ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Trong quá trình thực tập tại Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Thanh Chương để hoàn thành đề tài “Phân tích tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông

dântại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thônhuyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”, tôi rút ra một số kết luận sau:

+ Chi nhánh đã chủ động được nguồn vốn để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu, đặc biệt là hộ nông dân cần vốn và đủ điều kiện vay vốn.

+ Mục đích vay vốn của các hộ nông dân chủ yếu tập trung cho trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp và buôn bán. Tuy nhiên mức độ đầu tư của các họ chưa cao. Vốn vay đã thực sự giúp cho hộ nông dân phát triển sản xuất ở 2 xã Thanh Tường và Thanh Ngọc, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết việc làm cho những lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập cho người dân, giảm dần các tệ nạn xã hội ở vùng nông thôn.

+ Một số hộ nông dân có nhu cầu vay vốn nhưng ngại tiếp xúc với Ngân hàng; ít nắm bắt về thông tin vay vốn, lãi suất. Nhưng nhìn chung hộ nông dân đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề truyền thống…

+ Ý thức trả nợ vốn vay của hộ nông tại địa phương nhìn chung là tốt, song đầu tư ở quy mô nhỏ lẻ, nhiều hộ còn có tâm lý sợ thất bại và một số gặp rủi ro nên không đủ vốn thanh toán cho tổ chức tín dụng.

+ Các cấp chính quyền luôn tạo thuận lợi cho hộ nông dân vay vốn Ngân hàng, cùng Ngân hàng hướng dẫn các hộ vay vốn từ khâu lập hồ sơ đến kiểm tra tình hình sử dụng và đảm bảo thu nợ, thu lãi.

II. KIẾN NGHỊ

Đối với chính quyền địa phương

- Xây dựng các chương trình phát triển kinh tế có tính chiến lược theo hướng phát huy thế mạnh của vùng, kết hợp đa dạng hóa ngành nghề. Đảm bảo tốt vai trò là cầu nối trung gian giữa Ngân hàng và hộ nông dân.

- Cần hoàn thành việc cấp bìa đỏ cho các hộ nông dân một cách kịp thời để tạo điều kiện cho hộ nông dân có cơ sở pháp lý thế chấp ngân hàng, đặc biệt là các chủ trang trại.

- Phải có trách nhiệm kết hợp với cán bộ tín dụng Ngân hàng trong công tác thẩm định, kiểm tra sử dụng vốn vay, giúp cán bộ ngân hàng xử lý nợ quá hạn và khó đòi.

- UBND xã, huyện và các ngành có liên quan sớm quy hoạch vùng kinh tế tập trung để các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư kịp thời, đúng trọng tâm, trọng điểm mang lại hiệu quả kinh tế cao

Đối với Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Thanh Chương

- Cần quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng.

- Tăng cường sự phối hợp giữa Ngân hàng với chính quyền địa phương về công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về đầu tư tín dụng cho vay phát triển kinh tế nông hộ và nông thôn.

- Tăng cường kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của hộ nông dân, xem họ có sử dụng đúng mục đích và đạt hiệu quả hay không.

- Thường xuyên nghiên cứu thị trường, tâm lý khách hàng, thông qua giao tiếp thông tin khách hàng về chất lượng sản phẩm của ngân hàng nắm bắt nhu cầu của khách hàng, từ đó đổi mới đa dạng hóa các hình thức huy động vốn.

Đối với hộ nông dân

- Các hộ nông dân trước khi vay vốn phải lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể và phù hợp với điều kiện tự nhiên, tiềm lực của gia đình cũng như lợi thế của địa phương.

- Mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, thực hiện sản xuất theo các mô hình.

- Sử dụng vốn đúng mục đích,thực hiện các nghĩa vụ hoàn trảlãi và gốc đúng thời hạn theo hợp đồng vay. Trong những trường hợp gặp khó khăn trong sản xuất ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn thì hộ cần chủ động thông báo kịp thời cho cán bộ tín dụng để có các phương án xử lý, tránh tình trạng phải chịu lãi suất quá hạn cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của hộ nông dân cũng như hoạt động của ngân hàng.

Tóm lại, để vay vốn và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân đạt hiệu quả cao thì không chỉ xuất phát từ phía hộ nông dân mà đòi hỏi phải có sự quan tâm của Ngân hàng, của chính quyền địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh. Đây chính là tiền đề để các sản xuất có hiệu quả, góp phần cho công cuộc đổi mới nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂNTẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNHUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN (Trang 77 -79 )

×