Thônhuyện Thanh Chương qua 3 năm 2010-2012

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dântại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thônhuyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An (Trang 35 - 39)

HUYỆN THANH CHƯƠNG

thônhuyện Thanh Chương qua 3 năm 2010-2012

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ đạo đem lại nguồn thu cho ngân hàng. Doanh số cho vay (DSCV)là tổng số tiền cho vay trong một khoảng thời gian nhất định, nói lên quy mô hoạt động của ngân hàng, phản ánh mối quan hệ và tình hình cung cấp vốn giữa ngân hàng và khách hàng. Để có thể thấy rõ hơn về DSCV của NHNo&PTNT huyện Thanh Chương ta quan sát biểu đồ sau:

Biểu đồ 1: Doanh số cho vay của NHNo&PTNT huyện Thanh Chương qua 3 năm 2010-2012 phân theo thời hạn vay.

Qua biểu đồ 1 ta thấy DSCV tăng lên qua các năm. Năm 2011 đạt 142.214 triệu đồng, tăng 16.801 triệu đồng so với năm 2010. Sang năm 2012 thì DSCV đạt 175.572 triệu đồng, tăng 33.358 triệu đồng so với năm 2011. Trong DSCV hộ nông dân thì DSCV ngắn hạn và trung hạn qua các năm đều tăng lên. Cụ thể DSCV ngắn hạn năm 2011 là 63.996 triệu đồng, tăng 3.798 triệu đồng hay tăng 6,31% so với năm 2010. Năm 2012 là 79.007 triệu đồng, tăng 15.011 triệu đồng hay tăng 23,46% so với năm 2011. DSCV trung hạn năm 2011 là 78.218 triệu đồng, tăng 13.003 triệu đồng hay tăng 19,94% so với năm 2010. Năm 2012 là 96.565 triệu đồng, tăng 18.347 triệu đồng hay tăng 23,46 % so với năm 2011. DSCV ngắn hạn và trung hạn đều tăng, năm 2011 thì DSCV trung hạn tăng nhanh hơn, nhưng đến năm 2012 thì DSCV ngắn hạn và DSCV trung hạn tăng đều nhau. Điều này cho thấy được sự ổn định trong việc giải ngân vốn vay ngắn hạn và trung hạn của ngân hàng, cũng như nhu cầu sử dụng vốn vay ngắn hạn và trung hạn của hộ nông dân không thay đổi nhiều so với năm trước. Số tiền vay từ ngân hàng được hộ nông dân sử dụng vào chăn nuôi, trồng trọt, các dự án phát triển nông thôn… thu lại những hiệu quả kinh tế cao.

Có được những thành tích đó là do chi nhánh luôn nỗ lực hết mình để cho đồng vốn đến với người dân một cách nhanh chóng, kịp thời nhằm tạo điều kiện cho họ có vốn đầu tư sản xuất kinh doanh để tăng thu nhập và nâng cao đời sống.

2.2.1.2. Doanh số cho vay phân theo ngành kinh tế

Thực hiện chủ trương và đường lối của Đảng và Nhà nước ta nhằm xây dựng nền kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH, tăng cường chuyên môn hóa gắn liền với sự phát triển tổng hợp nhằm phát huy thế mạnh của từng vùng, phù hợp với kinh tế của từng địa phương. Tùy theo mỗi ngành nghề và quy mô sản xuất khác nhau mà nhu cầu về vốn khác nhau.Để đáp ứng được nhu cầu đó thì Ngân hàng nông nghiệp luôn thay đổi cơ cấu tín dụng, đa dạng hóa hình thức cho vay của mình đối với các thành phần kinh tế, ngành kinh tế. Để thấy rõ được sự thay đổi về cơ cấu tín dụng đối với các ngành kinh tế chuyển biến như thế nào, chúng ta xét bảng số liệu sau:

Bảng 3: Tình hình doanh số cho vay phân theo ngành kinh tế qua 3 năm 2010-2012

Ngành

Doanh số cho vay So sánh

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011

Giá trị (tr.đ) cấu (%) Giá trị (tr.đ) cấu (%) Giá trị (tr.đ) cấu (%) +/- % +/- % DS cho vay hộ 125.413 100 142.241 100 175.572 100 16.828 13,42 33.331 23,43 Nông – Lâm - Ngư nghiệp 62.706 50,00 71.107 49,99 87.786 50,00 8.401 13,4 16.679 23,46 TTCN 18.752 14,95 19.235 13,52 15.132 8,62 483 2,58 -4.103 -21,33 TM-DV 20.915 16,68 19.148 13,46 17.521 9,98 -1.767 -8,45 -1.627 -8,50 Cho vay đời sống và ngành khác 23.040 18,37 32.724 23,01 55.133 31,40 9.684 42,03 22.409 68,48

(Nguồn: NHNo&PTNT Huyện Thanh Chương)

Nhìn vào bảng 3 ta thấy, qua ba năm từ 2010-2012 DSCV của Ngân hàng đối với thành phần kinh tế hộ, cá thể luôn tăng. Năm 2010 doanh số cho vay hộ đạt

125413 triệu đồng. Năm 2011 đạt 142241 triệu đồng, tăng 16828 triệu, tương ứng với tốc độ tăng là 13,42%. Tuy nhiên con số này không dừng ở đó, năm 2012 tiếp tục tăng lên 175572 triệu đồng, tăng 33331 triệu ,tương ứng với tốc độ tăng là 23,43% so với năm 2011. Có thể nói rằng đây vừa là một kết quả chủ quan, là hướng kinh doanh tích cực của Chi nhánh đồng thời thể hiện vai trò chủ đạo trong việc cung ứng vốn kịp thời cho nhiều ngành, nhiều đối tượng hộ nông dân, góp phần vào chuyển dịch kinh tế nông thôn của huyện.

Đi vào cụ thể từng ngành nghề, ta có thể thấy rằng DSCV đối với ngành nông - lâm - ngư nghiệp vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn trong cả 3 năm. Năm 2011 là 71107 triệu đồng (49,99%), tăng 8401 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 13,4% so với năm 2010, và năm 2012 đạt 87786 triệu đồng (chiếm 50% trong tổng doanh số cho vay hộ), với tốc độ tăng là 23,46% so với năm 2011.

Trên địa bàn huyện Thanh Chương ngành tiểu thủ công nghiệp chưa thực sự phát triển. Chính vì vậy mà nhu cầu vay vốn để phát triển ngành này vẫn còn đang rất khiêm tốn và không ổn đinh. Năm 2010DSCV của ngành này chỉ chiếm 14,95%, tương ứng với 18752 triệu đồng và có xu hướng giảm dần. Đến năm 2012đạt 15132 triệu đồng, chiếm 8,62%, giảm 4103 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 21,33% so với năm 2011.

Doanh số cho vay ngành thương mại dịch vụ cũng có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2010đạt 20915 triệu đồng, năm 2011giảm còn 19148 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm là 8,45%. Năm 2012, DSCV ngành nay tiếp tục giảm xuống còn17521 triệu đồng, giảm 1627 triệu đồng so với năm 2011. Điều này cho thấyxu hướng phát triển nông-lâm-ngư nghiệp chiếm ưu thế lớn hơn so với việc phát triển thương mại dịch vụ.

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà, đời sống của dân cư ngày càng được đảm bảo và tăng lên về chất lượng. Điều đó được thể hiện ở việc DSCV đời sống và ngành khác tăng lên qua các năm. Mục đích vay vốn của lĩnh vực này chủ yếu là sửa chữa nhà cửa, mua xe máy... Mặc dù đây không phải là lĩnh vự đầu tư chủ yếu của Ngân hàng nhưng doanh số cho vay đời sỗng và ngành khác vẫn chiếm một tỷ

trọng khá cao: năm 2010 chiếm 18,37%, năm 2011 chiếm 23,01% và năm 2012 tăng lên đến31,40% trong tổng DSCV hộ.

Tóm lại, qua bảng số liệu chúng ta thấy rằng doanh số cho vay của Ngân hàng đối với thành phần kinh tế hộ gia đình, cá thể có xu hướng tăng lên qua các năm. Trong đó ngành nông - lâm - ngư nghiệp là ngành luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và có ưu thế hơn cả. Mặt khác nhờ có sự quan tâm của nhà nước luôn đổi mới về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn như: nghị định số 41/2010 NĐ-CP của chính phủ quy định đối tượng là cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp được vay tối đa đến 50 triệu đồng mà không phải thế chấp tài sản đảm bảo. Việc thẩm định đánh giá tài sản thế chấp, việc kiểm tra trước và sau khi cho vay được tiến hành một cách nhanh chóng nên đã thu hút cũng như tạo được lòng tin đối với khách hàngkhi đến giao dịch tại chi nhánh.

1.4.2 Tình hình doanh số thu nợ của Ngân hàng của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Thanh Chương qua 3 năm 2010-2012

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dântại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thônhuyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w