HUYỆN THANH CHƯƠNG
Phát triển nông thônhuyện Thanh Chương qua 3 năm 2010-2012
có ý nghĩa rất quan trọng, nó phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các ngân hàng. Hoạt động thu nợ diễn ra sau ki quá trình cho vay hoàn tất, việc thu nợ bao gồm thu nợ gốc và thu lãi. Doanh số thu nợ (DSTN) cũng là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của cán bộ tín dụng. Vì vậy công tác thu nợ trong những năm qua được ngân hàng chú trọng và đặc biệt quan tâm.
2.2.2.1. Doanh số thu nợ phân theo thời hạn vay
Biểu đồ 2:Doanh số thu nợ của NHNo&PTNT huyện Thanh Chương qua 3 năm 2010-2012 phân theo thời hạn vay
Qua biểu đồ trên ta thấy DSTN của ngân hàng có nhiều biến động. Năm 2011 DSTN đạt 72546 triệu đồng, giảm 5234 triệu đồng so với năm 2010. Trong đó DSTN trung hạn giảm 5095 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 12,74%, DSTN ngắn hạn giảm nhưng ít hơn là 139 triệu đồng so với năm 2010. Sang năm 2012 thì DSTN đạt 85829 triệu đồng, tăng 13283 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 18,31% so với năm 2011. Trong đó DSTN ngắn hạn tăng 21472 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 57,01%. Tuy nhiên DSTN trung hạn lại giảm đến 8189 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm là 23,48% so với năm 2011. Việc trả nợ đúng hạn phụ thuộc rất lớn vào chu kỳ sản xuất cũng như hiệu quả trong sản xuất của bà con.
2.2.2.2. Doanh số thu nợ phân theo ngành kinh tế
Bảng 4: Tình hình doanh số thu nợ phân theo ngành kinh tế qua 3 năm 2010-2012
Ngành
Doanh số thu nợ So sánh
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) +/- % +/- % DS thunợ hộ 77780 100 72546 100 85829 100 -5234 -6,73 13283 18,31
Nông – Lâm - Ngư nghiệp 33890 43,57 32511 44,81 32317 37,65 -1379 -4,07 -194 -0,60
TTCN 15149 19,48 15328 21,13 16968 19,77 179 1,18 1640 10,70
TM-DV 16232 20,87 17353 23,92 20097 23,42 1121 6,91 2744 15,81
Cho vay đời sống và ngành khác 12509 16,08 7354 10,14 16447 19,16 -5155 -41,21 9093 123,65
Qua bảng số liệu ta thấy DSTN đối với ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn. Năm 2010chiếm 43,57% tương ứng 33890 triệu đồng. Năm 2011giảm còn 32511 triệu đồng , chiếm 44,81%. Năm 2012giảm xuống còn 32317 triệu đồng, chiếm 37,65%.Nhìn chung qua 3 năm thì DSTN của ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần. Việc thu nợ cho vay đối với các hộ sản xuất nông nghiệp của ngân hàng đang thực hiện còn nhiều vấn đề cần phải xem xét. Hiện nay trong công tác cho vay hộ nông dân từ thẩm định hồ sơ, phương án sản xuất kinh doanh đến việc kiểm tra giám sát món vay, đôn đốc thu lãi hàng tháng và thu nợ theo các kỳ đều do cán bộ tín dụng thực hiện. Đây là một trong những chỉ tiêu mà ngân hàng chấm điểm thi đua đối với cán bộ tín dụng. Trên thực tế thì đây là một khó khăn lớn đối với cán bộ tín dụng vì điều kiện kinh doanh của địa bàn là nền kinh tế thuần nông, một cán bộ tín dụng phải quản lý 2- 3 xã, có cán bộ phải phụ trách quản lý tới 4 xã với nhiều món vay thì việc thực hiện đầy đủ quy trình tín dụng và đảm bảo là một việc rất khó khăn, cần có biện pháp xem xét.
Doanh số thu nợ đối với ngành tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ tăng dần qua các năm. Năm 2011, thu nợ ngành tiểu thủ công nghiệp đạt 15328 triệu đồng, tăng 179 triệu đồng so với năm 2010. Đến năm 2012 tăng lên tới 16968 triệu đồng, với tốc độ tăng là 10,7% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 1640 triệu đồngso với năm 2011. Ngành thương mại dịch vụ năm 2011 thu nợ đạt 17353 triệu đồng, tăng 1121 triệu đồng so với năm 2010. Sang năm 2012 thì DSTN của ngành này đạt 20097 triệu đồng, tăng 2744 triệu đồng với mức tốc độ tăng là 15,81 % so với năm 2011. Có thể nói trong những năm qua ngành tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ phát triển có phần ổn định hơn nên doanh số thu nợ tăng lên qua các năm.
Về lĩnh vực cho vay đời sống và ngành khác, mặc dù năm 2011 giảm 5155 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm lên tới 41,21 % so với năm 2010, nhưng đến năm 2012 thì DSTN ngành này đạt 16447 triệu đồng, tăng 9093 triệu đồng và tương ứng với tốc độ tăng rất cao là 123,65% so vơi năm 2011.Điều này cho thấy trong năm qua công tác thu hồi nợ đã được đẩy mạnh và đa số các hộ vay vốn đều có trách nhiệm trong việc thanh toán nợ cho Ngân hàng và việc thẩm định, đánh giá khả năng tài chính để tiến hành cho vay của cán bộ tín dụng là rất tốt.
Tóm lại, sự gia tăng về DSTN một mặt thể hiện sự cố gắng trong công tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng. Mặt khác nó thể hiện khả năng sử dụng vốn vay và ý thức thanh toán của các hộ vay. Trong tương lai, Chi nhánh cần phát huy tinh thần này. Tuy nhiên để có được kết quả như vậy trong quá trình cho vay Chi nhánh phải làm tốt công tác thẩm định, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng để có sự can thiệp kịp thời, tránh trường hợp sử dụng vốn sai mục đích, không mang lại hiệu quả.
1.4.3 Tình hình dư nợ của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Thanh Chương qua 3 năm 2010-2012