TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH CHƯƠNG.
Để đánh giá được nhu cầu vay vốn cho hộ nông dân cũng như tìm ra giải pháp đáp ứng cụ thể hữu hiệu chúng ta cùng tìm hiểu một số đặc điểm của các hộ nông dân nhưđặc điểm về kinh tế đời sống, nguyện vọng và khả năng sử dụng các nguồn vốn vào mục đích kinh doanh của họ. Trên cơ sở đó, tôi đã chọn và tiến hành điều tra chi tiết hộ gia đình tại hai xã Thanh Tường và Thanh Ngọc thuộc địa bàn huyện Thanh Chương.
1.5.1 Tình hình chung của các hộ điều tra
2.3.1.1. Nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra
Đối với các hộ sản xuất thì cần phải có đầy đủ các nguồn lực là vốn, công nghệ, đất đai và con người. Trong đó nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lực, và sẽ không thể tiến hành sản xuất được nếu thiếu nó. Đặc biệt trong nông nghiệp nông thôn thì nguồn lao động điều khiển mọi hoạt động sản xuất. Để hiểu rõ hơn về lực lượng lao động và dân số của các hộ nông dân ta cùng xem xét bảng sau:
Bảng 8: Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Bình quân chung Xã Thanh Tường Xã ThanhNgọc 1. Tổng số hộ điều tra Hộ 70 30 40
2. Tổng nhân khẩu Khẩu 293 122 171
3. Bình quân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,19 4,07 4,28 4. Bình quân Lđ/hộ Người 2,94 2,83 2,80 5. Trình độ VH
- Cấp I % 30,00 26,70 32,50
- Cấp II % 51,43 53,30 50,00
- Cấp III % 18,57 20,00 17,50
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013)
Qua bảng số liệu ta thấy bình quân nhân khẩu/hộ không cao. Trong 2xã đặc trưng cho 2 vùng của huyện Thanh Chương ta thấy xã Thanh Ngọc có bình quân nhân khẩu trên hộ cao hơn là 4,28(khẩu/hộ) trong khi đó xã Thanh Tường là 4,07(khẩu/ hộ). Việc nhận thức được sự cực khổ của đông con nênhọ đã tự kế hoạch hóa gia đình. Chính vì vậy bình quân nhân khẩu/hộ thấp là điều dễ hiểu.Mặc dù 2 xã được chọn để tiến hành điều tra là 2 xã thuần nông nhưng ở xã Thanh Tường có phát triển ngành nghề dịch vụ hơn.
Xã Thanh Ngọc đa phần là những hộ gia đình định cư từ lâu, họ có truyền thống ở cùng nhau với nhiều thế hệ trong một gia đình nên số nhân khẩu cao. Nếu so với bình quân chung của huyện nhà (4,5 khẩu/hộ) thì bình quân chung của 2 xã thấp hơn (4,19khẩu/hộ). Việc điều tra 70 hộ trên địa bàn huyện, trong đó 30 hộ ở xã Thanh Tường và 40 hộ ở xã Thanh Ngọc không thể đánh giá sâu và chính xác nhưng đã phần nào phản ánh khái quát tình hình lao động và nhân khẩu của các hộ.
Quy mô nguồn vốn vay ảnh hưởng bởi quy mô sản xuất kinh doanh của hộ, mà quy mô sản xuất lại liên quan đến số lao động. Lao động bình quân chung là 2,94 lao động/hộ. So với lao động bình quân chung thì lao động bình quân/hộ của mỗi xã không có sự dao động lớn (xã Thanh tường là 2,83 lao động/hộ, xã Thanh Ngọc là 2,80 lao động/hộ). Qua điều tra được biết việc mỗi hộ gia đình định cư trên vùng đất có truyền thống hiếu học nên đa số các hộ đều đầu tư cho con em học tập và đầu tư
cho giáo dục là cách đầu tư số mà đa số được hộ nông dân hưởng ứng ,người trong độ tuổi đến trường vẫn ở nhà lao động chiếm tỷ lệ thấp. Không có hoặc rất ít người trong độ tuổi 16 -18 tuổi tham gia sản xuất.
Về trình độ văn hoá của chủ hộ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nông dân. Nếu trình độ văn hóa càng cao thì khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất,biết cách tính toán và sắp xếp sử dụng nguồn vốn tốt trong quá trình canh tác sản xuất nông nghiệp. Xem xét trình độ văn hoá của chủ hộ cho thấy phần lớn các chủ hộ có trình độ văn hoá cấp II chiếm 51,43%, cấp III chiếm 18,57% và cấp I chiếm 30,00%. Trước đây, do điều kiện kinh tế khó khăn, gia đình đông con, xã hội chưa thực sự yêu cầu cao về trình độnên đa phần không ai được học đến nơi. Chính vì vậy mà tỷ lệ trình độ văn hoá của chủ hộ chủ yếu là cấp I và cấp II.
Cùng với xu thế phát triển kinh tế, xu thế nâng cao dân trí mới bắt đầu phát triển mạnh, rút ra được kinh nghiệm quý báu từ những thiệt thòi mà chủ hộ phái gánh chịu, họ cố gắng để đầu tư tương lai con em mình.
2.3.1.2. Tình hình đất đai của các hộ điều tra
Đối với hộ nông dân, đất đai là tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng, đặc biệt không thể thay thế được và nó quyết định đến quy mô sản xuất của các hộ nông dân. Đất đai tham gia vào tất cả mọi quá trình sản xuất vật chất của xã hội, nhưng tuỳ thuộc vào từng ngành cụ thể mà vai trò của nó tham gia với tư cách là một yếu tố mà còn là yếu tố tích cực của sản xuất, nó là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được.Tuy nhiên đất đai lại bị hạn chế về mặt diện tích. Vì vậy trong sản xuất nông nghiệp cần phải biết tận dụng đất đai, khai thác và sử dụng đất đai hợp lý. Để tìm hiểu kỹ hơn về quy mô và tình hình sử dụng đất ở các hộ gia đình trên địa bàn huyện chúng ta đi vào xem xét số liệu ở bảng 9.
Bảng 9: Tình hình đất đai của các hộ điều tra
ĐVT: (m2/hộ)
Chỉ tiêu ĐVT
Bình quân chung Xã Xã
Thanh Tường Thanh Ngọc
SL % SL % SL %
Tổng diện tích/hộ M2 4435,39 100 2768,24 100 5687,91 100
1. Đất nông nghiệp/hộ M2 2467,46 55,63 2156,17 77,89 2703,08 47,52 2. Đất lâm nghiệp/hộ M2 952,04 21,47 0 0 1666,08 29,29 3. Đất vườn và thổ cư M2 1015,89 22,90 612,07 22,11 1318,75 23,19
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2013)
Qua bảng số liệu cho thấy, bình quân diện tích đất nông nghịêp của các hộ là: 2467,46 m2/hộ (4,93 sào/hộ) chiếm 55,63 % trong tổng diện tích đất, đất lâm nghiệp là 952,04 m2 chiếm 21,47 % trong tổng diện tích đất, và đất vườn thổ cư chiếm 22,90 %.
Diện tích đất nông nghiệp bình quân cao là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của địa phương nếu biết cách khai thác và sử dụng hợp lý. Trong đó xã Thanh Ngọc là: 2703,08 m2/hộ (5,4 sào/hộ) chiếm 47,52% trong tổng diện tích đất của xã. Thanh Ngọc vốn là một địa bàn rộng lớn, có nhiều đồi núi ngăn cách giữa các thôn. Bình quân diện tích đất nông nghiệp của mỗi hộ cao nhưng phần lớn được sủ dụng để trồng sắn, hoa màu, diện tích lúa ít. Bên cạnh đất nông nghiệp Thanh Ngọc còn lã xã có diện tích đất lâm nghiệp tương đối lớn (1666,08 m2/hộ) chiếm 29,29 % . Ngược lại xã Thanh Tường có tổng diện tích nhỏ hơn, và không có đất lâm nghiệp. Đất nông nghiệp chủ yếu được dùng để trồng lúa và hoa màu với diện tích là 2156,17 m2/hộ, nhưng chiếm đến 77,89% trong tổng diện tích đất.
Đất vườn và đất thô cư của các xã tương đối thấp, đất vườn chủ yếu là đất vườn tạp chưa có sự đầu tư hợp lý. Đất thổ cư chiếm một diện tích không đáng kể, bình quân chung của 2 xã là 1015,89 m2/hộ, trong đó xã Thanh Tường chỉ có 612,07 m2/hộ; xã Thanh Ngọc là 1318,75 m2/hộ.Để nâng cao hơn nữa đời sống dân cư, các cấp chính quyền nên khuyến khích các nông hộ cải tạo vườn tạp và đưa một số mô hình đã đạt
kết quả để các hộ áp dụng, đồng thời giới thiệu các loại giống cây trồng phù hợp với từng vùng để cho giá trị kinh tế cao.
1.5.2 Tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra 2.3.2.1. Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ điều tra
Trong tiến trình phát triển kinh tế như hiện nay thì không chỉ riêng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thanh Chương mà tất cả các Ngân hàng khác đều phải xem xét mục đích cho vay hộ nông dân có những lợi thế gì, và việc cho vay hộ nông dân là nhằm tạo ra điều gì trong tiến trình phát triển đó. Ngân hàng nhận thấy việc cho hộ nông dân vay vốn là nhằm tạo điều kiện và khuyến khích nông dân phát triển sản xuất hàng hoá nông - lâm - ngư nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến, mở các ngành nghề sản xuất mới, kinh doanh, dịch vụ…tạo công ăn việc làm, nâng cao hiệu quả kinh doanh trong ngành nông nghiệp, góp phần xây dựng nông thôn giàu mạnh, văn minh.
Để có thể thấy được mục đích sản xuất kinh doanh của hộ vay vốn, ta cùng xem xét bảng 10.
Bảng 10: Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ nông dân ở hai xã điều tra
Chỉ tiêu Xã Thanh Tường Xã Thanh Ngọc
Số hộ vay Tỷ lệ Số tiền vay Tỷ lệ Mức vay TB hộ Số hộ vay Tỷ lệ Số tiền vay Tỷ lệ Mức vay TB hộ Mục đích ghi trong khế ước vay vốn
1. Nông nghiệp 21 70 246 67,58 11,71 35 87,50 541 86,28 15,46 (TT&CN) 2.Ngành nghề, dịch vụ 9 30 118 32,42 13,11 5 12,50 86 13,72 17,20 Mục đích sử dụng thực tế của hộ 1. Nông nghiệp 18 60 210,5 57,83 11,69 33 82,50 499 79,59 15,12 2.Ngành nghề, dịch vụ 9 30 118 32,42 13,11 5 12,50 86 13,72 17,20 3.Khác 3 10 35,5 9,75 11,83 2 5,00 42 6,70 21,00
2.3.2.1.1 Mục đích vay ghi trong khế ước
Qua bảng ta thấy, đa số mục đích vay vốncủa các hộ sản xuất là phục vụ vào mục đích chăn nuôi, trồng trọt, số liệu trên cho thấy ở xã Thanh Tường có 21/30 hộ vay vốn tín dụng với số tiền là 246 triệu đồng chiếm 67,58 % tổng số tiền vay, trung bình mỗi hộ vay 11,71 triệu đồng. Ở xã Thanh Ngọc có 35 hộ trong tổng số 40 hộ vay vốn với mục đích sản xuất nông nghiệp, số tiền vay là 541 triệu đồng chiếm 86,28 % tổng số tiền vay, bình quân một hộ vay 15,46 triệu đồng.
Bên cạnh đó, số hộ vay vốn sử dụng cho ngành nghề, dịch vụ như: Kinh doanh quầy tạp hóa, buôn bán vật liệu xây dựng, mua xe máy… phục vụ cho đời sống hằng ngày của người dân, chiếm tỷ lệ tương đối cao là 14 hộ với tổng số tiền là 204 triệu đồng, bình quân 1 hộ vay 14,57 triệu đồng. Ở xã Thanh Tường có đến 9 hộ vay phục vụ cho ngành nghề, dịch vụ với số tiền là 118 triệu đồng chiếm 32,42% trong tổng số tiền vay. Con số này ở xã Thanh Ngọc là 5 hộ vay với số tiền là 86 triệu đồng, chiếm 13,72% trong tổng số tiền vay.
Trong khế ước thì hộ vay ghi chủ yếu là mục đích trồng trọt và chăn nuôi, còn lại phục vụ cho ngành nghề và dịch vụ. Trên thực tế họ sử dụng vốn như thế nào, ta phân tích mục đích sử dụng thực tế của hộ để có thể hiểu rõ hơn.
2.3.2.1.2 Mục đích sử dụng thực tế của hộ.
Trong khi tiến hành cho vay vốn thì ngân hàng lúc nào cũng muốn khách hàng của mình sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã ghi trong hợp đồng tín dụng và người dân cần có phương án sản xuất hợp lý và có hiệu quả để tra tiền vay đầy đủ , đúng hạn.
Qua điều tra thực tế thì tôi nhận thấy nguồn vốn từ NHNo&PTNT đã được người vay sử dụng để tham gia vào sản xuất kinh doanh, xây dựng chuồng trại, mua trâu bò, đầu tư vào mua sắm thiết bị máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh…cho mỗi hộ nông dân và không phải hộ nào cũng sử dụng đúng như mục đích đã ghi trong hợp đồng vay vốn.
Từ bảng số liệu 12 ta thấy tổng số hộ vay vốn cho mục đich trồng trọt và chăn nuôi đã giảm xuống 5 hộ với tổng số tiền vay là 77,5 triệu đồng. Ở xã Thanh Tường giảm 3 hộ tương ứng với số tiền vay là 35,5 triệu đồng. Ở xã Thanh Ngọc thì có 33 hộ
vay vốn với mục đích sản xuất nông nghiệp, giảm 2 hộ tương ứng với 42 triệu đồng so với mục đích ghi trong khế ước.
Như vậy có thể nhận thấy, phần lớn các hộ ở đây vay chủ yếu phục vụ vào mục đích chăn nuôi. Thanh Ngọc là một xã có diện tích tự nhiên lớn, nhiều đồi núi, đồng cỏ nên ở đây thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi, đặc biệt là nuôi bò và dê. Do đó mà số hộ vay chăn nuôi chiếm đến 58% trong tổng số hộ điều tra.
Bên cạnh vay vốn để phát triển trồng trọt và chăn nuôi thì ở xã Thanh Tường các hộ vay với mục đích phát triển ngành nghề, dịch vụ cũng chiếm tỷ lên khá cao: 30% trong tổng số hộ, tương ứng với 9 hộ với tổng số tiền vay là 118 triệu đồng, bình quân mỗi hộ vay là 13,11 triệu đồng chiếm 32,42% trong tổng số tiền vay.Có thể thấy ngoài mục đích chăn nuôi thì mức đầu tư vào lĩnh vực phát triển ngành nghề dịch vụ là cao nhất. Sở dĩ như vậy là bởi các hộ vay vốn loại này chủ yếu để sửa chữa, mua mới các loại máy móc như: máy xay xát, máy xẻ gỗ, máy xay bột…và một số hộ vay để làm kinh doanh.Việc nhận thấy được nguồn thu nhập từ ngành nghề, dịch vụ là khá cao do đó mà các hộ mạnh dạn vay vốn để mở rộng quy mô và phát triển trong lĩnh vực này. Còn lại 3 hộ vay vốn với mục đích khác như : mua xe máy, xuất khẩu lao động, sửa nhà…,với tổng số tiền là 35,5 triệu đồng chiếm 9,75% trong tổng số tiền vay. Hầu hết các hộ này là những hộ có thu nhập ổn định, nhưng trong thời điểm hiện tại họ chưa đủ tiền để thực hiện mục đích của mình nên các hộ này phải vay Ngân hàng.
Khác với xã Thanh Tường, ở xã Thanh Ngọc số hộ vay với mục đích phát triển ngành nghề dịch vụ chiếm tỷ lệ tương đối khiêm tốn là 12,5% với 5 hộ trên 40 hộ vay vốn, số tiền vay bình quân mỗi hộ vay là 17,2 triệu đồng. Các hộ này vẫn luôn xem trồng trọt, chăn nuôi là lĩnh vực mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho gia đình, họ chưa coi trọng ngành nghề dịch vụ và cho rằng đây là nghề phụ, góp phần tăng thêm thu nhập cho gia đình. Các hộ vay vốn loại này chủ yếu để làm vốn buôn bán nhỏ lể, sửa chữa máy móc…
Ngoài những mục đích sử dụng vốn trên còn có các mục đích khác như vay cho con cái học hành, chữa bệnh, xây nhà cửa, mua xe máy….Số hộ vay vốn với những mục đích này là 5 hộ với tổng số tiền vay là 77,5 triệu đồng.Có thể thấy một trong những nguyên nhân của sử dụng sai với mục đích ghi trong khế ước là do khách hàng
thường lấy lý do trồng trọt chăn nuôi để thuận tiện cho việc làm thủ tục vay vốn. Trong cuộc sống không có gì là tuyệt đối và việc sử dụng sai mục đích là chuyện khó kiểm soát. Tuy nhiên ngân hàng cần phối hợp với chính quyền địa phương để kiểm tra hình thức sử dụng vốn của các hộ nông dân nhằm tránh các rủi ro có thể xảy ra.
Nhìn chung các hộ nông dân hai xã vay vốn phục vụ chủ yếu cho mục đích chăn nuôi, trồng trọt và phát triển ngành nghề dịch vụ. tuy nhiên, tuỳ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế của mỗi địa phương khác nhau mà mức độ đầu tư của các hộ nông dân cho các lĩnh vực ngành nghề khác nhau là khác nhau. Tuy nhiên qua đó cũng đã thể hiện được sự cố gắng của bà con trong việc tiếp cận với Ngân hàng nhằm khai thác nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập, nâng cao trình độ sản xuất cho mỗi hộ gia đình.
2.3.2.2. Cơ cấu nguồn vốn của các hộ điều tra
Vốn của các hộ sản xuất là nguồn vốn rất quan trọng, ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất. Nguồn vốn vay của các hô nông dân ở hai xã