0
Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

huyện Thanh Chương qua 3 năm 2010-2012

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂNTẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNHUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN (Trang 32 -35 )

quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Đối với Ngân hàng nguồn vốn thể hiện khả năng tự chủ vốn của Ngân hàng là cao hay thấp.

Xác định được nhiệm vụ của mình trong công tác huy động vốn với phương châm "Tự tìm nguồn vốn cho chính mình" và "Đi vay để cho vay", Chi nhánh NHN0 & PTNT Huyện Thanh Chương đã thực hiện nhiều chiến lược huy động vốn với nhiều hình thức khác nhau, không ngừng tăng trưởng nguồn vốn kinh doanh, tăng cường khả năng tự chủ về nguồn vốn kinh doanh, đảm bảo đáp ứng vốn ngày càng nhiều cho nền kinh tế.

Để thấy rõ tình hình huy động vốn của Ngân hàng như thế nào ta đi vào phân tích bảng 2.

Bảng 2:Tình hình huy động vốn của Chi nhánh qua 3 năm 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh

Chỉ tiêu

Giá trị

(trđ) % Giá trị(trđ) % Giá trị(trđ) % 2011/2010 2012/2011

+/- % +/- %

Tổng nguồn vốn tự huy đông 488.020 100 548.218 100 626.286 100 60.198 12,34 78.068 14,24 1. Tiền gửi các tổ chức kinh tế 30.300 6,21 26.993 4,92 27.236 4,35 -3.307 -10,91 243 0,009

- Có kỳ hạn 0 - 0 - 0 - 0 0 0 0

- Không có kỳ hạn 30.300 - 26.993 - 27.236 - -3.307 -10,91 243 0,009 2. Tiền gửi KBNN 4.200 0,86 5.742 1,05 6.245 1,00 1.542 36,71 503 8,76

- Có kỳ hạn 0 - 0 - 0 - 0 0 0 0

- Không có kỳ hạn 4.200 - 5.742 - 6.245 - 1.542 36,71 503 8,76

3. Tiền gửi tiết kiệm 452.200 92,66 514.068 93,77 591.053 94,37 61.868 13,68 76.985 14,98 - Có kỳ hạn 452.200 - 514.068 - 591.053 - 61.868 13,68 76.985 14,98

- Không có kỳ hạn 0 - 0 - 0 - 0 0 0 0

4. Tiền gửi kỳ phiếu 1.320 0,27 1.415 0,26 1.752 0,28 95 7,20 337 23,82 - Kỳ phiếu < 1 năm 1.269 96,14 1.364 96,40 1.701 97,10 95 7,20 337 23,82

- Kỳ phiếu >1 năm 51 3,86 51 3,60 51 2,90 0 0 0 0

Từ bảng số liệu trên, chúng ta nhận thấy rằng tổng nguồn vốn tự huy động của Chi nhánh khá cao và tăng lên qua các năm. Cụ thể là: năm 2011 Chi nhánh đã huy động được 548.218triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 60.198triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 12,34%; năm 2012 tổng nguồn vốn huy động được của chi nhánh lên tới 626.286triệu đồng, tăng đến 78.068triệu đồng so với năm 2011, tương ứng với tốc độ tăng là 14,24%. Để có được sự tăng trưởng nguồn vốn tự huy động qua các năm, Chi nhánh đã không ngừng cố gắng trong việc đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, mở rộng quan hệ với khách hàng, tạo lòng tin ở khách hàng và nâng cao chất lượng phục vụ thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch.

Trong cơ cấu nguồn vốn tự huy động thì nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2011đạt514.068 triệu đồng, chiếm đến 93,77% trong tổng nguồn vốn và tăng 61.868triệu đồng (tương ứng với13,68 %) so với năm 2010. Năm 2012 nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm là 591.053triệuđồng, chiếm 94,37% trong tổng nguồn vốn và tăng76.985 triệu đồng (tương ứng với 14,98 %) so với năm 2011. Để có được những thành tích này, trong những năm qua Chi nhánh đã không ngừng đưa ra các hình thức tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm bậc thang, tiền gửi tiết kiệm có dự thưởng, chú trọng xây dựng văn hoá doanh nghiệp, tăng cường công tác tiếp thị, áp dụng lãi suất huy động đa dạng và linh hoạt... nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.

Cũng từ bảng số liệu, ta thấy nguồn vốn từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, nguồn tiền này có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể là năm 2011đạt 26.993triệu đồng, giảm 3.307 triệu đồng, tương ứng với tốc độ giảm là 10,91% so với năm 2010. Năm 2012, tăng lên so với năm 2011 là 243 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng rất nhỏ là 0,009% . Điều này có thể do các tổ chức kinh tế đang gặp khó khăn so với tình hình kinh tế hiện nay của đất nước, và nguồn vốn này chủ yếu được huy động dưới hình thức không kỳ hạn.

Trong tổng nguồn vốn tự huy động của Chi nhánh, tiền gửi KBNN vàtiền gửi kỳ phiếu năm 2011 chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn (lần lượt là 1,05% và 0,26% so với tổng nguồn vốn huy động), tăng lên so với năm 2010 lần lượt là 1.542triệuđồngvà95

triệuđồng. Năm 2012 thì tỷ trọng của 2 nguồn này lần lượt là 1% và 0,28% trong tổng nguồn vốn huy động.

Nhìn chung qua 3 năm hoạt động huy động vốn đã có nhiều kết quả khả quan. Để tăng được nguồn vốn của mình ngoài việc giữ được lòng tin ở khách hàng, Chi nhánh đã áp dụng nhiều hình thức huy động vốn. Vì vậy mà trong những năm qua Ngân hàng đã huy động được tỷ lệ khá lớn trong nhân dân, đáng kể nhất ở đây là nguồn tiền gửi tiết kiệm. Đây là hướng khả quan đáng mừng nhất, bởi nguồn vốn này rất khó huy động và chiếm được lòng tin của dân là rất khó. Bên cạnh đó, có nhiều tổ chức cạnh tranh hoạt động cùng nghiệp vụ như vậy. Điều này chứng tỏ Chi nhánh đã làm tốt công tác điều chỉnh và chi tiền mặt kịp thời cho người gửi, phục vụ tận tình cho nhân dân do đó làm cho nguồn vốn tăng lên.

1.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐẾN HỘ NÔNG DÂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH CHƯƠNG

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂNTẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNHUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN (Trang 32 -35 )

×