0
Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

nhánh trong thời gian qua

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂNTẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNHUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN (Trang 71 -72 )

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

nhánh trong thời gian qua

chi nhánh trong thời gian qua.

Thuận lợi

Đối với chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thanh Chương luôn có được những thuận lợi lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh đó là:

- Sự quan tâm chỉ đạo và ủng hộ của cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến xã, sự ủng hộ của các cơ quan ban ngành đoàn thể trong huyện, đồng thời được sự quan tâm lãnh đạo của Ngân hàng cấp trên, sự đoàn kết, thống nhất cao trong nội bộ nên Chi nhánh đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện kinh doanh không mấy thuận lợi.

- Các chính sách hỗ trợ của nhà nước tiếp tục được thực hiện tại địa phương như: giảm lãi suất đối với vùng miền núi khu vực II, III; hỗ trợ lãi suất hộ nông dân vay mua máy cày, nuôi bò lai Sind, nuôi lợn hướng thịt…

- Sự đoàn kết từ trên xuống của toàn thể cán bộ, viên chức trong cơ quan, cũng như trình độ chuyên môn đồng đều, tận tâm với nghề nghiệp đảm bảo khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong hoạt động kinh doanh của mình.

- Kinh tế trên địa bàn có những bước phát triển khá tốt cả về quy mô cũng như tốc độ tăng trưởng. Đặc biệt với việc nhà máy sắn với công suất hơn 300 tấn sắn tươi/ngày đi vào hoạt động, các làng nghề, các xưởng sản xuất , mây tre, chiếu trúc ngày càng phát triển đã giúp cho nông dân có hướng mới trong việc khai thác tiềm năng đất đai rừng đồi. Tất cả những điều kiện trên đã tạo ra nhiều cơ hội về đầu tư tín dụng cho chi nhánh.

Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi đó vẫn còn những khó khăn như:

- Là địa bàn có các thành phần kinh tế chưa thật phát triển, lượng Doanh nghiệp nhà nước không đáng kể, kinh tế ngoài quốc doanh còn ít và yếu, kinh tế trang trại

chưa thực sự phát triển.Sản xuất hàng hoá còn manh mún, phân tán do đó chi phí đầu vào còn cao.

- Đối tượng đầu tư chủ yếu là ngành nông nghiệp nên thường gặp nhiều rủi ro khách quan, ảnh hưởng đến khâu trả nợ tiền vay.

- Thị trường huy động vốn cạnh tranh với mức độ ngày càng cao như: hai quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng chính sách xã hội, Bưu điện, kho bạc đều huy động với lãi suất cao hơn lãi suất huy động của Ngân hàng, ngoài ra các tổ chức bảo hiểm với ưu thế riêng cũng huy động được một phần đáng kể tiết kiệm trong dân cư.

- Trình độ của người dân địa phương chưa cao, chưa biết áp dụng các tiến bộ khoa kọc kỹ thuật vào quá trình sản xuất, vay vốn khôg mang mục đích thương mại, vòng quay vốn dài trong khi nguồn huy động ngắn. Điều này ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc thu hồi nợ.

1.7 Định hướng của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thanh Chương trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂNTẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNHUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN (Trang 71 -72 )

×