HUYỆN THANH CHƯƠNG
Thanh Chương qua 3 năm 2010-2012
tăng làm tăng khả năng sinh lợi của ngân hàng. Mà điều kiện hoạt động của địa phương là hoạt động sản xuất nông nghiệp nên dư nợ của hộ nông dân luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ.
2.2.3.1. Tình hình dư nợ phân theo thời hạn vay
Biểu đồ 3:Tình hình dư nợ của NHNo&PTNT huyện Thanh Chương qua 3 năm 2010-2012 phân theo thời hạn vay
Dư nợ là chỉ tiêu tổng hợp cuối cùng của hoạt động tín dụng, có quan hệ mật thiết với DSCV và DSTN. Nó là số tiền còn lại sau khi lấy số tiền cho vay trừ đi số
tiền mà khách hàng đã hoàn trả trong một thời kỳ nào đó hay số tiền khách hàng còn dư nợ ngân hàng tại một thời điểm nào đó.Nhìn vào biểu đồ ta thấy tình hình dư nợ tăng lên qua các năm từ 250842 triệu đồng năm 2010 đến 320510 triệu đồng năm 2011 và năm 2012 tăng lên đến 410253 triệu đồng. Trong đó dư nợ ngắn hạn và trung hạn tăng dần theo thời gian. Cụ thể là năm 2011, dư nợ ngắn hạn đạt 144229 triệu đồng, tăng 26333 triệu đồng; dư nợ trung hạn đạt 176281 triệu đồng, tăng 43335 triệu đồng so với năm 2010. Sang năm 2012 thì dư nợ ngắn hạn tăng lên 19872 triệu đồng, đạt 164101 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 13,78 %. Dư nợ trung hạn cũng đạt 246152 triệu đồng, tăng 69871 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng khá cao là 39,64 % so với năm 2011.
2.2.3.2. Tình hình dư nợ phân theo ngành kinh tế
Sự tăng lên của tổng dư nợ trong 3 năm qua tất yếu sẽ chịu ảnh hưởng từ dư nợ của các ngành kinh tế trong toàn huyện. Qua bảng số liệu sau ta có thể thấy rõ hơn tình hình dư nợ của từng ngành qua 3 năm 2010-2012.
Bảng 5: Tình hình Dư nợ phân theo ngành kinh tế qua 3 năm 2010-2012
Ngành
Dưnợ So sánh
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011
Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) +/- % +/- % Tổngdưnợ 250842 100 320510 100 410253 100 69668 27,77 89743 28,00
Nông – Lâm - Ngư nghiệp 150505 60,00 189101 59,00 237520 57,90 38596 25,64 48419 25,60
TTCN 21525 8,58 25432 7,93 27596 6,73 3907 18,15 2164 8,51
TM-DV 19730 7,87 21525 6,72 22957 5,60 1795 9,10 1432 6,65
Cho vay đời sống và ngành khác 59082 23,55 84452 26,35 122180 29,78 25370 42,94 37728 44,67
Đi vào cụ thể từng ngành chúng ta thấy rằng: dư nợ của ngành nông - lâm - ngư nghiệp vẫn giữ được tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu dư nợ và có giá trị tăng dần lên qua các năm. Năm 2010, tỷ trọng dư nợ của ngành trong tổng dư nợ hộ là 60% tương ứng với 150505 triệu đồng. Với tốc độ tăng 25,64% đã làm cho dư nợ năm 2011 của ngành này tăng lên 189101 triệu đồng, chiếm 59% tổng dư nợ hộ. Đến cuối năm 2012, dư nợ của ngành tiếp tục tăng và đạt 237520 triệu đồng, tăng 48419 triệu đồng so với năm 2011, tuy nhiên chỉ chiếm 57,90% trong tổng dư nợ của năm này.Qua 3 năm có thể thấy dư nợ ngân hàng ngành nông-lâm-ngư nghiệp liên tục tăng và tăng lên khá ổn định, nhưng tỷ trọng dư nợ của ngành này lại có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của cơ chế tiêu dùng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn đã thực sự khởi sắc và có những bước ngoặt mới, tạo đà phấn khởi cho cả phía ngân hàng cũng như người nông dân lâu nay100% hộ nông dân có nhu cầu vay vốn được vay vốn nên dư nợ trong lĩnh vực này ngày càng tăng. Mặt khác cùng với việc giúp khách hàng đầu tư, cải tạo xây dựng chuồng trại, mua các trang thiết bị vật tư, duy trì được mối quan hệ với khách hàng đồng thời giúp họ nhận thấy hiệu quả của việc mở rộng quy mô sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.Chính vì vậy đã góp phần làm tăng dư nợ của ngành nông nghiệp trong những năm gần đây.
Bên cạnh ngành nông - lâm - ngư nghiệp thì dư nợ của ngành tiểu thủ công nghiệp cũng tăng lên, nhưng tỷ trọng dư nợ của ngành này lại có xu hướng giảm dần. Năm 2010 dư nợ ngành tiểu thủ công nghiệp đạt 21525 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8,58%, đến năm 2010 đạt 27596 triệu đồng (chiếm 6,73% trong tổng dư nợ). Tốc độ tăng trưởng năm 2011 so với năm 2010 là 18,15%; năm 2012 so với năm 2011 đạt 8,51% tương ứng với mức tăng là 2164 triệu đồng.
Cũng giống với ngành tiểu thủ công nghiệp thì ngành thương mại-dịch vụ có dư nợ tăng dần qua các năm nhưng tỷ trọng dư nợ lại giảm dần .Cụ thể năm 2010 dư nợ đạt 19730 triệu đồng, chiếm 7,87%. Năm 2011 con số này là 21525 triệu đồng, tăng 1795 triệu đồng tương ứng 9,1% so với năm 2010, chiếm 6,72% trong tổng dư nợ. Đến năm 2012 tiếp tục tăng lên 22957 triệu đồng, chiếm 5,6% trong tổng dư nợ hộ.Cùng với việc bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, Ngân hàng cũng đã dành sự đầu tư thích hợp cho ngành góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
địa phương. Trong tương lai, lãnh đạo địa phương cũng như ngân hàng cần có những biện pháp để hỗ trợ người dân đầu tư phát triển các ngành liên quan tới thương mại- dịch vụ trên địa bàn huyện vì đây là một ngành tiềm năng cho sự phát triển kinh tế của huyện.
Đối với lĩnh vực cho vay đời sống và ngành khác thì dư nợ cũng sự tăng trưởng qua 3 năm về tỷ trọng cũng như về tốc độ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Ngân hàng cũng giành sự quan tâm tới nhu cầu tiêu dùng của người dân và phát triển các ngành khác. Năm 2010 dư nợ đạt 59082 triệu đồng, chiếm 23,55% trong tổng dư nợ. Sang năm 2011 thì dư nợ đạt 84452 triệu đồng, tăng 42,94% so với năm 2010, chiếm đến 26,35% trong tổng dư nợ. Qua năm 2012 dư nợ tăng lên đến 122180 triệu đồng, chiếm 29,78% trong tổng dư nợ và tăng 37728 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 44,67% so với năm 2011.
Tóm lại, trong 3 năm qua quy mô tín dụng của ngân hàng ngày càng được mở rộng hơn. Mặc dù sự biến động về dư nợ của mỗi ngành nghề khác nhau nhưng về cơ bản sự biến động này cũng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của địa phương.
2.2.4 Tình hình dư nợ quá hạn của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Thanh Chương qua 3 năm 2010-2012
2.2.4.1. Tình hình dư nợ quá hạn phân theo thời hạn vay
Nếu như dư nợ thể hiện quy mô của hoạt động tín dụng thì tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh chất lượng tín dụng. Trong hoạt động cho vay của Ngân hàng, thu hồi nợ đúng hạn là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng tíndụng. Nhưng không phải bất cứ lúc nào người vay cũng có thể trả nợ Ngân hàng đúng số tiền, đúng thời hạn như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Một món tiền vay từ khi mới phát sinh đã tiềm ẩn những rủi ro trong đó, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Một trong những đặc thù của sản xuất nông nghiệp là sự phụ thuộc và điều kiện tự nhiên. Để có thể nhìn rõ hơn về vấn đề nợ quá hạn, chúng ta cùng xem xét biểu đồ sau:
Biểu đồ 4:Tình hình dư nợ quá hạn của NHNo&PTNT huyện Thanh Chương qua 3 năm 2010-2012 phân theo thời hạn vay
Qua biểu đồ trên ta thấy, dư nợ quá hạn (DNQH) hộ nông dân tăng lên qua 3 năm. Năm 2011 tổng DNQH là 1122 triệu đồng, tăng 259 triệu đồng so với năm 2010. Sang năm 2012 do ảnh hưởng của thời tiết khí hậu khắc nghiệt cũng như dịch bệnh xảy ra nhiều trên địa bàn làm cho các hộ nông dân trả nợ không đúng thời hạn dẫn đến sự gia tăng nợ quá hạn. Cụ thể là năm 2012 thì tổng DNQH tăng lên519 triệu đồng so với năm 2011.
Trong tổng DNQH thì DNQH của nguồn vốn trung hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn. Năm 2010 DNQH trung hạn là 604 triệu đồng, chiếm 69,99 % trong tổng nợ quá hạn. Năm 2011 thì DNQH trung hạn là 729 triệu đồng, chiếm 64,97% , tăng 125 triệu đồng so với năm 2010. Đến năm 2012 thì DNQH trung hạn tăng lên đến 1194 triệu đồng, chiếm 72,76% trong tổng nợ quá hạn, tăng 465 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho nợ quá hạn tăng cao là do đối tượng vay vốn chủ yếu là hộ sản xuất nông nghiệp, chịu rất nhiều ảnh hưởng bất lợi của thời tiết như mùa hè nắng nóng, mùa đông rét đậm, rét hại, lũ lụt và dịch bệnh xảy ra làm cho đời sống cây trồng vật nuôi bị ảnh hưởng, năng suất giảm sút nghiêm trọng dẫn đến việc người dân không có doanh thu để trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Vì vây, ngân hàng cần có chính sách nhằm giúp đỡ những hộ nông dân gặp khó khăn, xem xét cho các hộ đó vay để tiếp tục sản xuất và trả nợ cho ngân hàng.
2.2.4.2. Tình hình dư nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế
Bảng 6: Tình hình Dư nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế qua 3 năm 2010-2012
Ngành
Dư nợ quá hạn So sánh
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) Giá trị (tr.đ) Cơ cấu (%) +/- % +/- % Tổng dư nợ quá hạn 863 100 1122 100 1641 100 259 30,01 519 46,26
Nông – Lâm - Ngư nghiệp 465 53,88 497 44,30 776 47,29 32 6,88 279 56,14
TTCN 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 - 0 -
TM-DV 175 20,28 350 40,56 420 25,59 175 100,00 70 20,00
Cho vay đời sống và ngành khác 193 22,36 275 31,87 445 27,12 82 42,49 170 61,82
Qua bảng số liệu số 6chúng ta thấy rằng ngành nông - lâm - ngư nghiệp là ngành còn tồn đọng nợ quá hạn lớn nhất, DNQH của ngành nông-lâm-ngư nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cả 3 năm qua. Năm 2010, DNQH của ngành này là 465 triệu đồng, chiếm 53,88% trong tổng DNQH. Đến năm 2011, DNQH là 497 triệu đồng, chiếm 44,30%, tăng 32 triệu so với năm 2010. Sở dĩ tỷ trọng DNQH của ngành trong năm nay giảm là do tỷ trọng của ngành thương mai-dịch vụ và lĩnh vực cho vay đời sống tăng lên. Sang năm 2012 thì DNQH ngành nông-lâm-ngư nghiệp tăng lên đến 776 triệu đồng, chiếm 47,29 %, tăng 279 triệu đồng so với năm 2011.
Như ban đầu chúng ta đã nói, tín dụng nông thôn rất dễ gặp rủi ro. Bên ngoài sự tác động của nhân tố khách quan như thiên tai, lũ lụt, hạn hán, biến động giá cả của thị trường còn có cả những ý thức chủ quan của khách hàng và của cả ngân hàng.Về phía khách hàng đó là do trình độ quản lý và triển khai dự án còn hạn chế nên đồng vốn vay sử dụng không có hiệu quả, cũng có thể do thái độ chây ì không muốn trả nợ, có một số sau khi vay lại không thực hiện theo khế ước vay vốn mà lại dùng để trả nợ, phục vụ tiêu dùng. Do đó khi món vay đến hạn trả thì lại không có tiền để trả nợ cho Ngân hàng.Về phía Ngân hàng dolượng cán bộ tín dụng còn đang rất ít, trong khi đó lượng khách hàng nhiều và trải rộng khắp 38 xã, thị.Chính vì thế mà mỗi cán bộ tín dụng phải phụ trách quản lý một lượng khách hàng khá nhiều, dẫn đến trong quá trình cho vay không thẩm định kỹ, còn qua loa trong vấn đề xem xét tình hình kinh tế để trả nợ của khách hàng.
Riêng ngành tiểu thủ công nghiệp trong những năm gần đây hoạt động có hiệu quả hơn, do vậy mà trong 3 năm qua ngành này không có dư nợ quá hạn. Có thể nói tỷ trọng dư nợ của ngành này và ngành thương mại-dịch vụ trong 3 năm xấp xỉ nhau, nhưng ngành thương mại-dịch vụ lại có tỷ trọng dư nợ quá hạn tương đối cao. Cụ thể, năm 2010 DNQH ngành này là 175 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 20,28%. Năm 2011 DNQH tăng lên là 350 triệu đồng, chiếm 40,56% trong tổng nợ quá hạn, tăng 175 triệu đồng so với năm 2010. Sang năm 2012, DNQH tăng lên 70 triệu đồng so với năm 2011, chiếm 25,59% trong tổng nợ quá hạn. Qua đó ta thấy được ngành thương mại- dịch vụ của huyện nhà hoạt động chưa có hiệu quả, nếu tiếp tục để hệ số nợ của đơn vị caođồng nghĩa với khả năng tự chủ của đơn vị thấp thì trong lâu dài tiềm ẩn nguy cơ
phá sản ảnh hưởng tới nền kinh tế của huyện nhà. Do đó lãnh đạo địa phương cũng như ngân hàng cần có những chính sách và biện pháp nhằm giúp đỡ các đơn vị sản xuất ngành này hoạt động có hiệu quả hơn, đồng thời thanh toán tốt các khoản nợ của mình.
Về lĩnh vực cho vay đời sống và ngành khác thì DNQH trong 3 năm qua tăng lên về số tuyệt đối cũng như tỷ trọng trong tổng nợ quá hạn. Cụ thể, năm 2011 DNQH là 350 triệu đồng, chiếm 31,87%, tăng 82 triệu đồng so với năm 2010. Đến năm 2012 thì DNQH lên tới 445 triệu đồng, tăng 170 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 61,82% so với năm 2011 và chiếm 27,12% trong tổng nợ quá hạn.Việc để tỷ trọng dư nợ quá hạn của lĩnh vực cho vay đời sống, ngành khác cao trong các năm vừa rồi thì ngân hàng cần có các biện pháp kịp thời để giảm dư nợ quá hạn trong lĩnh vực này nhằm hạn chế tối đa các rủi ro đối với nguồn vốn phục vụ cho đời sống và ngành khác.
1.4.4 Kết quả và hiệu quả của hoạt động tín dụng cho vay của Ngân hàng
Bảng 7: Kết quả và hiệu quả của hoạt động tín dụng cho vay của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thanh Chương
Chỉ tiêu Đvt Năm2010 Năm2011 Năm2012
So sánh Năm 2011/2010 2012/2011Năm +/- % +/- % 1.DS cho vay Tr.đ 125413 142214 175572 16801 13,40 33358 23,46 2.DS thu nợ Tr.đ 77780 72546 85829 -5234 -6,73 13283 18,31 3.Dư nợ Tr.đ 250842 320510 410253 69668 27,77 89743 28,00 4.Dư nợ quá hạn Tr.đ 863 1122 1641 259 30,01 519 46,26 5.Tỷ lệ thu nợ % 62,02 51,01 48,89 -11,01 - -2,13 - 6.Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,34 0,35 0,40 0,01 - 0,05 -
(Nguồn: NHNo&PTNT Huyện Thanh Chương)
Qua bảng 7 ta thấy, tỷ lệ thu nợ giảm dần, năm 2010 tỷ lệ thu nợ là 62,02%, sang năm 2011 giảm còn 51,01%. Đến năm 2012 tỷ lệ này giảm xuống còn 48,89%. Tỷ lệ thu nợ giảm xuống chứng tỏ công tác thu nợ của cán bộ tín dụng chưa thật sự hiệu quả. Một nguyên nhân nữa là do tình hình kinh tế chung của thế giới cũng như nước ta trong những năm qua đang gặp nhiều khó khăn, lạm phát đang ở mức cao ảnh
hưởng tới toàn nền kinh tế cũng như các đơn vị doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ.
Trong 3 năm qua ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng dần, tuy mức tăng không lớn nhưng cũng đã cho thấy sự khó khăn trong sản xuất của bà con nông dân. Năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn chỉ là 0,34%, sang năm 2011 thì tăng lên 0,01% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì tỷ lệ này đã tăng lên 0,40%. Tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp chứng tỏ chất lượng hoạt động tín dụng càng cao.Có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng trong cả 3 năm là thấp và luôn nằm trong mức đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn.