5. Tài liệu đọc
1.2.3.5. Kĩ thuật dạy học
KTDH là những biện pháp, cách thức hành động của GV trong các tình huống cụ thể nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập mà là những thành phần của PPDH. Ví dụ, trong dạy học hợp tác có các KTDH như: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép, ...
Các KTDH tích cực có ý nghĩa đặc biệt trong việc khuyến khích sự tham gia của HS vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sáng tạo và cộng tác làm việc của HS. Đây cũng chính là “công cụ” quan trọng góp phần phát triển PC, NL của HS. Một số KTDH tích cực có thể được áp dụng thuận lợi trong làm việc nhóm, tuy nhiên chúng cũng có thể được kết hợp thực hiện trong các hình thức dạy học toàn lớp. Có những KTDH sử dụng được ở các môn học, HĐGD khác nhau nhưng cũng có những KTDH sử dụng như KTDH đặc thù của môn học cụ thể. Điều này cho thấy, ngoài việc đầu tư lựa chọn PPDH, GV cũng cần quan tâm đến việc lựa chọn KTDH với các tiêu chí nhất định. Tuy nhiên, như đã nói, giữa PPDH và KTDH có mối quan hệ mật thiết, do đó việc lựa chọn PPDH hay KTDH không thể tách rời, có thể bắt đầu từ việc lựa chọn PPDH với hàng loạt KTDH có thể thực hiện trong PPDH đó rồi tiếp tục với việc lựa chọn các KTDH phù hợp trong từng tình huống nhất định.
Các mô tả và gợi ý về các KTDH sẽ được trình bày cụ thể và chi tiết trong phần phụ lục. Một số KTDH đã được chọn lọc và trình bày kèm theo các ví dụ minh họa thường sử dụng trong môn học sẽ được tình bày cụ thể ở Nội dung 2.
61
Câu 1. Phân biệt sự khác nhau giữa dạy học, giáo dục tiếp cận nội dung và dạy học, giáo dục phát triển PC, NL.
Câu 2. Trình bày một số nguyên tắc dạy học phát triển PC và NL.
Câu 3. Trình bày ưu thế phát triển về PC chủ yếu, NL chung cụ thể của một trong các phương pháp dạy học đã được thể hiện trong nội dung 1.
Câu 4. Phân tích các YCCĐ của nội dung 1: Những vấn đề chung về dạy học và giáo dục phát triển PC, NL khi hỗ trợ đồng nghiệp.
62
NỘI DUNG 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG MÔN MĨ THUẬT Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ 2.1. Môn Mĩ thuật trong chương trình giáo dục phổ thông 2018
2.1.1. Đặc điểm môn học
Trong CTGDPT 2018, Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục nghệ thuật, được tổ chức giảng dạy từ tiểu học đến trung học phổ thông. So với chương trình hiện hành, chương trình môn Mĩ thuật 2018 giữ nguyên tên môn học nhưng có sự mở rộng phạm vi dạy học.
Môn Mĩ thuật ở nhà trường phổ thông với mục tiêu trọng tâm là khơi gợi và phát triển ở HS NL Mĩ thuật - biểu hiện của NL thẩm mĩ với các thành phần: quan sát và nhận thức thẩm mĩ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, phân tích và đánh giá thẩm mĩ. Đồng thời, môn học này cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác nhằm hình thành, phát triển các PC chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và các NL chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo); đặc biệt là giáo dục ý thức tôn trọng, kế thừa giá trị văn hoá, nghệ thuật dân tộc, tiếp cận giá trị thẩm mĩ thời đại, phát huy tinh thần sáng tạo phù hợp với sự phát triển xã hội.
Càng lên bậc học cao, nội dung giáo dục Mĩ thuật càng được mở rộng, cũng như có sự tiếp cận một số ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác, ứng dụng trong thực tiễn nhằm giúp HS phát triển tư duy độc lập, khả năng phản biện, phân tích và sáng tạo nghệ thuật; hiểu được vai trò và ứng dụng của Mĩ thuật trong đời sống; tạo cơ sở cho HS được tìm hiểu và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân dựa trên nhu cầu thực tế, thích ứng với xã hội. Tại bậc THCS, các nội dung tập trung vào các chủ đề Văn hóa , xã hội; nghệ thuật Tiền sử và Cổ đại Việt Nam và thế giới (lớp 6), nghệ thuật Trung đại Việt Nam và thế giới (lớp 7); nghệ thuật (thiết kế) Hiện đại Việt Nam và thế giới, Mĩ thuật tạo hình và ngành nghề (lớp 8); nghệ thuật (thiết kế) Đương đại Việt Nam và thế giới, Mĩ thuật ứng dụng và ngành nghề (lớp 9). Với các chủ đề này, dạy học trực quan, đàm thoại gợi mở và dạy học tạo hình là các PPDH đặc trưng của môn Mĩ thuật bậc THCS. Thông qua việc tổ chức các hoạt động thực hành và thảo luận, môn Mĩ thuật giúp HS khám phá thế giới Mĩ thuật qua các thời kì, tiến tới gần hơn với lịch sử ngành thiết kế để hiểu tính ứng dụng của thiết kế Mĩ thuật trong cuộc sống xưa và nay, phát triển khả năng thực hành kiến thức, kĩ thuật vào thực tiễn và sáng tạo tác phẩm.
Như vậy, chương trình môn Mĩ thuật 2018 tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm và vận dụng Mĩ thuật vào đời sống; giúp HS nhận thức được mối liên hệ giữa Mĩ thuật với văn hoá, xã hội, kết nối Mĩ thuật với các môn học và hoạt động giáo dục khác; làm tiền đề cho HS định hướng nghề nghiệp trong tương lai, cũng như chủ động tham gia các hoạt động văn hoá nghệ thuật và đời sống xã hội.
63
2.1.2. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt của môn Mĩ thuật
2.1.2.1. Mục tiêu của môn Mĩ thuật
Mục tiêu chung: Chương trình môn Mĩ thuật giúp HS hình thành, phát triển NL Mĩ thuật dựa trên kiến thức và kĩ năng Mĩ thuật; nhận thức được mối quan hệ giữa Mĩ thuật với đời sống, xã hội và các loại hình nghệ thuật khác; có ý thức trân trọng di sản văn hoá, nghệ thuật và khả năng ứng dụng kiến thức, kĩ năng Mĩ thuật vào đời sống; có hiểu biết tổng quát về ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác và khả năng định hướng được nghề nghiệp cho bản thân; trải nghiệm và khám phá Mĩ thuật thông qua nhiều hình thức hoạt động; góp phần hình thành, phát triển các PC yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; các NL tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Mục tiêu cấp THCS: Môn Mĩ thuật giúp HS tiếp tục hình thành, phát triển NL Mĩ thuật dựa trên nền tảng kiến thức, kĩ năng Mĩ thuật ở cấp tiểu học, thông qua các hoạt động thảo luận, thực hành, trải nghiệm; phát triển NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo; có ý thức kế thừa, phát huy các giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống dân tộc, tiếp cận giá trị thẩm mĩ của thời đại, làm nền tảng cho việc phát triển các PC yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; có hiểu biết về mối quan hệ giữa Mĩ thuật với đời sống, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu nghệ thuật, phát triển NL tự chủ và tự học, có ý thức định hướng nghề nghiệp sau khi kết thúc cấp học.
2.1.2.2. Yêu cầu cần đạt của môn Mĩ thuật
a. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và đóng góp của môn Mĩ thuật trong việc bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh
Trong tiến trình giáo dục, thông qua việc tổ chức các hoạt động thảo luận, thực hành, trải nghiệm, sáng tạo, GV giúp HS nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ về bản thân và thế giới xung quanh, tình yêu nghệ thuật và cuộc sống; góp phần nâng cao nhận thức về tình yêu gia đình, quê hương, tình thân ái giữa con người với con người, ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên và không gian văn hóa, thẩm mĩ; trân trọng các sản phẩm, tác phẩm Mĩ thuật và sự sáng tạo của nghệ sĩ; bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa, nghệ thuật dân tộc, ý thức tôn trọng sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc. Đồng thời, rèn luyện cho HS đức chuyên cần, tính trung thực, tình yêu lao động và ý thức trách nhiệm của bản thân trong học tập, làm việc và sử dụng, bảo quản các đồ dùng, công cụ, thiết bị dạy học; kích thích hứng thú, khích lệ sự tự tin ở HS trong học tập và tham gia các hoạt động nghệ thuật, góp phần xây dựng và phát triển đời sống thẩm mĩ của cá nhân, cộng đồng.
b. Yêu cầu cần đạt về năng lực chung và đóng góp của môn Mĩ thuật trong việc hình thành, phát triển các năng lực chung cho học sinh
Với đặc điểm về mục tiêu của môn học là hình thành, phát triển NL Mĩ thuật – biểu hiện của NL thẩm mĩ trong lĩnh vực Mĩ thuật, trong tiến trình giáo dục, môn học có nhiều cơ hội và ưu thế góp phần hình thành, phát triển các NL chung như: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, cũng như đóng góp vào hình
64
thành, phát triển một số NL đặc thù khác như NL ngôn ngữ, NL tìm hiểu tự nhiên xã hội (NL khoa học), NL tính toán, NL tin học, NL công nghệ,… Các NL chung (và một số NL đặc thù khác) được phản ánh trong NL Mĩ thuật và được hình thành, phát triển thông qua mỗi nội dung dạy học; tùy theo đặc điểm, tính chất của mỗi dạng bài/chủ đề dạy học sẽ góp phần phát triển NL, thành tố của NL, hay một số yêu cầu cần đạt cụ thể. GV cần nghiên cứu kĩ về NL chung để hiểu bản chất, cấu trúc, YCCĐ cho từng cấp học; từ đó làm cơ sở xác định mục tiêu phát triển NL thông qua mỗi chủ đề, nội dung dạy học góp phần đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS; theo đó, tổ chức dạy học cần coi trọng vận dụng các phương pháp, hình thức GD đa dạng trong hoạt động thực hành, thảo luận dựa trên các nội dung dạy học và những định hướng chủ đề trong chương trình môn học. Để góp phần hình thành, phát triển NL chung, trong tổ chức dạy học Mĩ thuật cần chú ý những điểm sau:
– Trong tổ chức dạy học mĩ thuật, góp phần hình thành, phát triển NL tự chủ và tự học ở HS, GV cần tổ chức các hoạt động học tập, thực hành, trải nghiệm, sáng tạo đa dạng với sự tham gia tích cực, chủ động của HS. Đặc biệt, cần khích lệ HS sẵn sàng cho việc thực hành, sáng tạo và thảo luận nghệ thuật thông qua việc chuẩn bị, xác lập mục tiêu học tập, thiết kế nội dung, kế hoạch, dự án học tập,… và thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ học tập của cá nhân, của nhóm, góp phần nâng cao NL tự chủ và tự học ở HS.
– Để góp phần hình thành, phát triển NL giao tiếp và hợp tác, trong dạy tiến trình giáo dục, GV cần quán triệt lồng ghép, tích hợp hoạt động thực hành với thảo luận thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức da dạng, tạo cơ hội cho HS được thường xuyên tham gia trao đổi, chia sẻ những thông tin tìm hiểu về tác giả/nghệ sĩ, về tác phẩm, sản phẩm Mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật; cũng như giới thiệu kết quả học tập, sản phẩm thực hành của cá nhân, của bạn bè và khích lệ HS bày tỏ cảm nhận, suy nghĩ, quan điểm về thẩm mĩ,… tạo nên kết quả học tập của nhóm dựa trên những cách thức hợp tác khác nhau.
– NL giải quyết vấn đề và sáng tạo là đặc trưng của dạy học Mĩ thuật, vì vậy, trong tổ chức dạy học, GV cần chú trọng lựa chọn, vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thích hợp, giúp HS có cơ hội vận dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của bản thân để tìm hiểu, khám phá và thực hành, trải nghiệm, phát hiện yếu tố thẩm mĩ trong nghệ thuật và đời sống; khích lệ HS chia sẻ, đề xuất vấn đề, ý tưởng thẩm mĩ và lựa chọn giải pháp thể hiện; khuyến khích HS tiếp tục đổi mới trong tiến trình học tập/thực hành trên cơ sở nhận thức và tư duy phản biện thẩm mĩ góp phần hình thành, phát triển NL giải quyết vấn đề và sáng tạo ở HS.
c. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù và đóng góp của môn Mĩ thuật trong việc hình thành, phát triển các năng lực đặc thù cho học sinh
Chương trình môn Mĩ thuật giúp HS hình thành và phát triển NL Mĩ thuật với các NL thành phần như sau: quan sát và nhận thức thẩm mĩ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, phân tích và đánh giá thẩm mĩ. Dưới đây là mô hình NL Mĩ thuật, biểu hiện của NL thẩm mĩ trong lĩnh vực Mĩ thuật:
65
Hình 2.1. Biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực Mĩ thuật
Theo đó, những đóng góp của môn học trong việc hình thành, phát triển NL đặc thù cho HS được biểu hiện như sau:
Bảng 2.1. Bảng mô tả các biểu hiện cụ thể các thành phần của năng lực Mĩ thuật cấp Trung học cơ sở
Thành phần năng lực
Mĩ thuật Biểu hiện
Quan sát và nhận thức thẩm mĩ
- Nhận biết được yếu tố thẩm mĩ trong đời sống.
- Nhận biết được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở đối tượng thẩm mĩ.
- Nhận biết được giá trị thẩm mĩ ở sản phẩm, tác phẩm Mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật.
Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ
- Nêu được ý tưởng thể hiện đối tượng thẩm mĩ.
- Lựa chọn được hình thức thực hành, sáng tạo thể hiện ý tưởng thẩm mĩ.
- Vận dụng được một số yếu tố, nguyên lí thẩm mĩ trong thực hành sáng tạo.
- Sử dụng được một số công cụ, thiết bị công nghệ trong thực hành sáng tạo.
66
Phân tích và đánh giá thẩm mĩ
- Phân tích, chia sẻ được cảm nhận về đối tượng thẩm mĩ. - Biết cách thu thập và trình bày một số thông tin về tác giả, tác phẩm, trường phái, phong cách nghệ thuật. - Mô tả, phân tích được yếu tố, nguyên lí tạo hình ở sản phẩm, tác phẩm, phong cách, trường phái nghệ thuật trong thực hành, thảo luận và liên hệ thực tiễn.
- Đánh giá được đối tượng thẩm mĩ thông qua yếu tố và nguyên lí tạo hình.
- Học hỏi được kinh nghiệm thực hành sáng tạo thông qua đánh giá đối tượng thẩm mĩ.
2.1.3. Định hướng về phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong môn Mĩ thuật trong môn Mĩ thuật
2.1.3.1. Định hướng chung
PP GD trong CT môn Mĩ thuật phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, trong đó nhấn mạnh những yêu cầu sau:
− Tích hợp, lồng ghép nội dung lí thuyết trong thực hành, thảo luận; kết hợp liên hệ kiến thức, kĩ năng của môn Mĩ thuật với kiến thức, kĩ năng của các môn học, hoạt động giáo dục khác một cách phù hợp, thiết thực.
− Chú trọng dạy học trải nghiệm; vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học và các hình thức tổ chức, không gian hoạt động học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm, kích thích trí tưởng tượng, tư duy hình ảnh thẩm mĩ của HS, tạo cơ hội để HS rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức thông qua các chủ đề, nội dung thực tế vào thực hành, thể nghiệm ý tưởng sáng tạo và đưa các sản phẩm sáng tạo vào đời sống.
− Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; tránh áp đặt các quan điểm một chiều về đúng sai, đẹp xấu, ghi nhớ máy móc các khái niệm kiến thức về yếu tố tạo hình và nguyên lí tạo hình, lịch sử Mĩ thuật…; tạo điều kiện để HS tự chủ động tìm hiểu, mở rộng tri thức, tiếp tục phát triển các PC và NL cần thiết của HS Trung học.
− Khai thác, sử dụng hợp lí thiết bị dạy học, mạng Internet; tận dụng các chất liệu, vật