5. Tài liệu đọc
3.2. Cơ sở lựa chọn, sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất,
năng lực học sinh
Việc lựa chọn phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học phù hợp là hoạt động quan trọng để cụ thể hóa chiến lược dạy học, giáo dục của người GV, góp phần xác nhận tính đúng đắn, sự hợp lí của chiến lược dạy học mà GV đã xác định. Các mục từ 3.2 đến 3.4 dưới đây sẽ tập trung định hướng để GV nghiên cứu nhằm tiến hành lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp.
CT GDPT 2018 được xây dựng nhằm hình thành và phát triển PC và NL người học. Theo đó, CT phổ thông giúp HS làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách
98
và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.
CT GDPT 2018 được xây dựng theo hướng mở. Theo đó, CT chỉ bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với HS toàn quốc còn lại thì “trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.”. Cụ thể là CT “chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về YCCĐ về PC và NL của HS, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và GV phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện CT.”.
Như vậy, GV cần nắm rõ các quan điểm xây dựng chương trình như trên để hiểu được vai trò, quyền hạn, cũng như nhiệm vụ của mình trong việc lựa chọn, sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học nhằm phát triển PC, NL HS trong môn Mĩ thuật. Ngoài ra, việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH để phát triển PC, NL HS trong môn Mĩ thuật cũng cần được thực hiện dựa trên những cơ sở sau:
− Về mục tiêu dạy học: Lí luận dạy học đã chỉ rõ việc lựa chọn PP, KTDH phải bám sát mục tiêu giáo dục đã xác định cho HS. Nếu PP, KTDH không giúp HS đạt được những yêu cầu này thì không thể coi đó là PP, KTDH phù hợp.
Đặc biệt đối với CTGDPT môn Mĩ thuật 2018, mục tiêu cuối cùng không phải là trang bị kiến thức mà là phát triển PC và NL cho HS. Các mục tiêu này đã được cụ thể hóa thành các YCCĐ trong CT. Vì vậy, việc lựa chọn và sử dụng PP, KTDH cần hướng đến việc tăng cường các yêu cầu giải quyết vấn đề, vận dụng tổng hợp, yêu cầu thực hành, sáng tạo gắn với các tình huống thực tiễn...
Chương trình giáo dục Mĩ thuật ở Trung học là sự kế thừa và phát triển các kiến thức, kĩ năng Mĩ thuật ở cấp tiểu học, được chia làm 2 giai đoạn: giáo dục Mĩ thuật bậc THCS; giáo dục Mĩ thuật bậc THPT. Trong đó, giáo dục Mĩ thuật ở tiểu học và THCS là giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục Mĩ thuật ở trung học phổ thông là giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Với mục tiêu giáo dục Mĩ thuật trên, việc xác định:
− Nội dung, chủ đề bài học cần hướng đến: Tính hệ thống giữa các bài học, nội dung chủ đề giáo dục Mĩ thuật từ cấp THCS đến THPT. Tính phát triển liên kết giữa nội dung giáo dục môn Mĩ thuật với các môn học khác.
− Phương pháp và kĩ thuật dạy học cần hướng đến tính hình thành và phát triển các PC, NL chung, NL thẩm mĩ, NL đặc thù.
− Về đặc điểm nội dung dạy học: Cũng như mối quan hệ giữa mục tiêu, YCCĐ với PP, KTDH, sự thống nhất giữa PP và KTDH với nội dung dạy học cũng chi phối việc lựa
99
chọn, phối hợp và sử dụng PP, KTDH. Trong môn Mĩ thuật có nhiều thể loại Mĩ thuật rất phong phú, đa dạng, phức tạp. Do vậy, GV cần lưu ý để lựa chọn, sử dụng PP và KTDH cho phù hợp. Chương trình môn Mĩ thuật phát triển hai mạch nội dung Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng, trong đó nền tảng kiến thức cơ bản dựa trên yếu tố và nguyên lí tạo hình.
Bảng 3.1 Bảng phân bố mạch nội dung
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Lí luận và lịch sử mĩ thuật + + + + + + + + + x x X Hội họa x x x x x x x x x x x X Đồ họa (tranh in) x x x x x x x x x x x X Điêu khắc x x x x x x x x x x x X Thủ công x x x x x Thiết kế công nghiệp x x x x x x X Thiết kế đồ họa x x x x x x X Thiết kế thời trang x x x x x x X Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh x x X Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện x x X Kiến trúc x x X
Kí hiệu “x”: nội dung giáo dục độc lập.
Kí hiệu “+” nội dung giáo dục được lồng ghép trong thực hành, thảo luận mĩ thuật.
Các yếu tố tạo hình và nguyên lí tạo hình là nội dung giáo dục cốt lõi của môn mĩ thuật. Vì vậy, tùy theo yêu cầu của chủ đề học tập, GV chủ động lựa chọn, kết hợp các yếu tố tạo hình với các nguyên lí tạo hình linh hoạt áp dụng trong các lĩnh vực, thể loại mĩ thuật để tổ chức các hoạt động dạy học.
Ví dụ: thể loại lí luận và lịch sử mĩ thuật vốn thiên về các sự kiện, tác giả, tác phẩm liên quan tới sự kiện văn hóa - lịch sử cần dạy tích hợp với các thể loại và vận dụng các PPDH vấn đáp - gợi mở, kĩ thuật dạy học mảnh ghép, sắm vai, sơ đồ tư duy, phòng tranh… để tạo hứng thú học tập.
100
Tương ứng với từng thể loại mĩ thuật có những khái niệm và kĩ thuật riêng. Do đó, cần áp dụng kết hợp các PPDH đặc biệt trong các hoạt động thực hành sáng tạo như PPDH vấn đáp - gợi mở, dạy học giải quyết vấn đề, tạo hình theo quy trình để đảm bảo HS sẽ đạt được những kiến thức kĩ năng bên cạnh việc phát triển các NL thẩm mĩ.
− Về đặc điểm của PP, KTDH:
Mỗi PP, KTDH đều có những ưu điểm và hạn chế trong việc hình thành và phát triển PC cho HS. Do đó, GV cần có sự tường minh về đặc điểm, tính khả thi và điều kiện áp dụng của từng PP, KTDH để có thể phát huy được hết các điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của từng phương pháp, đảm bảo cho hiệu quả dạy học. Vì vậy, trong việc tổ chức dạy học không thể sử dụng một PP, KTDH đơn nhất để hoàn thành nhiệm vụ dạy học mà thường phải là sự phối hợp của một cách linh hoạt, GV có thể dựa vào một số yếu tố sau để việc lựa chọn và phối hợp các phương pháp được tối ưu:
− Phù hợp với mục tiêu và nội dung kiến thức.
− Phù hợp với đối tượng GV và HS: trình độ và kinh nghiệm của GV; khả năng riêng của GV. Trình độ của HS, khả năng, thái độ làm việc, đặc điểm tâm sinh lý của HS...
− Phù hợp với các phương tiện và thiết bị dạy học, với tình hình kinh tế, cơ sở vật chất của nhà trường và xã hội.
− Tuân theo nguyên tắc: phát huy tối đa tính tích cực của HS và tạo điều kiện cho HS làm việc càng nhiều càng tốt.
− Một số cơ sở khác:
+ Cơ sở vật chất của nhà trường: Việc lựa chọn PP, KTDH phù hợp với cơ sở vật chất của nhà trường là điều vô cùng quan trọng. Nhất là với những PP, KTDH có yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất.
+ Đặc điểm đối tượng HS: Việc sử dụng PP, KTDH của GV ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp nhận của HS. Do vậy, việc lựa chọn PP và KTDH buộc phải cân nhắc đến đặc điểm của đối tượng HS. Với những HS có khả năng tự học, thích học và biết chọn lọc những nội dung học tập, năng động, sáng tạo, tích cực hợp tác với GV trong các hoạt động học... thì GV có thể lựa chọn các PP, KTDH chú trọng cho HS tự nghiên cứu, phát hiện và tự giải quyết vấn đề. Với những HS thiếu sự tập trung cho việc học tập, thường học tập một cách thụ động, hoặc một bộ phận HS có thể có biểu hiện tự ái, tự ti, mặc cảm vì tiếp thu chậm, khả năng nhận thức hạn chế ... thì trong quá trình dạy học GV cần chú ý sử dụng PP đàm thoại - gợi mở và nên có những trợ giúp riêng để các em tăng dần sự tự tin. Trong quá trình dạy học, để HS cảm thấy gần gũi, hứng thú khi học tập, GV nên khai thác các vấn đề thực tiễn của địa phương, những vấn đề xã hội đang quan tâm ở trong nước hoặc trên thế giới. Điều này sẽ góp phần tạo hứng thú cho HS, giúp các em thấy được ý nghĩa của các vấn đề mình được học ở nhà trường phổ thông.
+ NL của GV: Thực tế cho thấy việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học chính là một hoạt động nhằm tạo cơ hội cho GV nâng cao NL chuyên môn, kĩ
101
năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các PP, KTDH thông qua việc dự giờ, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp... Tuy nhiên, khi lựa chọn và sử dụng PP, KTDH thì GV nên bắt đầu bằng những PP, KTDH mình đã hiểu rõ, biết cách sử dụng. Trước khi lựa chọn một PP, KTDH mới, GV nên đầu tư tìm hiểu để đảm bảo mình hiểu đúng cách thực hiện. GV không nên cố gắng dùng những PP, KTDH mình chưa rõ hay không cảm thấy tự tin, phù hợp vì đôi khi việc sử dụng PP, KTDH không hiệu quả không phải do bản thân PP, KTDH đó có vấn đề mà chỉ là do cách sử dụng chưa đúng.
Chẳng hạn DH hợp tác hiện nay đang được GV sử dụng khá phổ biến. Trước kia, với Mĩ thuật, các em thường thể hiện các sản phẩm cá nhân, ít trao đổi và thảo luận với nhau trong quá trình hoạt động nên việc quan sát và phân tích chỉ tập trung vào sản phẩm và đánh giá chủ quan của mỗi cá nhân, các em cũng không học hỏi được các kĩ thuật và kĩ năng từ bạn mà đa phần từ thầy/cô…Với dạy học hợp tác, HS được thể hiện suy nghĩ và cảm nhận của bản thân nhiều hơn, các em cũng học hỏi được từ bạn bè các phương cách giải quyết vấn đề, học cách giúp đỡ và hỗ trợ nhau trong hoạt động nhóm. Tuy nhiên, dạy học hợp tác đôi lúc cũng khiến HS ỷ lại vào bạn mình, đặc biệt là trong các nhóm lớn… Vì vậy, GV cần phải rất cân nhắc kết hợp dạy học hợp tác với tổ chức các hoạt động cá nhân để kích thích sự tích cực tham gia, tự học và tự chủ của các em.
− Mỗi địa phương có những đặc điểm lịch sử, địa hình, tài nguyên thiên nhiên khác nhau để lựa chọn và đưa những nội dung này vào bài dạy phù hợp với từng cơ sở giáo dục, địa phương nhằm phát triển các PC (yêu quê hương, đất nước, trách nhiệm,…) và các NL chung, NL đặc thù được hình thành thông qua các hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu văn hóa – Mĩ thuật tại cơ sở giáo dục, địa phương mình. Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất tại cơ sở giáo dục và tài nguyên tại các địa phương cũng ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến phương tiện dạy học và gián tiếp ảnh hưởng tới PPDH nên căn cứ vào điều kiện mỗi cơ sở, mỗi địa phương khác nhau mà GV để lựa chọn và xây dựng những nội dung bài học và phương pháp, kĩ thuật dạy học.
Khai thác các yếu tố của địa phương và dựa vào bối cảnh nhà trường sẽ tạo cho HS sự gần gũi, thiết thực và hứng thú cho HS, tạo điều kiện cho HS có những hiểu biết về các vấn đề thực tiễn của địa phương. Đồng thời, nhà trường và địa phương có thể chủ động xây dựng một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện giáo dục của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần đảm bảo kết hợp hoạt động của nhà trường với gia đình và xã hội.