Đánh giá việc lựa chọn, sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học cho một chủ

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Mỹ thuật THCS - HoaTieu.vn (Trang 115 - 141)

5. Tài liệu đọc

3.4. Đánh giá việc lựa chọn, sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học cho một chủ

đề/ bài học

Có thể đánh giá hoạt động dạy học phát triển PC và NL HS dựa trên tiêu chí đánh giá bài học 9 được đề cập trong công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH (về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng). Các tiêu chí này được dùng đề đánh giá bài học khi triển khai sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, từ khâu xây dựng kế hoạch dạy học và tài liệu dạy học, thực hiện – dự giờ, đến khâu cuối là đánh giá bài học sau dự giờ và cải tiến bài học.

Nội dung Tiêu chí

1. Kế hoạch và

tài liệu dạy học

Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và PPDH

được sử dụng.

Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Mức độ phù hợp củathiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS.

Mức độ hợp lý của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS.

2. Tổ chức hoạt

động học cho HS

Mức độ sinh động, hấp dẫn HS của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập.

Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của HS. Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích HS hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mức độ hiệu quả hoạt động của GV trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của HS.

3. Hoạt động của

HS

Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả HS trong lớp.

Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của HS trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Mức độ tham gia tích cực của HS trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Trong đó, để đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH được trình bày trong một KHDH cụ thể, cần tập trung vào 4 tiêu chí trong nội dung 1.

9 Với tài liệu này, thuật ngữ “đánh giá bài học” theo CV 5555/BGDĐT-GDTrH có thể được coi là đánh giá việc thiết kế, triển khai “kế hoạch dạy học”.

114

(1) Tiêu chí 1: Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.

Chuỗi hoạt động học của HS bao gồm nhiều hoạt động học cụ thể được xây dựng một cách tuần tự nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã được xác định trong kế hoạch dạy học, bao gồm cả mục tiêu về NL đặc thù cũng như PC chủ yếu và NL chung. Thông thường, hoạt động học được thiết kế dựa trên nền tảng về PPDH và cần đảm bảo các đặc trưng của phương pháp đó. Điều quan trọng là các phương pháp phải có sự đáp ứng tốt đối với mục tiêu dạy học và nội dung dạy học chủ đề/ bài học.

Để đánh giá sự lựa chọn các phương pháp, kĩ thuật dạy học trong chuỗi hoạt động học, có thể đặt ra một số câu hỏi để xem xét sự phù hợp của PP, KTDH trong chuỗi hoạt động học như sau:

 Mục tiêu dạy học chủ đề/ bài học có được mô tả rõ ràng không?

 Các hoạt động học có mục tiêu cụ thể không? Các mục tiêu của hoạt động học có phải là thành phần của các mục tiêu dạy học chủ đề/ bài học không?

 Các hoạt động học đáp ứng nội dung dạy học không?

 Các PP, KTDH có được lựa chọn phù hợp với nội dung dạy học và mục tiêu của từng hoạt động học và mục tiêu dạy học chủ đề/ bài học không?

Ví dụ: Theo tiêu chí này thì chuỗi hoạt động học mà GV thiết kế cho HS tham gia cần bao gồm những hoạt động học cụ thể được xây dựng một cách trình tự và phù hợp với mục tiêu, nội dung và PPDH. Như vậy, có thể thấy từ góc độ PP, KTDH thì các PP, KTDH phải phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học, tạo thành chuỗi hoạt động học dưới hình thức các nhiệm vụ theo tiến trình: chuẩn bị => chuyển giao nhiệm vụ => thực hiện nhiệm vụ => báo cáo kết quả => đánh giá kết quả. Ví dụ khi dạy Chủ đề “Trái cây” thuộc thể loại hội họa, điêu khắc, nội dung tìm hiểu chủ đề trái cây nhằm mục tiêu giúp HS nhận biết yếu tố đường nét, hình khối, màu sắc… một số loại trái cây, nếu GV dùng PP thuyết trình thì HS chỉ nghe GV thuyết giảng một cách thụ động. HS sẽ khó hình thành các NL như giao tiếp và hợp tác, quan sát và nhận thức thẩm mĩ nên trong trường hợp này, GV đã sử dụng dạy học hợp tác, quan sát trực quan kết hợp đàm thoại gợi mở để tổ chức hoạt động, HS sẽ tham gia quan sát, thảo luận, suy nghĩ, trả lời câu hỏi để tự rút ra những đặc điểm của các loại trái cây.

Tiêu chí 2: Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Tiêu chí này nhấn mạnh về việc vận dụng các KTDH, là những phương thức để tổ chức hiệu quả mỗi hoạt động học, trong đó HS thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể. Cần lưu ý mỗi hoạt động học cần có mục tiêu dạy học cụ thể, rõ ràng. Thông qua các kĩ thuật dạy học GV áp dụng, HS chủ động, tích cực tham gia hoạt động để hoàn thành sản phẩm học tập, là minh chứng về kết quả của NL và PC HS. Các sản phẩm học tập này có thể là câu hỏi, bài kiểm tra, nhật kí học tập, phiếu học tập, câu hỏi trao đổi, bảng kết quả thảo luận nhóm, … Sản phẩm học tập được lựa chọn trên cơ sở đáp ứng đúng mục tiêu dạy học kết hợp chặt chẽ với nội dung, PP, KTDH.

115

Có thể đặt ra một số câu hỏi để xác định sự phù hợp của PP, KTDH cho mỗi hoạt động học như sau:

 Mục tiêu hoạt động học có được mô tả rõ ràng không?

 Yêu cầu về sản phẩm học tập có được mô tả rõ ràng và phù hợp với mục tiêu của hoạt động học không?

 Phương thức hoàn thành sản sản phẩm trong nhiệm vụ học tập có được mô tả rõ ràng, phù hợp và hiệu quả đối với sản phẩm học tập không?

 Phương thức hoàn thành sản sản phẩm trong nhiệm vụ học tập có được mô tả rõ ràng, phù hợp và hiệu quả và phù hợp với các đối tượng HS không?

Ví dụ: Khi GV sử dụng dạy học hợp tác thì GV sẽ phải mô tả tường minh, rõ ràng các nhiệm vụ và hoạt động học tập nhóm, các đồ dùng học tập sẽ sử dụng. Chẳng hạn như GV có thể xác định sẽ sử dụng Dạy học hợp tác kết hợp với kĩ thuật sơ đồ tư duy nhằm giúp HS thảo luận và viết ra các loại quả định làm, các bước định thực hiện và phân công nhiệm vụ cụ thể. (Xem KHDH minh họa)

Chuẩn bị: GV chia mỗi nhóm từ 4 – 6 HS, phân công công việc cho các thành viên nhóm để đảm bảo mọi HS đều có cơ hội tham gia; chuẩn bị giấy A2 để HS vẽ sơ đồ tư duy, tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện.

Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thảo luận và viết ra các loại quả định làm, các bước định thực hiện và phân công nhiệm vụ cụ thể.

Thực hiện nhiệm vụ: HS hợp tác làm việc theo nhóm. Trong khi các nhóm làm việc, GV quan sát, hướng dẫn HS về quy tắc trình bày sơ đồ tư duy (cách dùng nhánh, nét thể hiện ý chính, ý phụ, cách chọn từ khóa, hình ảnh, …), hỗ trợ khuyến khích HS chưa chủ động tham gia.

Tiêu chí 3: Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS.

Tiêu chí này nhấn mạnh việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học và học liệu trong hoạt động học. Cần áp dụng các KTDH tích cực để HS sử dụng phương tiện, học liệu một cách hiệu quả để hoàn thành sản phẩm học tập.

Có thể đặt ra một số câu hỏi sau để xem xét sự phù hợp của thiết bị dạy học phù hợp với PP, KTDH đã lựa chọn như sau:

 Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập không?

 Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với cách thức HS hoạt động không?

 Việc sử dụng thiết bị dạy học và học liệu có được mô tả cụ thể, rõ ràng và phù hợp với kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng không?

Ví dụ: Khi dạy chủ đề “Trái cây”, nếu lớp học có máy chiếu, GV có thể chiếu các hình ảnh lên bảng, tuy nhiên, giữa hình ảnh trình chiếu (2D) và trái cây thật (3D) có sự khác biệt

116

nên rất cần chuẩn bị thêm một số loại trái cây thật sẽ phù hợp hơn với hoạt động tìm hiểu các loại trái cây, phát huy được NL quan sát, nhận thức thẩm mĩ.

Tiêu chí 4: Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS.

Tiêu chí này nhấn mạnh về phương án kiểm tra đánh giá trong mỗi hoạt động học của tiến trình dạy học. Các công cụ đánh giá cần phù hợp với PP, KTDH đã lựa chọn, không chỉ là các công cụ đánh giá sản phẩm học tập ở cuối hoạt động học, mà còn các tiêu chí đánh giá sự tham gia hoạt động của HS, bao gồm cả đánh giá về mức độ đạt được về phẩm chất và năng lực đã đặt ra trong mục tiêu.

Có thể đặt ra một số câu hỏi để xác định sự phù hợp của phương án kiểm tra đánh giá như sau:

 Phương thức đánh giá sản phẩm học tập có được mô tả không?

 Phương án kiểm tra đánh giá hoạt động học tập và sản phẩm học tập có được mô tả rõ, bao gồm các tiêu chí cần đạt không?

 Phương án kiểm tra đánh giá sản phẩm học tập trung gian có được mô tả rõ không?

 Phương án kiểm tra đánh giá có phù hợp với sản phẩm học tập thông qua các hoạt động học có vận dụng PP, KTDH đã lựa chọn không?

Ngoài việc đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH thể hiện trong KHDH, GV cũng cần lưu ý đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH thể hiện trong quá trình tổ chức dạy học trên lớp. GV có thể vận dụng 8 tiêu chí còn lại trong bảng tiêu chí được giới thiệu trong công văn 5555/BGDĐT-GDTrH, trong đó nhấn mạnh sự tích cực, chủ động sáng tạo và hiệu quả của HS, việc sử dụng phù hợp các PP, KTDH chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hỗ trợ, đánh giá HS phù hợp. Có thể sử dụng một số câu hỏi cần đặt ra khi đánh giá về tính hiệu quả của việc sử dụng PP, KTDH trong hoạt động học như sau:

Hoạt động học của HS Hoạt động của GV

 Có phải tất cả HS đều tiếp nhận đầy đủ và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập?

 HS có tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập?

 HS có tích cực trình bày, trao đổi, thảo luận

 Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS có chính xác và phù hợp?

 Phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập có hấp dẫn không?

 GV có theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của HS?

 GV có phương án hỗ trợ và khuyến khích HS trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ không?

 GV có tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của HS hiệu quả không?

Như vậy, có thể đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH cho một chủ đề/ bài học cụ thể thông qua 12 tiêu chí của công văn 5555/BGDĐT-GDTrH. Việc đảm bảo đánh giá đầy đủ theo các tiêu chí sẽ giúp GV nhận thức phù hợp trong việc lựa chọn, sử dụng PP,

117

KTDH, từ đó có những sự lựa chọn chính xác, sử dụng hiệu quả hơn các PP, KTDH nhằm phát triển PC và NL HS.

CÂU HỎI

Câu 1. Hãy cho biết trong các cơ sở lựa chọn PP, KTDH môn Mĩ thuật ở THCS thì cơ sở nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Câu 2. Xác định các tiêu chí đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH của một chủ đề trong môn Mĩ thuật ở THCS.

Câu 3. Thiết kế chuỗi hoạt động học của một chủ đề trong môn Mĩ thuật ở THCS có mô tả việc lựa chọn sử dụng PP, KTDH cụ thể.

118

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TÊN CHỦ ĐỀ/10BÀI HỌC: Trái cây

Thời lượng: 3 tiết I. MỤC TIÊU DẠY HỌC Phẩm chất, năng lực YCCĐ (STT của YCCĐ) NĂNG LỰC ĐẶC THÙ Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ - Xác định nội dung chủ đề (1)

- Quan sát, nhận biết và phân tích yếu tố đường nét, hình khối, mảng màu… đặc điểm trái cây, mâm trái cây.

(2)

Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ

- Vận dụng trí tưởng tượng, tư duy độc lập trong sáng tạo tác phẩm tranh 2D và tạo hình, sắp xếp mâm quả (trái cây) 3D.

(3)

- Đề xuất, đánh giá và lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề tạo hình, phân công công việc, lập kế hoạch thực hiện.

(4)

Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ

- Phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.

(5)

- Ghi nhận những cảm xúc và chia sẻ cảm nhận thẩm mĩ về sản phẩm.

(6)

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm. - Diễn tả và giao lưu thẩm mĩ.

(7)

10 Về nguyên tắc: đây là KHBD cho chủ đề

119 Năng lực tự chủ và

tự học

- Lập kế hoạch và thực hiện cách học. - Tự hoàn thiện sản phẩm.

(8)

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Trung thực Đưa ra những đánh giá, nhận xét chân thực với cảm nhận của mình.

(9)

Trách nhiệm Tham gia chủ động và tích cực các hoạt động học tập các nhân và nhóm và thực hiện đầy đủ các bài tập.

(10)

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Học sinh:

Tìm hiểu và sưu tầm một số loại trái cây trong đời sống thực tế.

Giấy vẽ, bút, màu và các loại phương tiện, nguyên vật liệu khác…

Giáo viên:

Hình ảnh một số loại trái cây trong thực tế cuộc sống.

Máy chiếu (nếu có) … Nội dung minh họa:

Trái cây trong thực tế đời sống

- Trái cây trong hội họa

120

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học (thời gian)

Mục tiêu

(Số thứ tự YCCĐ)

Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương án đánh giá Hoạt động: Hoạt động: Khởi động (5 phút) - (10) Trò chơi Hoạt động 1. Khám phá kiến thức (20 phút) - (1) (2) (5) (6) - (7) (8) - (10) - Hoạt động 1.1: Giới thiệu tên và yếu tố đường nét, hình khối, màu sắc một số loại trái cây quen thuộc.

- Hoạt động 1.2: Tìm những hình ảnh liên quan đến đường nét, hình khối, màu sắc điểm của các loại trái cây. - DH trực quan, DH đàm thoại gợi mở, DH tạo hình theo quy trình. - Kĩ thuật đặt câu hỏi. - PP quan sát, PP hỏi đáp

- Công cụ: câu hỏi

Hoạt động 2. Thực hành (45 phút) - (1) (2) (3) (4) (5) (6) - (7) (8) - (10) - Hoạt động 2.1. Lên kế

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Mỹ thuật THCS - HoaTieu.vn (Trang 115 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)