Dạy học tạo hình (theo quy trình)

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Mỹ thuật THCS - HoaTieu.vn (Trang 86 - 88)

5. Tài liệu đọc

2.2.5. Dạy học tạo hình (theo quy trình)

Khái niệm

Dạy học tạo hình (theo dự án Hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật bậc Tiểu học) là hoạt động dạy học mang tính tích hợp thành quy trình. GV tạo hứng thú cho HS bằng cách lập nên các quy trình dạy - học Mĩ thuật tích hợp, linh hoạt; các quy trình dạy - học Mĩ thuật theo chủ đề từ những nhóm chủ đề liên quan đến kinh nghiệm cá nhân, tâm lý lứa tuổi và kiến thức của HS.

Đặc điểm của phương pháp này là:

Giáo dục Mĩ thuật theo hướng thực nghiệm trong đó đề cao tính nghệ thuật và giáo dục thẩm mĩ HS.

85

Điểm nổi bật của PPDH này là GV có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều KT dạy học trong một bài dạy.

Đây là một chương trình giáo dục Mĩ thuật năng động, phát huy, rèn luyện được nhiều kĩ năng cho HS, đặc biệt là kĩ năng sống, một sự thay đổi lớn cả về phương pháp lẫn mục tiêu giáo dục của bộ môn Mĩ thuật. Ngoài việc thay đổi nội dung phân phối chương trình, sự thay đổi hình thức tổ chức lớp học phần lớn được thông qua hoạt động nhóm.

Các em dưới sự hướng dẫn và tổ chức hoạt động của GV sẽ trực tiếp tham gia và trải nghiệm các hoạt động, các em sẽ:

Tự mình sáng tác và thử chất liệu màu mình chọn.

Biểu đạt suy nghĩ và ý kiến của mình trong quá trình thực hiện tác phẩm cũng như tự tin tự trình bày các ý tưởng, cảm xúc đó với bạn bè, thầy cô.

Tự nhận thức, phân tích và đánh giá các lựa chọn, ý tưởng của mình.

Nhận thức cuộc sống vì các trải nghiệm thực tế cuộc sống sẽ giúp tạo cảm hứng và gợi cảm hứng biểu đạt, suy nghĩ, ý tưởng cho trẻ.

Lưu ý: Có thể có những thay đổi linh hoạt hoặc cân nhắc khác cho quy trình cụ thể ở thực tế. Những quy trình dạy - học Mĩ thuật này không phải là công thức cố định mà chúng ta phải làm theo. Những quy trình này tạo cảm hứng cho GV và nó còn có thể điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng HS và điều kiện thực tế tại địa phương. GV có thể phát triển khả năng của HS ở các mức độ khác nhau trong các quy trình này như khả năng trải nghiệm, sáng tạo, biểu đạt, giao tiếp và đánh giá.

Phương pháp này được tổ chức thành 7 quy trình dạy - học trong Mĩ thuật mang tính thử nghiệm:

1. Vẽ ký họa dáng (người/vật): Quy trình Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện 2. Vẽ theo mẫu (chân dung /vật thể): Quy trình Vẽ biểu cảm

3. Vẽ trang trí (Làm bìa sách, bưu thiếp, giấy mời…): Quy trình Trang trí và vẽ tranh qua âm nhạc

4. Hình ảnh các nhân vật được xé, cắt dán, tạo hình 3D để tạo một chủ đề có cốt truyện: quy trình Xây dựng cốt truyện

5. Các hình khối được tạo ra từ vật tìm được, dây thép, đất nặn, giấy bồi… và được kết nối với nhau trong một không gian nhất định: quy trình tạo hình 3D tiếp cận theo chủ đề.

6. Các nhân vật được tạo hình từ các vật dụng tìm được và câu chuyện được phát triển theo chủ đề: Quy trình Điêu khắc - Nghệ thuật tạo hình không gian (Nghệ thuật sắp đặt/ hoạt cảnh/ biểu diễn và sắm vai)

86

7. Tạo hình các con rối và tạo ra một buổi trình diễn ấn tượng: Quy trình “Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn”

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Mỹ thuật THCS - HoaTieu.vn (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)