Các phương pháp và kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất,

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Mỹ thuật THCS - HoaTieu.vn (Trang 74)

5. Tài liệu đọc

2.2. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất,

lực học sinh trung học trong môn Mĩ thuật

Môn Mĩ thuật có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục phát triển toàn diện cho HS. Thông qua môn học, HS biết cách cảm nhận cái đẹp, yêu cái đẹp, và từ đó biết cách rèn luyện đôi bàn tay, trí óc của mình để tạo ra cái đẹp, vận dụng vào cuộc sống. Giáo dục Mĩ thuật không chỉ khuyến khích sự sáng tạo của trẻ mà còn giúp phát triển nhân cách và NL xã hội.

Dưới đây là một số PP, KTDH, giáo dục theo định hướng phát triển PC, NL học sinh THCS trong môn Mĩ thuật

2.2.1. Dạy học giải quyết vấn đề

2.2.1.1. Định hướng sử dụng

Dạy học giải quyết vấn đề là một trong những PPDH phát huy tính tích cực nhận thức của HS, GV có thể tổ chức dạy học với nhiều mức độ tự lực học tập khác nhau, nhằm từng bước hình thành và phát triển ở HS sự tự chủ, tìm tòi và giải quyết vấn đề. Đặc biệt, trong môn Mĩ thuật các nội dung và PP, KT và thao tác tạo hình được sử dụng trong quá trình tạo hình sản phẩm là một trong những điều kiện thuận lợi giúp GV tổ chức tình huống có vấn đề, HS có cơ hội thể hiện những ý kiến từ vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống để đưa ra ý kiến, giải pháp và từ đó tác phẩm hoàn thiện theo ý thích. Thông qua việc lựa chọn sử dụng và kết hợp các KT và thao tác tạo hình trong các tình huống, HS không chỉ không chỉ biết được

73

các kiến thức về thao tác cơ bản về tạo hình, mà còn cần phải hiểu bản chất của các phương pháp và KT tạo hình, để lựa chọn giải pháp phù hợp, vận dụng kết hợp giải quyết vấn đề trong quá trình tạo hình. Trong quá trình HS tìm hiểu giải pháp và thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề thì các PC trung thực, tinh thần trách nhiệm dần được hình thành, song song đó là NL tự học và tự chủ, hợp tác và giao tiếp. Để giải quyết vấn đề, HS cần vận dụng kết hợp việc quan sát, phân tích các dữ liệu liên quan đến yếu tố tạo hình và nguyên lí tạo hình, thực hành thử nghiệm, phân tích các thao tác KT để lựa chọn các KT phù hợp trong quá trình thực hiện… Việc vận dụng kết hợp các yếu tố này tập trung hình thành NL quan sát và nhận thức thẩm mĩ, NL sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ. NL phân tích và đánh giá thẩm mĩ cũng được hình thành trong dạy học giải quyết vấn đề nhưng đa phần tập trung vào phân tích và lựa chọn KT hơn là cảm nhận thẩm mĩ.

Như vậy, để phát huy đầy đủ vai trò của HS trong việc tự lực giải quyết vấn đề, thì GV có vai trò quan trọng trong việc tổ chức các tình huống và định hướng hoạt động học tập cũng như phát huy vai trò tương tác xã hội (giữa GV và HS; cũng như sự trao đổi, tranh luận giữa HS với HS) nhằm tạo thói quen đặt câu hỏi, biểu đạt tư tưởng, đào sâu và hoàn thiện suy nghĩ về tính khả thi của giải pháp từ đó hình thành và phát triển PC chủ yếu, NL chung, NL đặc thù. Trong quá trình dạy học, GV cần tổ chức cho HS dần làm quen với việc tự lực giải quyết vấn đề:

Bảng mô tả tương quan hoạt động giữa GV và HS trong việc dạy học giải quyết vấn đề Mức độ tiếp cận của HS Định hướng Lập kế hoạch nghiên cứu Thực hiện kế hoạch Kiểm tra, đánh giá và kết luận

Hoàn toàn mới GV GV GV - HS GV

Ít kinh nghiệm GV – HS GV - HS GV - HS GV – HS

Nhiều kinh nghiệm GV – HS HS HS HS – GV

Thành thạo HS HS HS HS

2.2.1.2. Ví dụ minh họa

Chủ đề: Đồ họa (Tranh in) – lớp 6. Mục tiêu của hoạt động học: phân tích và lựa chọn cách thức tạo hình ảnh trên bản in (từ đường nét và hình ảnh được tạo ra của khuôn in) thông qua quan sát và thực hành tạo con dấu (mộc).

74 YCCĐ:

So sánh, nhận biết, miêu tả sự tương quan giữa đường nét, hình ảnh trên khuôn in và bản in lên giấy (sự tương quan giữa phần hình được tạo trên khuôn với hình ảnh trên bản in).

Tại đây sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy học KT đồ họa bao gồm các bước thực hiện

Bước Các bước thực hiện PPDH

giải quyết vấn đề Các bước tiến hành hoạt động

1

Định hướng: Xác định, nhận dạng

vấn đề/tình huống;

- Giới thiệu con dấu (mộc) và bản in lên giấy để HS so sánh và dự đoán sự liên quan giữa hình ảnh được tạo sau khi in và hình ảnh trên con dấu.

2 Lập kế hoạch nghiên cứu

- HS tiến hành thu thập và so sánh, phân tích thông tin về KT tạo hình ảnh (về mục đích, KT thực hiện…)

- HS đề xuất giả thuyết giải quyết vấn đề: cách tạo con dấu (phần chìm, phần nổi, ảnh hưởng các loại mút dày, mỏng…) để tạo đường nét và mảng khi in.

- HS lập kế hoạch để giải quyết vấn đề theo các giả thuyết đã đặt ra.

3 Thực hiện kế hoạch

- HS thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề

- Đánh giá việc thực hiện giả thuyết đặt ra đã đúng chưa, nếu đúng thì chuyển sang bước tiếp theo, nếu như chưa đúng thì quay trở lại bước 2 để chọn cách khác.

4 Phân tích, đánh giá kết và kết luận

- Rút ra kết luận về cách giải quyết tình huống. - Thể nghiệm và ứng dụng trên một số loại màu khác (màu bột, màu nước, mực...)

- Đề xuất vấn đề mới như tìm hiểu cách sự khác biệt khi sử dụng các loại màu khác nhau.

2.2.2. Dạy học trực quan

Khái niệm

Dạy học trực quan là cách thức mà GV sử dụng những phương tiện trực quan làm công cụ hỗ trợ HS hình thành NL và PC.

Phương tiện trực quan là tất cả những phương tiện được sử dụng vào trong quá trình dạy học giúp chuyển biến nội dung hình thành mục tiêu dạy học.

a. Phân loại các PPDH trực quan

75

+ Phương pháp quan sát vật mẫu

Phương pháp quan sát vật mẫu là phương pháp HS hoạt động dưới sự tổ chức của GV để HS miêu tả được đặc điểm về hình dáng, kích thước, màu sắc của vật mẫu.

+ Phương pháp trình bày trực quan

Phương pháp trình bày trực quan là phương pháp hoạt động dưới sự tổ chức của GV để HS trình bày được đặc điểm về hình dáng, kích thước, màu sắc của các sự vật và hiện tượng một cách có mục đích, từ đó rút ra những kết luận cần thiết cho một bài kiểm tra.

+ Phương pháp diễn trình

Phương pháp diễn trình là PPDH trong đó GV trình bày các thao tác với đồ dùng dạy học và lời nói ngắn gọn để HS trực tiếp quan sát nhằm nhận thức đúng đắn sự vật, hiện tượng… hoặc các thao tác thuộc kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp.

Người học có thể học thông qua sự hướng dẫn của GV, nhưng cũng có thể học qua việc quan sát và bắt chước hành vi của người khác.

Sự diễn trình tạo ra cầu nối giữa lí thuyết và thực hành.

b. Đặc điểm của các PPDH trực quan

Phương pháp dạy học trực quan tạo điều kiện cho HS khám phá được kiến thức để hình thành kĩ năng, NL và phát triển PC qua các giác quan: nghe, nhìn, ngửi, nếm, sờ. Chúng ta cần chú ý các đặc điểm sau:

GV xác định rõ mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của HS trong quá trình quan sát từ đó hướng dẫn cách quan sát và ghi chép.

Các phương pháp trực quan cần phải được lựa chọn phù hợp với mục đích, yêu cầu của bài học.

Các phương tiện trực quan cần được chuẩn bị kĩ để tất cả HS có thể nhận biết được dấu hiệu bên ngoài cũng như bản chất của sự vật, hiện tượng.

GV trình bày những phương tiện trực quan cũng như các thao tác theo một trình tự nhất định phù hợp nội dung cần đạt.

GV sử dụng dạy học trực quan một cách hợp lí, linh hoạt: đúng lúc, đúng nơi kết hợp với lời nói để HS tiếp thu có hiệu quả.

Dạy học trực quan phải bảo đảm khoảng cách và ánh sáng cho tất cả HS quan sát sự vật, hiện tượng rõ ràng, đầy đủ.

Phương pháp quan sát giúp cho HS có kiến thức để mô tả được vật mẫu hay sản phẩm theo yêu cầu.

Phương pháp trình bày trực quan giúp cho HS có kiến thức về các bước làm (quy trình) để tạo ra được vật mẫu, sản phẩm hay bản chất của sự vật, hiện tượng theo yêu cầu.

76

Phương pháp diễn trình giúp cho HS có kiến thức về các thao tác để hoàn thành sản phẩm.

2.2.2.1. Cách tiến hành

Bước 1 : Chuẩn bị phương tiện trực quan

GV chuẩn bị các phương tiện trực quan cần thiết (tranh hình, dụng cụ, máy móc, thiết bị, video...) phù hợp với chủ đề bài học.

Bước 2 : Thiết kế nhiệm vụ học tập

Xác định mục tiêu học tập dựa trên mục tiêu chung của bài học.

Lựa chọn phương tiện phù hợp và bảo đảm đạt hiệu quả.

Thiết kế câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học tập (yêu cầu có nhiều mức độ nhận thức khác nhau nhằm rèn kĩ năng có thể mô tả, trình bày kiến thức về sự vật hiện tượng hay các thao tác KT).

HS tự đánh giá so với mục tiêu học tập đã đưa ra.

Bước 3 : Sử dụng phương tiện trực quan

Xác định mục đích sử dụng phương tiện trực quan: kiểm tra đánh giá bài cũ, giới thiệu bài mới, dạy bài mới, cũng cố, ôn tập, …

GV nêu yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cần khai thác, cần có được từ phương tiện trực quan đó.

Nêu rõ các câu hỏi trong nhiệm vụ quan sát trước khi treo, giao tranh, vật mẫu hay cho xem biểu diễn (trên video hay người diễn trình).

GV sử dụng phương tiện trực quan linh hoạt, hợp lí, đúng lúc, đúng nơi để việc tiếp thu của HS có hiệu quả.

Để phát triển NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, cặp đôi hay nhóm.

HS giới thiệu phương tiện trực quan (tên phương tiện, đặc điểm hình dáng, kích thước, màu sắc, cấu tạo,... của sự vật, hiện tượng).

GV tổng hợp chốt kiến thức cần thiết.

Mở rộng hình thức đánh giá: HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau hay GV nhận xét, đánh giá HS.

Bước 4 : Rút kinh nghiệm bài học và chỉnh sửa kế hoạch dạy học

So với yêu cầu và mục tiêu học tập GV nhìn ra được ưu điểm và hạn chế của PPDH. Từ đó, điều chỉnh kế hoạch dạy học cho lần sau.

2.2.2.2. Định hướng sử dụng

GV xác định rõ YCCĐ về PC chủ yếu và NL chung, NL đặc thù của HS trong từng chủ đề.

77

GV xác định rõ mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của HS trong quá trình quan sát từ đó hướng dẫn cách quan sát và ghi chép.

Các phương tiện trực quan cần phải được lựa chọn, chuẩn bị kĩ, đảm bảo ánh sáng và khoảng cách để HS có thể nhận biết được dấu hiệu bên ngoài cũng như bản chất của sự vật, hiện tượng phù hợp với mục đích, yêu cầu của bài học.

GV trình bày những phương tiện trực quan cũng như các thao tác theo một trình tự nhất định, hợp lý, linh hoạt, đúng nơi, đúng lúc để HS tiếp thu có hiệu quả.

Phương pháp quan sát giúp cho HS có kiến thức để mô tả được vật mẫu hay tác phẩm Mĩ thuật theo yêu cầu.

Phương pháp trình bày trực quan giúp cho HS có kiến thức về các đặc điểm hình dáng, cấu tạo sự vật, các quy trình để tạo ra được vật mẫu, sản phẩm hay bản chất của sự vật, hiện tượng theo yêu cầu. Từ nền tảng này HS có thể thực hiện được cách sáng tạo, thể hiện tác phẩm Mĩ thuật và thiết kế sản phẩm Mĩ thuật.

Phương pháp diễn trình giúp cho HS có kiến thức về các thao tác để hoàn thành sản phẩm. Bước đầu xác định được sở thích NL của bản thân có phù hợp với ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác.

Khi tổ chức tham quan GV cần cho HS thấy sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp này làm bật được ý nghĩa của sản phẩm Mĩ thuật, quy trình tạo hình, thiết kế, giá trị thẩm mĩ trong mối quan hệ với con người, tự nhiên, xã hội…Từ đó HS nhận thức được những vấn đề cốt lõi về sở thích, NL bản thân là một trong những nền tảng cho việc định hướng nghề nghiệp

e. Ưu điểm và hạn chế

Với các phương pháp trực quan HS huy động sự tham gia của nhiều giác quan để phát hiện, phân tích được tình huống có vấn đề trong học tập. Đánh giá được sự phù hợp hay không phù hợp với yêu cầu GV đưa ra nên HS phát triển được NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

2.2.2.3. Điều kiện sử dụng

Cơ sở vật chất cần được chuẩn bị tốt để đáp ứng cho việc sử dụng PP trực quan, tuỳ từng trường hợp cụ thể trong dạy học môn Mĩ thuật mà đưa ra các yêu cầu khi sử dụng PP trực quan sao cho phù hợp. Khi sử dụng PP này cần chú ý đến NL người học, đặc điểm cá nhân HS và phải tuân thủ các nguyên tắc sử dụng các phương tiện trực quan trong quá trình tổ chức hoạt động.

PP trực quan được sử dụng xuyên suốt ở hầu hết các hoạt động trong giờ học Mĩ thuật, PP trực quan thường xuyên được sử dụng kết hợp với PP sử dụng lời nói để đạt được hiệu quả tối ưu trong quá trình tổ chức hoạt động.

Những yêu cầu đảm bảo tính trực quan:

+ Sử dụng phương tiện trực quan phải phù hợp với lứa tuổi, NL của HS và đảm bảo tính tích cực, tự giác của các em.

78

+ Phải xác định rõ mục tiêu sử dụng và mục đích trực quan cho HS, hình ảnh trực quan phải tác động tốt vào các giác quan.

2.2.2.4. Ví dụ minh hoạ

Dạy học chủ đề “Trái cây” (lớp 6) với YCCĐ: Quan sát, nhận biết và phân tích yếu tố (đường nét, màu sắc, hình khối…), đặc điểm trái cây. Ở hoạt động: Tìm hiểu chủ đề

Nội dung: Đặc điểm các loại trái cây.

Sản phẩm: Liệt kê cấu tạo đặc điểm: hình dạng, màu sắc, cấu tạo một số loại quả.

Bước 1 : Chuẩn bị phương tiện trực quan

GV chuẩn bị hình ảnh về một số loại trái cây trên powerpoint và một số loại quả thật (có hình dạng, kích thước, màu sắc khác nhau) để HS quan sát và mô tả.

Bước 2 : Thiết kế nhiệm vụ học tập

GV trưng bày một số loại quả thật.

GV chuẩn bị câu hỏi hướng dẫn HS quan sát, so sánh và miêu tả đặc điểm các loại quả.

Bước 3 : Sử dụng phương tiện trực quan

HS đặt các loại quả lên bàn và nhìn nhiều hướng để quan sát, so sánh đặc điểm màu sắc, hình dáng, kích thước của một số quả.

Bước 4 : Rút kinh nghiệm bài học và chỉnh sửa kế hoạch dạy học

2.2.3. Dạy học hợp tác

2.2.3.1. Định hướng sử dụng

Dạy học hợp tác là sẽ tạo môi trường học tập tích cực, cũng như bầu không khí hợp tác cùng phát triển. Trong quá trình học tập, HS có cơ hội giao lưu, học hỏi và hỗ trợ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ thông qua các nhóm được GV tổ chức. Bên canh đó, HS có thể chia sẻ những kinh nghiệm, cảm nhận và kiến thức để cùng nhau hoàn thành khối lượng công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định.

Trong dạy học Mĩ thuật, dạy học hợp tác có thể sử dụng trong hầu hết các nội dung và hoạt động học, góp phần hình thành và phát triển một số PC và NL chung, NL Mĩ thuật. Tùy thuộc vào vào mỗi hoạt động khác nhau mà các thành phần của NL Mĩ thuật sẽ được

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Mỹ thuật THCS - HoaTieu.vn (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)