Định hướng về phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển năng lực đặc thù

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Mỹ thuật THCS - HoaTieu.vn (Trang 68 - 72)

5. Tài liệu đọc

2.1.3.2. Định hướng về phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển năng lực đặc thù

trong môn Mĩ thuật

2.1.3.1. Định hướng chung

PP GD trong CT môn Mĩ thuật phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, trong đó nhấn mạnh những yêu cầu sau:

Tích hợp, lồng ghép nội dung lí thuyết trong thực hành, thảo luận; kết hợp liên hệ kiến thức, kĩ năng của môn Mĩ thuật với kiến thức, kĩ năng của các môn học, hoạt động giáo dục khác một cách phù hợp, thiết thực.

Chú trọng dạy học trải nghiệm; vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học và các hình thức tổ chức, không gian hoạt động học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm, kích thích trí tưởng tượng, tư duy hình ảnh thẩm mĩ của HS, tạo cơ hội để HS rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức thông qua các chủ đề, nội dung thực tế vào thực hành, thể nghiệm ý tưởng sáng tạo và đưa các sản phẩm sáng tạo vào đời sống.

Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; tránh áp đặt các quan điểm một chiều về đúng sai, đẹp xấu, ghi nhớ máy móc các khái niệm kiến thức về yếu tố tạo hình và nguyên lí tạo hình, lịch sử Mĩ thuật…; tạo điều kiện để HS tự chủ động tìm hiểu, mở rộng tri thức, tiếp tục phát triển các PC và NL cần thiết của HS Trung học.

Khai thác, sử dụng hợp lí thiết bị dạy học, mạng Internet; tận dụng các chất liệu, vật liệu sẵn có ở địa phương.

2.1.3.2. Định hướng về phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển năng lực đặc thù môn Mĩ thuật Mĩ thuật

Xuất phát từ định hướng chung trong dạy học Mĩ thuật, GV cần nhấn mạnh đến sự đa dạng về phương pháp, hình thức và không gian tổ chức các hoạt động học tập như trong lớp, trong khuôn viên nhà trường hoặc tại các nơi như làng nghề, bảo tàng,… khai thác nguồn vật liệu sẵn có, tư liệu Mĩ thuật từ các kênh thông tin khác nhau (sách, báo, tạp chí, nguồn internet,…) để vận dụng dạy học và tạo cơ hội cho HS thể hiện ý tưởng, vận dụng đa dạng các chất liệu, vật liệu, họa phẩm, công cụ,… khác nhau trong chủ đề).

67

Để hình thành và phát triển hoạt động quan sát và nhận thức thẩm mĩ ở HS, GV khuyến khích và tạo cơ hội để HS được quan sát, nhận thức về đối tượng thẩm mĩ từ tổng thể đến chi tiết; thu thâp thông tin để đối chiếu, so sánh và phân tích đặc điểm, vẻ đẹp của đối tượng, phát hiện các giá trị thẩm mĩ của đối tượng. Vì vậy, GV nên sử dụng các phương pháp như trực quan, đàm thoại – gợi mở, …. kết hợp với các kĩ thuật phòng tranh, khăn trải bàn, … nhằm giúp HS “đọc - hiểu” thông tin về đối tượng, phát triển NL quan sát và nhận thức thẩm mĩ.

Để hình thành, phát triển hoạt động sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ ở HS, GV vận dụng các PPDH như tạo hình theo quy trình và dạy học thực hành như thực hành theo mẫu, thực hành luyện tập, thực hành theo quy trình. Tuy nhiên, cần có sự mở rộng thể loại, hướng đến việc HS vận dụng đa dạng các công cụ, chất liệu, vật liệu tạo hình… và các hình thức thực hành sáng tạo nhằm tránh sự trùng lặp với bậc Tiểu học. GV có thể áp dụng dạy học thực hành theo mẫu, thực hành theo quy trình nhưng HS tự trải nghiệm, dự đoán và tiến hành thực hiện thử để HS tự rút ra các kết luận, dự đoán quy trình thực hiện và có được cái nhìn khác hơn, hướng đến cách giải quyết linh hoạt, thực hành sáng tạo hơn cho một hoạt động, một chủ đề. GV có thể vận dụng phối hợp các PP và KT với các hình thức tổ chức hoạt động như cá nhân, nhóm đôi, nhóm nhỏ trong các hoạt động thảo luận. PPDH cần tạo điều kiện cho HS được chia sẻ nội dung, ý tưởng, kinh nghiệm và đặc biệt là những điều đã học được.

Để hình thành, phát triển hoạt động phân tích và đánh giá thẩm mĩ ở HS, GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động học tập tìm hiểu, tiếp cận và khám phá nghệ thuật cũng như có sự kết nối giữa truyền thống văn hóa và bối cảnh xã hội, khai thác các tiềm năng của các thiết bị, internet trong quá trình tìm kiếm thông tin, hình ảnh,… HS sẽ có cơ hội thể hiện quan điểm cá nhân, ý tưởng và cảm nhận về các giá trị thẩm mĩ, sản phẩm với bạn bè và người thân,… Vì vậy, GV có thể sử dụng các PPDH như giải quyết vấn đề, dự án, vấn đáp - gợi mở, dạy học hợp tác, kĩ thuật sắm vai, kĩ thuật tranh biện…

Một số điểm cần lưu ý khi áp dụng các PP, KTDH:

Các PP, KTDH cần kết hợp hoạt động thực hành sáng tạo với thảo luận nghệ thuật, phát triển NL quan sát và nhân thức, khả năng sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, phân tích và đánh giá thẩm mĩ của HS trong quá trình thực hiện.

Quan sát và hỗ trợ HS tự học: với mục tiêu dạy học phát triểng NL tự chủ và tự học, các PP, KTDH được vận dụng linh hoạt, tạo điều kiện cho các em tự trải nghiệm, tự học và tự tri nhận kiến thức. Chính vì vậy GV cần theo dõi thông qua việc quan sát các biểu hiện trong qua trình học, sản phẩm tạo hình của HS để kịp thời can thiệp và hỗ trợ.

Tổ chức hoạt động trải nghiệm phù hợp tâm sinh lí lứa từng lứa tuổi HS, gợi ý HS đề xuất ý tưởng, chọn chủ đề hoạt động và xây dựng kế hoạch thực hiện trong các hoạt động sử dụng PPDH tạo hình theo quy trình và dạy học dự án.

Áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của HS, trong đó GV đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho HS, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình

68

huống có vấn đề để khuyến khích HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện NL, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển.

Các hoạt động học tập thường bao gồm hoạt động khởi động, quan sát và nhận biết, tìm hiểu chủ đề, thực hành sáng tạo và ứng dụng (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề liên quan đến các ngành nghề nghệ thuật thị giác), chia sẻ cảm nhận và đánh giá sản phẩm. Các hoạt động này có thể được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hoá của kĩ thuật số.

Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hành bài tập, trò chơi, đóng vai, tham quan dã ngoại.

Tuỳ theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, HS được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi HS được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

Bảng 2.2. Định hướng về phương pháp, kĩ thuật và hình thức dạy học phù hợp để triển khai dạy Mĩ thuật theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh Trung học cơ sở

Thành phần năng lực Mĩ thuật Định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học PP, KTDH nên được sử dụng Quan sát và nhận thức thẩm mĩ - Để hình thành và phát triển hoạt động quan sát và nhận thức thẩm mĩ ở HS, GV khuyến khích và tạo cơ hội để HS được quan sát, nhận thức về đối tượng thẩm mĩ từ tổng thể đến chi tiết; thu thâp thông tin để đối chiếu, so sánh và phân tích đặc điểm, vẻ đẹp của đối tượng, phát hiện các giá trị thẩm mĩ của đối tượng.

- Tạo điều kiện để HS trao đổi, thảo luận với bạn bè và GV để khám phá những góc nhìn và cảm nhận khác nhau về sự vật, sự việc tác phẩm Mĩ thuật. Từ đó, giúp HS không chỉ quan sát những sự vật, tác phẩm dưới những hướng khác nhau mà còn hình thành NL giao tiếp và hợp tác.

- PPDH: dạy học trực quan (sử dụng tranh, hình ảnh video, …), đàm thoại gợi mở, …

- KTDH: KT sơ đồ tư duy, kĩ thuật phòng tranh, KT mảnh ghép, KT khăn phủ bàn … - Hoạt động cá nhân, làm việc nhóm… - Hình thức tổ chức dạy học: + Tham quan thực tế: một số bảo tàng, nhà văn hóa địa phương, làng nghề truyền thống, một số công ty có các ngành nghề liên quan đến Mĩ thuật… + Câu lạc bộ nghệ thuật (Mĩ thuật)

69 Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ Để phát triển NL Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ cho HS thì PP, KTDH và hình thức dạy học cần được lựa chọn, sử dụng theo định hướng:

- GV vận dụng linh hoạt các PPDH như tạo hình theo quy trình và dạy học thực hành như thực hành theo mẫu, thực hành luyện tập, thực hành theo quy trình. - Tạo điều kiện để HS thực hành các KT liên quan đến các thể loại mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng.

- Tạo điều kiện để HS trải nghiệm và phân tích; rèn luyện kĩ năng thực hành thông qua các hoạt động thực hành sáng tạo nghệ thuật.

- Tạo điều kiện cho HS trao đổi, thảo luận cách thực hiện.

- PPDH: Dạy học trực quan, đàm thoại gợi mở, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học tạo hình (theo quy trình), dạy học thực hành… - KTDH: KT sơ đồ tư duy, KT phòng tranh, KT mảnh ghép, KT khăn phủ bàn … - Hoạt động cá nhân, làm việc nhóm…

+ Các cuộc thi, dự án thiết kế Mĩ thuật

+ Các HĐGD STEAM

Phân tích và đánh giá thẩm

Để phát triển NL phân tích và đánh giá thẩm mĩ cho HS thì PP, KTDH và hình thức dạy học cần được lựa chọn, sử dụng theo định hướng:

- GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động học tập tìm hiểu, tiếp cận và khám phá nghệ thuật.

- Tạo điều kiện cho HS quan sát, phân tích sản phẩm, tác phẩm Mĩ thuật.

- Chia sẻ cảm nhận tích cực và tôn trọng những ý kiến khác biệt. Đối với việc phân tích đánh giá, cần định hướng và tạo điều kiện cho HS biết cách chia sẻ cảm nhận, đặt câu hỏi thảo luận để hiểu và phân tích được các nội dung ý tưởng tạo hình, yếu tố và nguyên lí tạo hình… trong tác phẩm.

- PPDH: Dạy học trực quan, đàm thoại gợi mở, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học tạo hình (theo quy trình) … - KTDH: KT phòng tranh, KT mảnh ghép, KT sắm vai … - Hoạt động cá nhân, làm việc nhóm… + Tham quan thực tế: một số bảo tàng, nhà văn hóa địa phương, làng nghề truyền thống, một số công ty có các ngành nghề liên quan đến Mĩ thuật… + Câu lạc bộ nghệ thuật (Mĩ thuật)

+ Các cuộc thi, dự án thiết kế Mĩ thuật

70

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Mỹ thuật THCS - HoaTieu.vn (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)