Về lý luận: Nhà nước pháp quyền được hiểu là một nhà nước đặt dưới sự quản lý của pháp luật. Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật đứng trên nhà nước để điều tiết nhà nước. Muốn điều tiết được Nhà nước thì pháp luật phải thực sự dân chủ, phải phản ánh được tâm tư nguyện vọng của nhân dân các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. Nhà nước pháp quyền không phải là nhà nước pháp trị, nghĩa là Nhà nước không thể chỉ dùng pháp luật để áp đặt một cách duy ý chí đối với các chủ thể trong toàn xã hội - mà Nhà nước pháp quyền phải được xây dựng trên cơ sở xã hội công dân. Trước yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng một xã hội công dân tốt đẹp, Nhà nước ta phải giải quyết tốt các mối quan hệ: nhà nước và công dân, mối quan hệ giữa pháp luật và đới sống, mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, phong tục tập quán của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó có mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục của đồng bào dân tộc thiểu số ÊĐê.
Nhà nước ta không thể xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, không thể xây dựng thành công một xã hội công dân lành mạnh khi còn một bộ phận công dân người dân tộc thiểu số ÊĐê còn phải chịu sự ràng buộc của những phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan; Nhà nước ta cũng không thể kiểm soát xã hội bằng pháp luật khi còn có một nhóm công dân người dân tộc thiểu số ÊĐê chưa nhận thức một cách đầy đủ, thấu
đáo về pháp luật. Thực trạng đời sống của người ÊĐê hiện nay là không thể đáp ứng được yêu cầu của công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để khắc phục tình trạng này nhằm cải thiện tốt mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục ÊĐê. Pháp luật phải giữ vị trí chủ động trong việc tiếp cận đời sống của người ÊĐê, xây dựng trong ý thức của họ các tư tưởng chủ đạo về nhà nước pháp quyền, về xã hội công dân mà Nhà nước ta đang phấn đấu để đạt tới. Có thể nêu một số giải pháp cụ thể như sau:
Thứ nhất, phải làm cho người ÊĐê hiểu và nhận thức được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đó là Đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Giải quyết vấn đề này ngoài quy định trong Điều 4 Hiến pháp năm 1992, các quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng cần được chi tiết hóa thành các văn bản dưới luật. Đặc biệt, khi tuyên truyền cho người dân tộc thiểu số ÊĐê cần có sự giải thích từ ngữ chi tiết, khi cần thiết phải dịch ra tiếng ÊĐê, để kể cả những người ÊĐê không biết tiếng Kinh cũng hiểu được tinh thần điều luật.
Các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phải trở thành các lực lượng tuyên truyền pháp luật hàng đầu trong buôn làng người dân tộc thiểu số ÊĐê, phải là chỗ dựa tinh thần cho họ trong đời sống hàng ngày. Có như vậy, người dân tộc thiểu số ÊĐê mới tránh được sự kích động, lôi kéo của lực lượng phản động trong và ngoài nước, đồng thời tránh được những luồng tư tưởng tiêu cực xâm nhập vào buôn làng người ÊĐê, làm nảy sinh các phong tục, tập quán mới phản tiến bộ trong luật tục ÊĐê.
Thứ hai, phải xây dựng được trong ý thức của người dân tộc thiểu số ÊĐê, mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là mục tiêu chung của tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó có quyền lợi của dân tộc thiểu số ÊĐê. Từ trước đến nay, người ÊĐê nhận thức chưa thấu
đáo về chủ nghĩa xã hội. Trong buôn làng xa xôi, hẻo lánh, họ quan tâm đến cuộc sống mưu sinh hàng ngày nhiều hơn là quan tâm đến các vấn đề xã hội. Muốn xây dựng được tư tưởng này trong buôn làng người ÊĐê, ngoài hệ thống văn bản pháp luật chi tiết, dễ hiểu, dễ áp dụng còn phải có hành động cụ thể của các tổ chức đoàn thể nhà nước trong việc tiếp cận đời sống hàng ngày của người dân tộc thiểu số ÊĐê. Một tư tưởng lớn đi vào cuộc sống của người ÊĐê không thể chỉ bằng pháp luật, mà còn bằng nhiều con đường khác như: xây dựng quan niệm đạo đức, phong tục tập quán theo định hướng chung của Nhà nước. Từng bước hình thành trong ý thức của người ÊĐê thói quen suy nghĩ gắn liền lợi ích cá nhân, buôn làng với lợi ích chung của toàn xã hội. Từ đó hình thành trong luật tục ÊĐê các quy định mang tính định hướng về mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tương lai.
Thứ ba, tạo điều kiện cho người dân tộc thiểu số ÊĐê được phối hợp với các cơ quan chức năng nhà nước, trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, thể hiện bằng nhiều cách thức như: tham gia bầu, bãi miễn đại biểu dân cử, góp ý kiến vào các chính sách pháp luật nhà nước, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, góp ý kiến kiến nghị về việc làm trong sạch bộ máy cơ quan nhà nước. Trên thực tế hoạt động này đã được thực hiện ở buôn làng người dân tộc thiểu số ÊĐê trong thời gian qua, nhưng chủ yếu nặng về hình thức. Tham gia các hoạt động này, người ÊĐê có điều kiện tiếp cận với các văn bản pháp luật, tiếp cận với các cơ quan nhà nước. Trình độ hiểu biết xã hội của người ÊĐê từ đó được nâng lên, nhận thức về tự nhiên, về xã hội, về pháp luật được mở rộng. Tư tưởng phụ thuộc thiên nhiên, phụ thuộc thần linh của người ÊĐê cũng từ đó được bài trừ. Tư tưởng mới tiến bộ xuất hiện trở thành thói quen ứng xử hàng ngày của người ÊĐê. Đó là môi trường hình thành nên các quy định mới tiến bộ trong luật tục ÊĐê. Tuy nhiên, cần lưu ý các phương thức tác động của người ÊĐê đối với nhà nước cần phải được thực hiện theo một trật tự quy định của pháp luật, không quyết liệt ồn ào và
luôn phải thể hiện tính chất xây dựng. Tránh tình trạng lực lượng phản động lưu vong lợi dụng hoạt động này, lợi dụng quyền dân chủ của công dân để kích động lôi kéo người ÊĐê, phá rối an ninh và phá hoại chính sách đoàn kết của Nhà nước ta như thời gian qua.
Thứ tư: Tạo điều kiện cho người dân tộc thiểu số ÊĐê tiếp cận với nền kinh tế thị trường bằng cách chi tiết hóa các văn bản pháp luật về kinh doanh như: Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, các văn bản quy định về kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình…, dịch thành tiếng ÊĐê và truyền bá rộng rãi vào các buôn làng người dân tộc thiểu số ÊĐê. Quá trình tham gia kinh tế thị trường, người ÊĐê hiểu được quyền tự do bình đẳng trong kinh doanh, hiểu được quyền dân chủ cởi mở trong đời sống chính trị. Đặc biệt tham gia kinh tế thị trường đời sống kinh tế của người ÊĐê được nâng cao. Tính sáng tạo năng động trong cuộc sống của người ÊĐê có điều kiện phát sinh. Sự say mê lao động sẽ tạo nên thói quen ứng xử hàng ngày của họ. Mặt khác, kinh tế thị trường tạo cho người ÊĐê tiếp cận với nền khoa học công nghệ mới, đòi hỏi phải nâng cao trình độù văn hóa, trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Đây là môi trường tốt cho việc nảy sinh phong tục tập quán tốt đẹp được ghi nhận trong luật tục ÊĐê và trở lại phục vụ cuộc sống của người ÊĐê.
Thứ năm, luật tục ÊĐê khi được hình thành nên từ luồng tư tưởng mới- tư tưởng theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì nó là công cụ hữu hiệu nhất để thực thi pháp luật trong phạm vi buôn làng người dân tộc thiểu số ÊĐê. Nó là công cụ để cải thiện tư tưởng sai lệch của một số thành viên trong cộng đồng người dân tộc thiểu số ÊĐê bị lực lượng phản động Fulrô lưu vong lôi kéo trong thời gian qua. Vì vậy, Nhà nước ta cần có cơ chế rõ ràng trong việc áp dụng luật tục ÊĐê để giải quyết các vụ việc cụ thể phát sinh trong buôn làng người dân tộc thiểu số ÊĐê. Tạo nên sự hài hòa giữa pháp luật với luật tục ÊĐê. Đặc biệt, phải có cơ chế để các quy định tiến bộ của luật tục ÊĐê mặc dù chưa được pháp luật ghi nhận cũng phải được tất cả các công dân trong xã hội tôn trọng. Có như vậy, người ÊĐê mới cảm nhận được sự bình đẳng
dân tộc được nhà nước bảo vệ. Tránh tư tưởng kỳ thị dân tộc, bài trừ luật tục ÊĐê, tạo kẽ hở cho lực lượng phản động lưu vong chống phá chính sách đoàn kết của Nhà nước ta.
3.1.2. Yêu cầu khắc phục những bất cập và phát huy ƣu điểm trong mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục ÊĐê trong thời gian qua