Trước Luật Thương mại 2005, Việt Nam chưa hề có những quy định về dịch vụ Logistics, m à mới chỉ có những quy định liên quan đến vận chuyển, giao nhận hàng hóa (một vài công đoạn đơn lẻ cùa chuỗi dịch vụ liên hoàn Logistics). Chỉ đến Luật Thương mại 2005, dịch vụ Logistics mới được đưa vào một mục của Luật với 8 điều (điều 233 - điều 240), bao gồm các quy định về dịch vụ Logistics. điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics, quyền và nghĩa vụ cùa thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics; quyền và nghĩa vụ của khách hàng; các trưậng hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics; giới hạn trách nhiệm; quyền cầm giữ và định đoạt hàng hóa và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics khi cầm giữ hàng hóa.
Theo quy định tại điều 233, Luật Thương mại 2005 của Việt Nam. dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hài quan, các thù tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì. ghi ký m ã hiệu. giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoa theo thỏa thuận của khách hàng để hưống thù lao. Dịch vụ Logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ Lô-gi-stic.
Từ quy định này cho thấy:
- Luật đã xác định theo thông lệ quốc tế coi dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, nhưng do tinh đặc thù nên dịch vụ này yêu cầu thương nhân muốn
kinh doanh phải đáp ứng điều kiện theo quy định của luật pháp, cụ thể: Nhà cung cấp dịch vụ Logistics phải là thương nhân, kinh doanh có điều kiện.
- N ộ i dung cùa dịch vụ Logistics rất đa dạng, bao gồm: nhận hàng, vận chuyên, lưu kho, lưu bãi, làm thù tục hài quan, các thù tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký m ã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoa;
- Dịch vụ Logistics là một chuỗi các dịch vụ mang tính liên hoàn, gắn kết với nhau. Khách hàng có thể yêu cầu một, một số hoặc tất cả các loại hình của chuỗi dịch vụ Logistics; Nhà cung cấp dịch vụ Logistics có thể tự mình đảm trách hoặc liên kết với nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tối ưu.
Như mọi doanh nhân khác, người kinh doanh dịch vụ Logistics phái thực hiện các nghĩa vụ và được hưống những quyền lợi theo quy định của luật pháp. nói chung, bên cạnh đó họ còn được hưống các quyền và tuân thủ các nghĩa vụ đặc thù. như: thực hiện khác chì dẫn của khách hàng nếu có căn cứ chính đáng (xuất phát từ lợi ích của khách hàng), nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng: thực hiện trong thời gian hợp lý (theo thông lệ, tập quán quốc tế,...) kể cà trường họp không có thỏa thuận với khách hàng; ngoài ra doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics còn phái tuân thủ các quy định cùa luật pháp quốc tế và các tập quán quốc tế trong vận tải quốc tế,...
Do kinh doanh chuỗi công việc có tính chất liên hoàn, số lượng công việc nhiều, tính chất công việc phức tạp, thời gian thực hiện có thể kéo dài. nên Luật cũng đặt ra các quy định để miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm cho người cung cáp dịch vị Logistics. Người cung cấp được miễn trách nhiệm trong các trường hợp:
- Do lỗi của khách hàng; - Do khuyết tật của hàng hóa;
- Được miễn trách nhiệm theo quy định của luật pháp và tập quán quốc tế; - Trong phạm v i 14 ngày làm việc kể tầ ngày giao hàng m à không nhận được khiếu nại tầ khách hàng;
- Sau 09 tháng kể tầ ngày giao hàng m à không nhận được thòng báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án.
Nhìn lại quá trình phát triển cùa pháp luật trong thời gian qua có thể thấy rằng hệ thống pháp luật Việt Nam đang phát triển và dần được minh bạch hơn. Tầ năm 2005 đến nay, chúng ta đã bổ sung sửa đổi và ban hành Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Thương mại, Luật Giao dịch điện tử, Luật Cạnh tranh... tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hiểu sâu hơnvề kinh doanh lĩnh vực còn khá mới mẻ này. Một trong những bước ngoặt lớn trong hệ thống pháp luật Việt Nam không thể không nhắc tới đó là việc ra đời Nghị Định cùa Chính Phủ số 140/2007/NDD-CP