Nhanh chóng hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ngƣời dân; tăng cƣờng công tác quản lý của nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Tòa án trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 83 - 88)

sử dụng đất cho ngƣời dân; tăng cƣờng công tác quản lý của nhà nƣớc trong các giao dịch về quyền sử dụng đất

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường: Đến nay toàn thành phố Hà Nội đã cấp được 646.863 sổ đỏ cho đất nông nghiệp, đạt 93% (riêng đất nông nghiệp của 47 phường ven đô chưa cấp do nằm trong quy hoạch xây dựng đô thị). Đối với đất phi nông nghiệp đã đủ điều kiện, cấp được 1.014.760 sổ đỏ cho các hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị và nông thôn, đạt 92%; 4.808 sổ đỏ cho các tổ chức, đơn vị sử dụng đất (đạt 25% số thửa đất cần cấp). Tuy vậy, theo đánh giá của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ông Vũ Hồng Khanh, lãnh đạo các quận, huyện, thị xã và Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn chưa nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ cấp

Giấy chứng nhận, chưa có biện pháp quyết liệt chỉ đạo công tác này. Do đó kết quả thanh tra tại một số quận, huyện theo hình thức tự thanh tra và xử lý theo thẩm quyền quy định của pháp luật hầu hết không đảm bảo tiến độ thanh tra, nội dung thanh tra không sâu, không cụ thể, mới chỉ dừng lại ở khâu rà soát, báo cáo tình hình thực hiện mà không làm rõ được các vi phạm, tồn tại để đưa ra hướng xử lý, khắc phục.

Công tác quản lý hồ sơ địa chính tại địa phương chưa được chặt chẽ, đầy đủ, chưa cập nhật được những biến động thường xuyên cũng làm ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai nói chung và công tác cấp Giấy chứng nhận nói riêng. Cũng theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trong thời gian qua, việc quản lý và sử dụng phôi Giấy chứng nhận tại các quận huyện, thị xã chưa được chặt chẽ, các phôi hỏng chưa được tiêu hủy theo quy định, thậm chí còn để thất thoát. Mặc dù trong các đợt thanh kiểm tra, Sở đều yêu cầu các địa phương báo cáo tình hình quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận, ghi cụ thể seri Giấy chứng nhận từ trước tới nay (series giấy đã mua, series đã sử dụng cấp giấy và series giấy hỏng), nhưng hầu hết các quận, huyện không có báo cáo về nội dung này.

Để công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp, sử dụng có hiệu quả, tránh các giao dịch "ngầm" về chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đồng thời, rút kinh nghiệm từ việc thất lạc hơn 400 phôi Giấy chứng nhận tại thị xã Sơn Tây vừa qua, theo tác giả, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cần có sự chỉ đạo, đề ra cơ chế quản lý, phối hợp giữa các sở ban ngành. Cụ thể:

- Sở Tài nguyên và Môi trường cần tiếp tục kiểm tra, hướng dẫn chi tiết, cụ thể nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, sử dụng phôi Giấy chứng nhận tại các quận, huyện, thị xã; có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời đối với các trường hợp vi phạm. Sở Tài nguyên và Môi trường phải khẩn trương nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng trang thông tin điện tử cơ sở dữ liệu về nhà đất (các trường hợp đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) để các

tổ chức, cá nhân kiểm tra kết quả việc cấp giấy chứng nhận tại các cơ quan và tra cứu, xác định tính xác thực khi có nhu cầu giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất.

- Sở Tư pháp cần tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thực hiện đúng quy định của luật, đặc biệt lưu ý thực hiện thủ tục bảo đảm chặt chẽ theo quy định của pháp luật khi công chứng các hợp đồng chuyển nhượng, thế chấp, ủy quyền thực hiện các giao dịch về nhà đất.

- Văn phòng đăng ký nhà và đất tiến hành các thủ tục hành chính phải nhan gọn, tránh phiền hà cho người dân; trả kết quả theo đúng hẹn; Phòng Tài nguyên và môi trường các quận, huyện khi tiến hành nhận và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến tranh chấp quyền sử dụng đất cũng phải theo qui định của pháp luật, xác minh chính xác, thời gian xử lý nhan, tránh khiếu kiện lâu dài, ảnh hưởng đến lợi ích của người dân.

KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu đề tài, đã góp phần làm rõ các vấn đề lý luận của pháp luật về quyền sử dụng đất nói chung và hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói riêng. Tìm hiểu qui định của pháp luật được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại cơ quan Tòa án.

Trên cơ sở nghiên cứu học viên đã cố gắng làm rõ bản chất của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và những tính chất cơ bản của loại hợp đồng này cũng như những ý nghĩa thực tiễn của nó. Bằng việc nghiên cứu một cách hệ thống các quy định về quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ khi có Bộ luật Dân sự tới nay, luận văn đã làm rõ quá trình hình thành và phát triển của chế định quyền sử dụng đất trong pháp luật dân sự. Việc nghiên cứu chỉ ra rằng chế định này đã được các nhà lập pháp rất quan tâm và ngày càng được hoàn thiện hơn.

Kết quả nghiên cứu của đề tài không những đã luận giải được rõ cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà còn cho thấy rằng thông qua hoạt động giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại cơ quan Tòa án, chúng ta phát hiện những điểm thiếu sót hoặc bất cập đòi hỏi phải có sự giải thích hoặc hướng dẫn một cách thấu đáo để tránh sự nhầm lẫn, khó khăn khi áp dụng hoặc áp dụng không thống nhất trong quá trình tố tụng tại Tòa án. Trên cơ sở phân tích, đánh giá việc áp dụng pháp luật trên thực tiễn, luận văn đã đưa ra đề xuất nhằm hoàn thiện những quy định về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đồng thời đưa ra các giải pháp quản lý việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần phải tiếp tục được nghiên cứu để có những bổ sung, sửa đổi cho phù hợp hơn, đáp ứng đòi hỏi của tình hình thực tiễn hiện nay. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật dân sự nói chung và pháp luật về đất đai nói riêng ngày càng đi vào đời sống của nhân dân, thực sự trở thành công cụ hữu hiệu của các đương sự trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Tòa án trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)