LƢỢC SỬ CỦA PHÁP LUẬT VỀ THƢƠNG NHÂN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phân loại thương nhân theo pháp luật Việt Nam (Trang 36 - 38)

Việc xem xét lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá pháp luật hiện hành và học tập kinh nghiệm lịch sử. Thông qua lịch sử phát sinh và phát triển của thương nhân, có thể thấy bước tiến hay bước thụt lùi của pháp luật trong lĩnh vực này.

Cũng như các nước khác ở phương Đông, pháp luật thương mại không có lịch sử phát triển độc lập và lâu dài ở Việt Nam. Giao dịch giữa các thương nhân được điều chỉnh trước hết bởi các quy phạm đạo đức, phong tục, tập quán, thói quen kinh doanh trong các phường hội. Trong xã hội có truyền thống "trọng nông ức thương", thương nhân không hợp thành một đẳng cấp được xã hội tôn trọng, không có địa vị pháp lý riêng biệt, và vì vậy, thường không có luật riêng cho họ. Các giao dịch thương mại đương nhiên diễn ra từ rất sớm, song về cơ bản, chúng chỉ trở thành đối tượng giao dịch của pháp luật phong kiến phương Đông dưới khía cạnh luật hình sự hoặc luật hành chính.

Mãi đến năm 1942, dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của Bộ luật Thương mại Pháp theo chiếu dụ số 46 ngày 12/06/1942 (năm Bảo Đại thứ XVII) chính quyền Nam triều Bảo Đại ban hành Bộ luật Thương mại áp dụng tại Trung phần. Những biến động chính trị đầu Thế kỷ XX và cuộc chiến tranh lâu dài để bảo vệ nền độc lập dân tộc đã làm chậm đi quá trình phục hưng kinh tế và mở rộng thương mại. Năm 1972, chính quyền Sài Gòn cũ đã ban hành luật Thương mại áp dụng ở miền Nam Việt Nam cho tới ngày thống nhất đất nước. Pháp luật Thương mại của chính quyền Bảo Đại và Việt Nam cộng hòa ít nhiều đã là những thử nghiệm đầu tiên chuyển hóa tư tưởng pháp luật thương mại Châu Âu vào Việt Nam.

Những biến đổi nhanh chóng của nền kinh tế từ khi Nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm phát sinh các quan hệ sản xuất đa dạng cần được pháp luật điều chỉnh phù hợp. Hiến pháp năm 1992 công nhận sự tồn tại của nhiều loại hình chủ thể đại

diện cho các thành phần kinh tế; thừa nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân và quyền bình đẳng của các chủ thể tham gia kinh doanh trước pháp luật đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động thương mại. Trước tình hình đó, Luật Công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân 1990, Luật Thương mại 1997 và sau này là Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Thương mại 2005, Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ Luật Dân sự năm 2005…lần lượt được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra.

Như vậy có thể nói dù có lịch sử không lâu dài nhưng pháp luật Việt Nam trong quá khứ đã rất phù hợp với tiêu chuẩn chung của thế giới. Tuy nhiên ngày nay do đã trải qua một thời gian dài xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, do đó khi quay trở về xây dựng lại nền kinh tế thị trường chúng ta đã có những lúng túng nhất định trong việc làm tái hồi lại các qui định pháp luật về thương nhân nói chung và phân loại thương nhân nó riêng. Vì vậy các bất cập là khó có thể tránh khỏi. Song với truyền thống đã có mà chưa hoàn toàn bị mai một thì việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này có thể có tính khả thi cao. Có lẽ nguyên nhân chủ yếu của các bất cập của pháp luật hiện hành là chưa xem xét tới lịch sử của pháp luật.

Chương 2

Một phần của tài liệu Phân loại thương nhân theo pháp luật Việt Nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)