ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ MÔ HÌNH CẠA HÀNG BÁN LẺ HIỆN ĐẠI CỦA DN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu hành vi người tiêu dùng để phát triển mô hình cửa hàng bán lẻ hiện đại của doanh nghiệp việt nam (Trang 59 - 64)

- Nguồn thông tin tham khảo khi mua sắm

2.3.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ MÔ HÌNH CẠA HÀNG BÁN LẺ HIỆN ĐẠI CỦA DN VIỆT NAM

Dinh Hoàng Minh Aò K41 Kim

2.3.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ MÔ HÌNH CẠA HÀNG BÁN LẺ HIỆN ĐẠI CỦA DN VIỆT NAM

có mặt của họ sẽ đẩy hoạt động kinh doanh bán lẻ trên địa bàn thành phố nói riêng và cả nước nói chung đi vào bước ngoặt mới cùa cuộc cạnh tranh.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ MÔ HÌNH CẠA HÀNG BÁN LẺ HIỆN ĐẠI CỦA DN VIỆT NAM VIỆT NAM

2.3.1. Điểm mạnh

Với những lợi thế riêng là những DN trong nước, ít nhiều các DN Việt Nam đã phát huy được điểm mạnh của mình, tạo ra năng lực cạnh tranh với các DN nước ngoài. Có thể tóm tắt những điểm mạnh như sau:

2.3.1.1. Thương hiệu cửa hàng đang dần được khẳng định tại thị trường Việt Nam Một khi đã tạo dựng được thương hiệu đủ mạnh, nhà bán lẻ hoàn toàn có thể dùng chính thương hiệu của mình để mở rộng sang cung ứng các sản phẩm. NTD khi đó sẽ hoàn toàn yên tâm với các sản phẩm mang thương hiệu của trung tâm mua sắm mà mình tin tưởng. Chẳng hạn Co.op Mart hoàn toàn có thể hợp tấc với các nhà cung ứng để yêu cầu cung cấp sản phẩm cốt lõi với chất lượng đảm bào để đóng gói bằng chính bao bì mang thương hiệu Co.op Mart (trứng gà, gạo, thịt, nước tương...). Xu hướng thương hiệu riêng phát triển khá mạnh trên thế giới, đặc biệt là của các đại gia bán lẻ châu Âu.

Hiện nay tại Việt Nam, thương hiệu Co.op Mart đã gần như đổng nghĩa với mô hình bán lẻ siêu thị và cửa hàng tiện ích và thương hiệu G7 cũng đã dần khẳng định vị trí trên thị trường với 500 cửa hàng tiện ích được đổng loạt khai trương vào tháng 8/2006. Nếu nhanh chóng phát triển, liên tục duy trì và nâng tầm thương hiệu thì dù cho có sự thâm nhập của các đại gia bán lè nước ngoài, các DN Việt Nam hoàn toàn có thể duy trì vị trí dẫn đầu trong kinh doanh bán lẻ trong nước kể cả khi Việt Nam đã gia nhập WTO.

Nghiên cứu HVNTD đi phát triển mô hình cửa hàng bán lẻ hiện của DN Việt Nam

2.3.1.2. Hiểu rõ khách hàng địa phương

Các DN Việt Nam đang có lợi thế là hoạt động trên "sân" nhà, hiểu rõ thị hiếu, tập

quán mua sắm của người Việt Nam, có kinh nghiệm trong việc phát triển thị trường vừa

và nhỏ. Đây là một trong những điểm mạnh cũng như là lợi thế cạnh tranh nổi bật nhất

của các DN Việt Nam. Hiểu rõ khách hàng địa phương được hiểu là sự hiểu rõ về

những thói quen, hành vi hay tâm lý tiêu dùng của NTD Việt Nam nói chung và NTD tại địa phương nơi đứt cơ sở kinh doanh bán lẻ nói riêng. Dĩ nhiên, các DN nội địa sẽ có lợi thế hơn trong việc nghiên cứu NTD Việt Nam so với các tập đoàn nước ngoài vì cách tiếp cận dễ dàng hơn, chi phí nghiên cứu ít hơn, thông tin được phân tích chính

xác và cập nhật hơn... Phát huy được điểm mạnh này sẽ là yếu tố quyết định sự thành

công cùa các DN Việt Nam trên thị trường bán lẻ trong nước.

2.3.2. Điểm yếu

Có thể nói, đến nay Việt Nam đã hình thành mạng lưới bán lẻ ờ các thành phố và

đô thị lớn trong cả nước và các cửa hàng bán lẻ hiện đại đã góp phấn không nhỏ vào

việc tạo ra một diện mạo mới cho thương mại bán lè ờ Việt Nam, góp phần nâng cao

văn minh thương nghiệp, đáp ứng được nhu cầu mua sắm của các đối tượng khách hàng

là tầng lớp trung lưu của Việt Nam.

Tuy nhiên, do là một lĩnh vực lánh doanh còn khá mới mẻ ở nước ta cho nên các

cửa hàng này không thể tránh khỏi những hạn chế và bỡ ngỡ đối với cả nhà kinh doanh

và người mua sắm. Có thể khái quát những điểm yếu cùa hệ thống các cửa hàng bán lẻ

hiện đại của các doanh nghiệp Việt Nam trên các điểm sau đây:

2.3.2.1. M ô hình phổ biên của các cửa hàng bán lẻ hiện đại

Trừ m ô hình trung tâm thương mại yêu cầu có mật bằng rộng, nhìn chung, đa

phần các cửa hàng tiện ích, siêu thị của các DN Việt Nam đểu có quy mô nhỏ hẹp và

mới chi dừng ở mức độ các cửa hàng tự chọn chứ chưa phải là tự phục vụ.

2.3.2.2. Hàng hóa trong cửa hàng bán lẻ hiện đại

Nếu nhìn vào số lượng hàng hóa của mỗi cửa hàng thì có thể thấy đa số các cửa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hàng có danh mục hàng tương đối phong phú song xét vẻ chủng loại thì vẫn còn nghèo

nàn. Chất lượng hàng hóa trong các cửa hàng nhìn chung tốt. Hầu hết hàng bày bán có

nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ nhãn mác và được kiểm tra chất lượng một cách nghiêm ngặt, Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng NTD mua phải hàng quá hạn sử dụng hay chất lượng chưa đảm bảo...

2.3.2.3. Việc quản lý và trưng bầy hàng hóa

Trong các cửa hàng vãn còn nhiều vấn đề, rất ít các cửa hàng mà toàn bộ hàng hóa được quản lý theo mã vạch. Nhiều hàng hóa được gắn mã số, có nơi mã số được viết bừng tay. Quản lý hàng bừng mã số gây cản trở rất nhiều trong việc tính toán, lưu giữ số liệu, vừa mất thời gian lại rất dễ có sai sót. Hệ thống máy quét scanner, máy tính quản lý hàng hóa chưa được trang bị thích đáng nhừm tăng hiệu quá của công tác quản lý lưu kho, nhập hàng và lượng hàng tổn, hàng mất mát.

2.3.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực

Không có gì là ngạc nhiên khi nguồn nhân lực tại các cửa hàng bán lẻ hiện đại ờ Việt Nam (kể cả các nhà quản lý và nhân viên cửa hàng) chưa có kinh nghiệm và thiếu tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực hoạt động này. Tính thiếu chuyên nghiệp biểu hiện ờ đặc điểm về quy m ô và tổ chức của cửa hàng, đội ngũ nhân viên chưa qua trường lớp cơ bản về nghiệp vụ cũng như dịch vụ khách hàng do các cửa hàng cung cấp còn nghèo nàn, chất lượng thấp, hoạt động quảng cáo chưa được tiến hành theo các chương trình bài bản và mạnh mẽ, việc sắp xếp trưng bày hàng hóa chưa trở thành yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng.

2.3.2.5. Giá cả

Một điều trái ngược mà ta có thể thấy rõ là trong khi các cửa hàng này ờ các nước thường bán với mức giá thấp và trung bình thì giá hàng hoa trong các cửa hàng Việt Nam thường cao hơn so với giá ờ bên ngoài của các cửa hàng tạp hóa hay giá chợ,

Nguyên nhân của sự chênh lệch này được lý giải theo nhiều cách. Các cửa hàng bán lẻ hiện đại phải chịu chi phí lớn như: tiền thuê mặt bừng, cải tạo và xây dựng thành cửa hàng, trang thiết bị, tiền điện nước, lương nhân viên, thuế... Mặt khác, nhiều cửa hàng phải nhập hàng với giá cao do bán nhiều mặt hàng khác nhau mà số lượng mỗi loại cũng không nhiều đủ để làm đại lý cho các hãng sản xuất, do đó phải nhập hàng từ các đại lý khiến cho giá bị đội lên. Hiện nay, tình trạng hàng bị mất cắp xảy ra khá phổ

Nghiên cứu HVNTD đề phát triển mô hình của hàng bán lè hiện của DN Việt Nam

biến hâu hết tại các siêu thị, đại siêu thị, do đó phải cộng thêm cả tỉ lệ mất mát vào giá bán, khiến giá bán cao lên.

Có thể nói giá bán cao tại các cửa hàng bán lẻ hiện đại đang là thách thức lớn. Giá bán cao và điểu kiện cạnh tranh gay gắt hơn khiến m ô hình cửa hàng này gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thu hút được khách hàng từ các loại hình bán lẻ truyền thổng như chợ, cửa hàng tạp hoa.

2.3.3. Cơ hội

Theo bà Phạm Chi Lan, thành viên Ban Nghiên cứu cùa Thủ tướng Chính phủ, nước ta có một thị trường nội địa rộng lớn khoảng 83 triệu dân, có mức tăng GDP 8,4% và tổng tiêu dùng lên đến 21 tỷ USD trong năm 2005, Việt Nam đang là điểm đến lý tường của các tập đoàn phân phổi đa quổc gia. Theo kết quả khảo sát của tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới Á T Kearnay (Mỹ), Việt Nam là thị trường bán lè hấp dẫn thứ ba thế giới. Có thể khái quát những cơ hội mà cấc DN kinh doanh bán lẻ trong nước cần nấm bắt như sau:

2.3.3.1. Dân sô lớn 1 4

Mặc dù nhìn tổng thể, tỷ lệ tang dân sổ đang có xu hướng giảm, thể hiện tổc độ tăng truồng dân sổ hàng năm giảm đáng kể từ 2,3% năm 1980 xuổng 1,7% thời kỳ 1990-1995 và 1,5% trong 2 năm 1999-2000 nhưng dân sổ Việt Nam vẫn tăng. Năm 2003, dân sổ Việt Nam là 80.902 nghìn người, nhưng đến cuổi năm 2004 theo sổ liệu ước tính, dân sổ Việt Nam đã là 82.032 nghìn người và năm 2005 là 83.119 nghìn người. Với dân sổ lớn đổng nghĩa với việc sức mua cao, Việt Nam đang là một thị trường bán lẻ hấp đẫn hiện nay.

2.3.3.2. Thu nhập ngày càng được cải thiện 1 5

Kinh nghiệm của các hãng bán lẻ lớn trên thế giói đã cho thấy, mức thu nhập bình quân đâu người là một chỉ tiêu hết sức quan trọng để quyết định có kinh doanh bán lẻ tại khu vực đó hay không. Thu nhập cá nhân đang được cải thiện một cách đáng kể, điều đó cho phép NTD có khả năng mua sắm được nhiều hàng hoa hơn. Kết quả là chi tiêu của NTD đã tăng khoảng 3 0 % trong giai đoạn 1999-2003. Thu nhập bình quân đẩu người trên cả nước đã được cải thiện đáng kể ờ cả khu vực nông thôn và thành thị.

Vói mức sống đang cải thiện một cách rõ rệt thì chi tiêu cũng tăng lên đáng kể. Sức mua sắm lớn, thể hiện ở doanh số bán lẻ ngày càng tăng lên và ở việc Việt Nam được xếp thứ 8 trong danh sách những thị trường tiềm năng lớn nhất thế giới. Doanh số bán lẻ đã tăng lên một cách nhanh chóng trong những năm trở lại đây, đạt tới 17,4 tủ USD trong năm 2003 và 20 tủ USD trong năm 2005. Tủ lệ này cao hơn rất nhiều so với một số nước à châu á khác, bao gồm cả Trung Quốc (38%) và Thái Lan (34%). 2.3.3.3. Mức độ đô thị hoa và lối sống công nghiệp

M ô hình cửa hàng bán lẻ hiện đại gán liền với quá trình đô thị hoa, là kết quả tất yếu của một lối sống văn minh, công nghiệp bao trùm lên các thành phô lớn. Là một quốc gia đang phát triển và và đang tiến hành công nghiệp hóa. hiện đại trên mọi lĩnh

vực. Việt Nam sẽ xây dựng hàng loạt đô thị lớn đế thích ứng với trình độ phát triển chung của thế giới. Xu hướng này sẽ diễn ra mạnh mẽ vào thế kủ X X I và ảnh hường sâu sắc đến lối sống, thói quen tiêu dùng của đại bộ phận cư dân thành thị... Sẽ xuất hiện những cửa hàng bán hiện hiện đại quy mỏ hơn, kinh doanh chuyên nghiệp hơn bây giờ và đó sẽ là những cửa hàng phổ biến trong tương lai...

Thu nhập và đô thị hoa sẽ tác động tới xu hướng tiêu dùng tương lai cùa người Việt Nam. Trước ảnh hưởng của lối sống công nghiệp hoa và thu nhập ngày càng được cải thiện, NTD tương lai ở Việt Nam sẽ phản ứng tích cực và thuận lợi hơn với loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại...

2.3.3.4. Xu hướng quốc tê hoa ngành bán lẻ ờ Châu á - những triển vọng sáng sủa đối với Việt Nam

Các nước láng giềng trong khu vực như Thái Lan, Hồng Rông, Singgapore... đã đi trước Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ hiện đại từ cách đây khá lâu. Ngày nay, những hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích, trung tâm thương mại ở các nước này đã đạt đến trình độ phát triển tương đối cao, có diện tích rất lớn và phương thức kinh doanh chuyên nghiệp không thua kém gì các nước phương Tây. Tuy nhiên có được điều này cũng là

nhờ xu hướng quốc tế hoa diễn ra liên tục và mạnh mẽ của các tập đoàn kinh doanh bán lẻ nước ngoài vào khu vực này. Chính những siêu thị và đại siêu thị đẩu tiên của họ ờ Châu á đã mở ra cho các nước này một kủ nguyên mới trong ngành bán lè - ký nguyên

Nghiên cứu HVNTD đề phát triển mô hình cửa hàng bán lẻ hiện của DN Việt Nam

của thương nghiệp hiện đại, khác hẳn với những phương thức bán lẻ truyền thống. Châu á được lựa chọn là địa điểm đáu tu chiến lược của các hãng bán lẻ lớn do có số dân khá đông, mức tăng trường kinh tế lớn và là khu vực kinh tế năng động nhởt trong thế kỷ XXI. Nằm trong khu vực có mức tăng trưởng cao, Việt Nam cũng đang là một thị trường khá hứa hẹn với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Khuyến khích FDI trong lĩnh vục kinh doanh siêu thị cho phép chúng ta học được nhiều kinh nghiệm quản lý quý báu trong lĩnh vực này, đổng thời có thể đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoa nội địa. Việc tham gia của các tập đoàn phân phối quốc tế lớn trên thị trường Việt Nam cũng mang lại một số lợi ích. Sự xuởt hiện của các đại siêu thị góp phần vào việc giải quyết tình trạng lao động trình độ trung bình du thừa các thành phố lớn. Đặc biệt là ngành bán lè là một ngành tuyển dụng rởt nhiều lao động nên có thể giảm bớt gánh nặng về công ân việc làm cho chính quyền địa phương. NTD sẽ được hường lợi từ các chương trình khuyến mại, được sử dụng hàng hóa có chởt lượng ổn định, đảm bảo vệ sinh an toàn, các nhà phân phối trong nước có thể học hỏi được các kinh nghiệm quản lý điều hành tiên tiến từ nước ngoài.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu hành vi người tiêu dùng để phát triển mô hình cửa hàng bán lẻ hiện đại của doanh nghiệp việt nam (Trang 59 - 64)