Hưng nguyên, tỉnh Nghệ An.
Huyện HưngNguyên là một huyện đồng bằng tả ngạn sông Lam nằm ở phía nam tỉnh Nghệ An, Việt Nam được bồi đắp bở dòng sông Cả màu mỡ. Địa phương đã trải qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính nhưng vẫn kế thừa được nghề trồng lúa nước truyền thống. Phát triển trên nền tảng là khu thâm canh trồng lúa nước, chúng tôi tiến hành điều tra trên 40 hộ kinh doanh thuộc hai xã Hưng Trung và Hưng Đạo thuộc huyện Hưng Nguyên.
3.1.1.1. Diện tích lúa, các giống lúa qua các vụ của Nông hộ tại xã Hưng Trung và Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
Trong quá trinh điều tra hai xã Hưng Trung và Hưng Đạo, chúng tôi nhận thấy diện tích canh tác được sử dụng trồng lúa ở mỗi thời vụ có sự biến động giữa các vụ trong cùng một hộ và giữa các hộ với nhau. Ngoài ra, các hộ nông dân sử dụng các giống lúa rất phong phú qua từng mùa vụ. Cụ thể, mỗi năm tại xã Hưng Trung, các hộ có diện tích trồng lúa là 142.200 ha và sử dụng 18 giống lúa, tại xã Hưng Đạo, các hộ có diện tích trồng lúa là177.296 ha và sử dụng 16 giống lúa. Các giống lúa được trồng tại hai xã rất phong phú về chủng loại, với tổng số là 24 giống lúa, tuy nhiên, các hộ thuộc hai xã có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34 cơ cấu giống hoàn toàn khác nhau như tại xã Hưng Trung thì ba giống lúa được sử dụng nhiều nhất là Khang dân 18 (chiếm 24% trong vụ xuân, 21% trong vụ hè), Nhị ưu 986 (chiếm 12% vụ xuân), NA2 (chiếm 6.78% vụ xuân và 6.88% vụ mùa) còn ở xã Hưng Đạo thì các giống đó là HT1 (chiếm 25.1% vụ xuân và 24.6% vụ mùa), NA2 (chiếm 18.8% vụ xuân và 18.2% vụ mùa) và Nếp 352 (chiếm 14,45% vụ xuân và 14,53 % vụ mùa). Ngoài ra, bà con nông dân sử dụng các giống lúa Nếp 97, Nếp 838, N27, HT 1, DT52, Khang Dân đột biến… để đa dạng về sản phẩm cũng nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.
Trong quá trình sử dụng các giống lúa, các hộ nông dân có ghi nhận các giống lúa có biểu hiện kháng với nhóm rầy hại thân lúa, kết quả ghi nhận được như trong bảng 3.1:
Bảng 3.1 Các giống lúa có biểu hiện kháng rầy tại Huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An năm 2013
Tỷ lệ số hộ sử dụng (%)
Chỉ tiêu Tên giống lúa Xã Hưng Trung Xã Hưng Đạo
Các giống kháng rầy nâu HT1 0 40 IR 352 0 10 Lúa lai 0 25 Nhịưu 986 5 0 Nếp 97 15 11 ZZD 0 10 NA2 0 70 Các giống kháng rầy lưng trắng HT1 0 25 Nhịưu 986 5 0 Nếp 97 15 10 ZZD 0 5 AC5 0 5 NA2 0 55 Khang dân 0 35
Qua bảng 3.1, ta nhận thấy cơ cấu giống có biểu hiện kháng rầy ở hai xã tuy thành phần các giống lúa có biểu hiện kháng rầy ở hai xã là khác nhau. Ở xã Hưng Trung chỉ sử dụng hai giống Nếp 97 và Nhị Ưu 986 với tỷ lệ hộ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 sử dụng hạn chế (tỷ lệ hộ sử dụng lần lượt là 15% và 5%) còn tại xã Hưng Đạo, số giống lúa có biểu hiện kháng rầy được ghi nhận thực nghiệm là 6 giống với tỷ lệ hộ sử dụng dao động từ 5 – 70%. Như vậy, việc sử dụng giống kháng rầy có thể là một hướng mở trong việc giảm tác hại do nhóm rầy hại thân gây ra và gián tiếp làm giảm nguy cơ hình thành tính kháng. Ngoài ra chính sự đa dạng trong sử dụng các giống lúa khác nhau mà thành phần sâu hại trên đồng ruộng cũng có sự khác biệt cần nghiên cứu đánh giá, do đó chúng tôi điều tra về các loài sâu bệnh hại tại huyện Hưng Nguyên để xác định các loài sâu bệnh hại chính có ảnh hưởng đến sản xuất lúa tại địa phương.
3.1.1.2. Các loài sâu hại quan trọng ghi nhận tại huyện Hưng Nguyên, Nghệ
An qua các năm 2008 – 2013
Để đảm bảo năng suất lúa, việc tìm hiểu về các loại côn trùng gây hại có vai trò thiết thức để nhằm xác định các biện pháp hữu hiệu trong phòng trừ và bảo vệ hệ sinh vật đồng ruộng phát triển bền vững. Vì vậy chúng tôi tiến hành điều tra hộ nông dân để làm rõ vấn đề này trong bảng 3.2
Bảng 3.2. Thành phần các loài sâu rầy quan trọng trong các năm 2008 và 2013 tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
STT Tên loài sâu Tỷ lệ số hộ trả lời (%) Năm 2008 Năm 2013
1 Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) 95 100
2 Rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvat) 80 67,5 3 Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrosis medinalis Guennee) 82,5 85 4 Sâu đục thân (Scirpophaga incertulas Walker) 22,5 32,5 5 Sâu phao (Nymphula depunctalis Stagnalis) 0 12,5
Qua bảng 3.2, ta thấy các loài sâu hại tại huyện Hưng Nguyên có ảnh hưởng quan trọng qua các năm 2008 – 2013, các loài có vai trò cao nhất là rầy nâu, rầy lưng trắng và sâu cuốn lá nhỏ được quan tấm nhất trong sản xuất nông nghiệp địa phương. Trong các loài đó, nhóm rầy (rầy nâu và rầy lưng trắng) là loài được đánh giá là quan trọng nhất. Năm 2008, Rầy nâu được
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 95% hộ nông dân được phỏng vấn ghi nhận và trong năm 2013 tỷ lệ này tăng lên 100%, hầu hết hộ nông dân phỏng vấn đều ghi nhận loài này là dịch hại chính), tiếp đó là sâu cuốn lá nhỏ (năm 2008 là 82,5% và trong năm 2013 là 85% hộ nông dân được phỏng vẫn ghi nhận ảnh hưởng của loài), cuối cùng là rầy lưng trắng (năm 2008 chiếm 80% và 67,5% số hộ nông dân trả lời vào năm 2013). Như vậy, ảnh hưởng của nhóm rầy gây hại là rất rõ ràng và đã được sự quan tâm của bà con nông hộ. Từ số liệu điều tra trên, chúng tôi nhận thấy việc nhìn nhận vai trò của rầy hại thân nói chung và rầy lưng trắng nói riêng có tiềm ẩn nguy cơ làm tăng cao việc sử dụng thuốc trừ rầy. Trong điều tra, chúng tôi nhận thấy có một số lưu ý: Ảnh hưởng của rầy nâu đã tăng cao (100%) do đó cần có biện pháp hợp lý để kiểm soát loài này, tuy nhiên các biện pháp đã và đang có hiệu quả trong kiểm soát loài rầy lưng trắng cần duy trì vì đã có hiệu quả khi làm giảm 12,5% ảnh hưởng của rầy lưng trắng (từ 80% xuống còn 67,5%) và mặc dù cùng thuộc nhóm rầy hại thân nhưng ảnh hưởng của các biện pháp phòng trừ tới các loài rầy là khác nhau cần có sự chọn lọc trong phòng trừ để tránh hình thành tính kháng.
Thông qua việc xác định các loài sâu quan trọng giúp cho công tác dự tính, dự báo sự phát sinh, gây hại, bùng phát của chúng, đồng thời cũng có những biện pháp phù hợp trong phòng trừ sâu hại. Tuy nhiên, thông qua quá trình điều tra chúng tôi nhận định có thể mở rộng hơn các hướng điều tra như sản lượng, chất lượng nông sản giảm sút qua các thời kỳ để có thể đánh giá đúng mức vị trí của các loài gây hại. Để có thêm dữ liệu để đánh giá, chúng tôi tiến hành điều tra sâu hơn về việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, số lần phun thuốc, nồng độ phun thuốc phù hợp… để phòng trừ nhóm rầy gây hại, vì loài gây hại này tuy giảm về diện tích khu vực gây hại nhưng tại các khu vực sử dụng thuốc trừ rầy lại có thể khiến loài này phát triển tính kháng thuốc sẽ gây khó khăn trong công tác phòng trừ chúng trong thời gian dài.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37