Tình hình sử dụng thuốc BVTV trừ rầy tại các địa điểm nghiên cứu của huyện Hưng Nguyên.

Một phần của tài liệu hiện trạng sử dụng thuốc trừ rầy và sự mẫn cảm một số loại thuốc của rầy lưng trắng sogatella furcifera (horvath) tại hưng nguyên, nghệ an vụ mùa năm 2014 (Trang 48 - 51)

ca huyn Hưng Nguyên.

Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã bộc lộ nhiều hệ lụy (ô nhiễm môi trường sinh thái, dư lượng độc tố trên nông sản…) nhưng biện pháp này vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong phòng trừ dịch hại. Các loại thuốc Bảo vệ thực vật hiện nay được sử dụng đa dạng về chủng loại, mẫu mã, nhãn hiệu, một số thuốc có cùng một loại hoạt chất với liều lượng và nồng độ khác biệt nên hiệu quả phòng trừ cũng khác nhau. Do đó, chúng tôi tiến hành điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV tại địa phương bằng cách thức phỏng vấn 40 hộ nông dân đã có thâm niên trong sản xuất nông nghiệp thu được kết quả như sau:

Bảng 3.3. Chủng loại hoạt chất trừ sâu được sử dụng để phòng trừ rầy trên lúa từ 2003 đến nay tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

STT Nhóm thuốc sử dụng Tên hoạt chất Tỷ lệ (%) số hộ nông dân sử dụng Xã Hưng Trung Xã Hưng Đạo Trung bình 1 Pyrethroid (Victory 585EC) Cypermethrin 100 90 95

2 Carbamate

Fenobucarb 100 100 100

(Bassa 50EC, Nibass 50ND)

Isoprocarb

(Mipcin 20WP) 10 0 5

3 Lân hữu cơ Chlorpyrifos ethyl 100 90 95

(Victory 585EC)

4 Phenylpyrazol (Regent 800wg) Fipronil 5 5 5

5 Điều hòa sinh trưởng

Buprofezin(Sạch rầy 50

EC) 25 55 40

6 Neonicotinoid

Acetaminprid (Sutin 5EC,

Sạch rầy 50 EC) 90 95 92,5 Thiamethoxam. (Sạch rầy 50 EC,Actara 25WG) Imidacloprid (Sutin 5EC) 80 90 80 95 80 92.5 7 Azomethrin

pyridines (Chess 50WG) Pymetrozine

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

Xã Hưng Trung

Py rethroid Carbamate Lân hữu cơ

Pheny lp y razol Điều hòa sinh trưởng Neonicotinoid Azomethrin p y ridines

Xã Hưng Đạo

Py rethroid Carbamate Lân hữu cơ

Pheny lp y razol Điều hòa sinh trưởng Neonicotinoid Azomethrin p y ridines

Hình 3.1: Chủng loại hoạt chất trừ sâu được sử dụng phòng trừ sâu hại trên lúa từ năm 2003 đến nay tại 2 xã Hưng Trung và Hưng Đạo,

huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Qua bảng 3.3, chúng tôi thấy sự đa dạng các nhóm thuốc sử dụng phổ biến trừ sâu hại trên lúa tại Hưng Nguyên, Nghệ An bao gồm 10 hoạt chất thuộc 7 nhóm thuốc. Trong số các nhóm thuốc được sử dụng thì nhóm Neonicotinoid, Pyrethroid, Carbamate, Lân hữu cơ được người nông dân tại Hưng Nguyên sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ trên 90% số hộ lựa chọn sử dụng. Nhóm thuốc điều hòa sinh trưởng côn trùng trung bình chiếm 40% số hộ sử dụng với hoạt chất là Buprofezin. Nhóm Neonicotinoid, Carbamate là nhóm có nhiều hoạt chất với số lượng lần lượt là 3 và 2 hoạt chất trừ rầy, và các số liệu ghi nhận là % tổng số hộ điều tra sử dụng trong thời gian 2003 đến nay,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 do vậy hình 3.1 biểu diễn cụ thể hơn cơ cấu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại hai xã và biểu hiện rõ mức độ phổ biến của nhóm thuốc Neonicotinoid trong phòng trừ rầy hại lúa. Điểm khác biệt rõ nhất giữa hai xã là thành phần nhóm thuốc điều hòa sinh trưởng ở xã Hưng Đạo (55% số hộ dân được phỏng vấn ghi nhận) cao hơn nhiều so với xã Hưng Trung (25% số hộ ghi nhận).

Trong quá trình canh tác lâu dài, bà con có sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để phòng trừ rầy, tại xã Hưng Trung thì các hoạt chất Cypermethrin, Chlorpyrifos ethyl và Fenobucab được các hộ điều tra sử dụng nhiều nhất (chiếm 100% số hộ điều tra sử dụng) tiếp theo là Acetaminprid, Imidacloprid với 90% số hộ điều tra sử dụng, với Thiamethoxam là 80%, Buprofezin là 25%, Isoprocarb là 10% và thấp nhất là Pymetrozine và Fipronil chỉ 5% số hộ sử dụng. Tại xã Hưng Đạo, nông dân vẫn sử dụng nhiều các thuốc Fenobucab (100%), Acetaminprid, Imidacloprid (95%), Chlorpyrifos ethyl, Cypermethrin (90%), Thiamethoxam (80%), các hoạt chất được sử dụng ít hơn như Buprofezin (55%) và thấp nhất là Fipronil chỉ 5% số hộ sử dụng. Như vậy, sau quá trình thu thập số liệu tại nông hộ, chúng tôi nhận thấy trong số 7 nhóm hoạt chất thì nhóm hoạt chất Neonicotinoid được sử dụng phổ biến nhất, đây là cơ sở để chúng tôi tiến hành chọn ra loại hoạt chất để nghiên cứu đánh giá hiệu lực phòng trừ và tính kháng thuốc trong phòng thí nghiệm của hoạt chất kỹ thuật.

Chúng tôi nhận thấy số loại thuốc thương phẩm và số loại hoạt chất thuốc trừ sâu trên lúa đã được các hộ nông dân ghi nhận đã sử dụng tại 2 xã của huyện Hưng Nguyên có sự khác nhau, số thuốc thương phẩm và số hoạt chất được sử dụng tại xã Hưng Trung cao hơn ở xã Hưng Đạo. Cụ thể ở xã Hưng Trung có số thương phẩm là 9 còn ở xã Hưng Đạo có số thương phẩm là 5 và số hoạt chất được sử dụng tại xã Hưng Trung là 10 trong khi số hoạt chất được sử dụng tại xã Hưng Đạo chỉ có 8 loại hoạt chất. Ngoài ra, chúng tôi còn thu thập thông tin thời gian bắt đầu sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 thị phần lớn cùa các hộ nông dân để có thể ước tính khả năng hình thành tính kháng thuốc trên rầy tại địa phương, kết quả được trình bày tại bảng 3.4

Bảng 3.4. Số loại thuốc trừ rầy được dùng nhiều nhất từ 2003 đến năm 2013 tại huyên Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

STT Tên thương phẩm Tên hoạt chất Năm sử dụng

2003–2007 2008–2012 2013

1 Bassa 50EC Fenobucab + + +

2 Victorya 585EC Cypermethrin – + +

3 Sutin 5EC Imidacloprid – + +

4 Sạch rầy 50EC Acetaminprid + – +

5 Actara 25WG Thiamethoxam – + +

+: Năm bắt đầu sử dụng chiếm tỷ lệ trên 50% số hộ trả lời

–: Năm bắt đầu sử dụng chiếm tỷ lệ dưới 50% số hộ trả lời

Qua bảng 3.4, chúng tôi nhận thấy tình hình sử dụng đa dạng các loại thuốc tại địa phương có xu hướng gia tăng trong khoảng thời gian từ 2003 – 2013. Trong giai đoạn từ 2003 – 2007, chỉ có hai loại thuốc Bassa và Sạch rầy được sử dụng thì đến giai đoạn 2008 – 2013 đã xuất hiện thêm các loại thuốc mới như Sutin, Victorya, Actara được sử dụng nhiều trong phòng chống rầy

Sau khi đã xác định được cụ thể các nhóm thuốc, hoạt chất và các loại thuốc thương phẩm được các hộ nông dân sử dụng trong mười năm từ 2003 – 2013, chúng tôi nhận định cần xác định cách thức phun, số lần phun… của bà con nông dân tại địa phương để nâng cao hiệu quả phòng trừ rầy.

3.1.3. S ln phun thuc tr ry trong mt v lúa ti huyn Hưng Nguyên, tnh Ngh An (2003– 2013)

Một phần của tài liệu hiện trạng sử dụng thuốc trừ rầy và sự mẫn cảm một số loại thuốc của rầy lưng trắng sogatella furcifera (horvath) tại hưng nguyên, nghệ an vụ mùa năm 2014 (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)