V. Phun thuốc
3.3.1. Thời gian phát triển các pha và vòng đời của rầy lưng trắng Nghệ An S furcifera.
S. furcifera.
Rầy lưng trắng có tên khoa học là Sogatella furcifera Horvarth thuộc họ Delphacidae, bộ cánh đều Homoptera. Đây là một loài biến thái không hoàn toàn, do đó vòng đời của chúng có ba pha phát dục là pha trứng, pha rầy non và pha trưởng thành. Trứng thường đẻ thành từng ổ ở bẹ gần gốc lúa hoặc gân chính lá lúa. Rầy non có 5 tuổi, khi mới nở rày non có màu trắng sữa hoặc màu xám tro nhạt.
Qua phương pháp nhân nuôi trong phòng thí nghiệm trên giống Bắc thơm 7 kết quả thu được về thời gian phát dục các pha của rầy lưng trắng được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.16. Thời gian phát dục các pha của rầy lưng trắng Nghệ An S.fucifera
Pha phát dục Thời gian phát dục (ngày) Ngắn nhất Dài nhất TB ± SD Trứng 6 9 6,6 ± 0,81 Rầy non tuổi 1 2 3 2,43 ± 0,46 Rầy non tuổi 2 1.5 3 2,13 ± 0,26 Rầy non tuổi 3 2 3 2,15 ± 0,25 Rầy non tuổi 4 2 3 2,33 ± 0,40 Rầy non tuổi 5 2,5 4,5 3,48 ± 0,56 Thời gian tuổi non 11 14 12,53 ± 0,80 TT. đến tiền đẻ trứng 3 5 3,90 ± 0,54 Tuổi thọ trưởng thành cái 14 19 16,54 ± 1,40 Tuổi thọ trưởng thành đực 10 14 12,33 ± 1,22 Vòng đời 21 24,5 23,05 ± 0,87
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58 Trứng rầy lưng trắng Rầy lưng trắng tuổi 1
Rầy lưng trắng tuổi 2 Rầy lưng trắng tuổi 3
Rầy lưng trắng tuổi 4 Rầy lưng trắng tuổi 5
Hình 3.4. Hình thái rầy non các tuổi của rầy lưng trắng S. furcifera
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59 Trưởng thành cái rầy lưng trắng cánh dài Trưởng thành đực rầy lưng trắng cánh dài
Hình 3.5. Trưởng thành của rầy lưng trắng S. furcifera
Nguồn ảnh: Nguyễn Tùng Lâm (2014)
Hình 3.6. So sánh hình thái trưởng thành của rầy lưng trắng S. furcifera
Nguồn ảnh: Nguyễn Tùng Lâm (2014)
Chúng tôi tiến hành theo dõi đặc tính sinh học của rầy lưng trắng trong điều kiện nhà bán tự nhiên tại Bộ môn côn trùng – Khoa Nông Học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Từ kết quả bảng 3.16, cho thấy ở nhiệt độ 26,42oC, độ ẩm 88,45% rầy lưng trắng S. furcifera có 5 tuổi trong đó tuổi 2 ngắn nhất với 2,13 ± 0,26 ngày; tuổi 5 dài nhất với 3,48 ± 0,56 ngày; các tuổi còn lại bình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 quân 2,15– 2,43 ngày. Thời gian rầy non kéo dài trung bình 12,53 ± 0,80. Kết quả này tượng tự với nghiên cứu của Đinh Văn Thành, ở nhiệt độ trung bình từ 27,3oC– 29,3oC và ẩm độ 80,7– 89,0% trong các pha phát dục của rầy non thì thời gian tuổi 2 (dao động từ 1,54 – 2,26) là ngắn nhất và tuổi 5 là dài nhất (3,55 ± 0,81). Thời gian rầy non dao động từ 11–14 ngày. Cũng theo Hồ Thị Thu Giang (2011), ở nhiệt độ 20– 30oC ± 1oC, ẩm độ 73,4– 86,7% pha rầy non dao động từ 12,48– 15,08 ngày.
Vòng đời của rầy lưng trắng thấp nhất là 21,5 ngày, cao nhất là 24,5 ngày và trung bình là 23,05 ± 0,87 ngày. Thời gian phát dục của trứng là 6,6 ± 0,81 ngày. trưởng thành bắt đầu đẻ trứng từ 3,90 ± 0,54 ngày. Kết quả của chúng tôi cũng gần giống như nghiên cứu của Hồ Thị Thu Giang, ở nhiệt độ 25oC ± 1oC, ẩm độ 73,4– 86,7%, thời gian phát dục của trứng là 7,45 ± 0,68 ngày; vòng đời là 25,64 ± 1,69 ngày. Và cũng cho kết quả tương tự như Đinh Văn Thành, ở nhiệt độ 26,5oC, ẩm độ 78,3% rầy lưng trắng có vòng đời dao động từ 23,6 – 26,2 ngày.
Thời gian sống của trưởng thành đực đều ngắn hơn thời gian sống của trưởng thành cái. Thời gian sống của trưởng thành đực là 12,33 ± 1,22 ngày trong khi đó thời gian sống của trưởng thành cái là16,54 ± 1,40 ngày. Kết quả trên cũng tương tự với nghiên cứu của Hồ Thị Thu Giang, ở nhiệt độ 25oC ± 1oC thời gian sống của trưởng thành trung bình là 17,06 ± 1,14.