Tình hình kháng thuốc của rầy lưng trắng Sogatella furcifera đối với các nhóm hoạt chất

Một phần của tài liệu hiện trạng sử dụng thuốc trừ rầy và sự mẫn cảm một số loại thuốc của rầy lưng trắng sogatella furcifera (horvath) tại hưng nguyên, nghệ an vụ mùa năm 2014 (Trang 29)

các nhóm hot cht

Neonicotinoid là nhóm thuốc trừ sâu mới bao gồm các hoạt chất phổ biến: Imidacloprid, Thiamethoxam... Các thuốc trong nhóm có phổ rất rộng. Chính vì vậy mà rất dễ hình thành tính kháng thuốc đối với nhóm hoạt chất này (Giáo trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật).

Đối với imidacloprid, tất cả các quần thể rầy lưng trắng quần từ Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines có giá trị LD50 nhỏ (0.11 – 0.34 µg.g–) (Masaya Masumura et al, 2008). Trong khi đó giá trị LD50 được theo dõi cùng năm 2006 ở một số nước ở Châu Á với rầy nâu thì giá trị LD50

dao động đối với hoạt chất imidacloprid là rất lớn từ (0.18 – 24.2 µg.g–) với giá trị LD50 cao nhất tại Việt Nam (24.2 µg.g–) (Masaya Masumura et al, 2008).

Tại Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan, rầy đã kháng thuốc trừ sâu. Ở Trung Quốc, rầy kháng thuốc 28,8 lần và 79,1 đến 81,1 lần kháng Buprofezin và Imidacloprid, tương ứng, trong năm 2004 và 2005 đến năm 2006. Ở Ấn Độ, phosphates đã được thử nghiệm chống lại rầy từ năm 1998.Tuy nhiên rầy không có bất kỳ tính kháng với hóa chất. Các thí nghiệm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 khác trong năm 2006 đã diễn ra cho thấy rầy kháng 35,3, 10,78, và 4,98 lần với Imidacloprid, Metconazole, và Clothianidin, tương tự tại Indonesia, Isoprocard và Cypermethrin đã được thử nghiệm cho rầy nâu. Mật độ rầy tăng lên khi Cypermethrin được phun ở Thái Lan, rầy có khả năng kháng 3 – 5,6 lần chống Fenobucarb và 3 – 4,1 lần khả năng chống Imidacloprid khi được thử nghiệm vào năm 2002 và 2006. Imidacloprid là thuốc trừ sâu phổ biến ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, tuy nhiên rầy đã hình thành tính kháng (Catindig., et al 2009)

Khi khảo nghiệm độ mẫn cảm của 25 quần thể rầy lưng trắng đến từ 9 tỉnh Miền Đông, Trung Quốc vào năm 2010 và 2011 cho kết quả như sau: Giá trị LC50 của hoạt chất Thiamethoxam dao động từ 0.141mg/L (ở quần thể đến từ Shizong) đến 0.813 mg/L (quần thể ở Cangyuan). Sự chênh lệch giá trị LC50 giữa các quần thể là 6 lần giữa 2 quần thể Shizong và Cangyuan, như vậy quần thể rầy lưng trắng ở Miền Đông, Trung Quốc vẫn mẫn cảm với hoạt chất Thiamethoxam; 28% quần thể thể hiện tính kháng thấp và 72% quần thể mẫn cảm, không thể hiện tính kháng (Su et al, 2013)

Giá trị LC50 của hoạt chất Imidacloprid ở quần thể rầy lưng trắng khi khảo nghiệm ở Miền Đông, Trung Quốc (2013) dao động từ 0.216mg/L (ở Nanning) đến 1.635 mg/L (ở Qianshan). Như vậy, độ mẫn cảm giữa các quần thể rầy lưng trắng dao động không lớn (7.6 lần giữa quần thể đến từ Nanning và Qianshan). 2 quần thể đến từ Nanning và Naxi có độ mẫn cảm thấp đối với hoạt chất Imidacloprid. 7 trong 25 quần thể (28%), đến từ Hejiang, Guilin, Jiangpu, Yixing, Minqing, Changsha và Qianshan cho thấy tính kháng mạnh đối với hoạt chất Imidacloprid. 10 quần thể (40%) có tính kháng thấp đối với hoạt chất này. Còn lại các quần thể khác (32%) thì vẫn mẫn cảm với hoạt chất này.(Su et al, 2013)

Như vậy ở Trung Quốc, rầy lưng trắng đã hình thành tính kháng thuốc đối với nhóm Neonicotinoid. Tuy nhiên vẫn ở mức thấp (72% quần thể không

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 kháng hoạt chất Thimethoxam) và trung bình (68% quần thể kháng thuốc Imidacloprid).

Tính kháng hoạt chất Imidacloprid không những được hình thành trên rầy lưng trắng mà còn cả trên rầy nâu.

Ở Việt Nam, các nghiên cứu tính kháng của rầy lưng trắng đối với nhóm hoạt chất Neocotinoid còn rất hạn chế mà chủ yếu các nghiên cứu về rầy nâu như Lê Thị Kim Oanh và cộng sự đã nghiên cứu tính kháng thuốc của rầy nâu ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Bắc Bộ từ năm 2008 – 2011 thấy rằng Có 4/7 quần thể rầy nâu kháng cao đối với hoạt chất Imidacloprid là Phú Thọ, Bắc Giang, Hưng Yên và Thái Bình với Ri lần lượt là 98,52; 55,29; 42,35; 20,00

Theo Phan Văn Tương và cộng sự (2011), khi đánh giá mức độ mẫn cảm của rầy nâu thu thập tại 3 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Tiền Giang và Long An) với 3 hoạt chất thuốc trừ sâu (fenobucarb, fibpronil và imidacloprid) từ năm 2009– 2011 đã cho thấy với hoạt chất Imidacloprid cả 3 quần thể cũng đều thể hiện tính kháng với hoạt chất này. Chỉ số kháng Ri của quần thể rầy An Giang tăng từ 40,5 (2009) lên 61,9 (2010) sau đó tăng lên 73,8 năm 2011; với chỉ số kháng Ri của quần thể rầy Tiền Giang thì tăng cao liên tục trong 3 năm lần lượt là 42,9; 57,1 và 83,3. Còn với quần thể rầy nâu Long An thì tăng đều qua 3 năm theo thứ tự là 57,1; 66,7 và 78,6.

Theo kết quả nghiên cứu tính kháng thuốc của rầy lưng trắng của Lê Thị Kim Oanh và cộng sự năm 2010 thì kết quả điều tra tại 7 tỉnh đồng bằng sông Hồng cho thấy có 8 nhóm thuốc trừ sâu được người dân sử dụng trên lúa, trong đó 3 nhóm sử dụng với tỷ lệ cao là: Phenylpyrazol, Carbamate, Neo–nicotionid. Tuy nhiên, qua các năm, ở các địa phương khác nhau thì số chủng loại thuốc sử dụng, mức độ sử dụng các nhóm thuốc là khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy 7/7 quần thể rầy nâu kháng với hoạt chất Fenobucarb với chỉ số kháng (11,18 – 33,31). Có 4/7 quần thể rầy nâu kháng cao với hoạt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 chất Imidacloprid với chỉ số kháng (20,00 – 98,52). Có 2/7 quần thể rầy nâu kháng với hoạt chất Fipronil với chỉ số kháng (11,78–18,52).Các quần thể rầy nâu đều có biểu hiện gia tăng mức độ kháng qua các năm. Hoạt chất Fenobucarb mức độ gia tăng tính kháng tăng 6,67 lần, Imidacloprid 4,12 lần và đặc biệt hoạt chất Fipronil tuy có chỉ số kháng Ri thấp so với các hoạt chất khác nhưng lại có mức độ gia tăng tính kháng cao tăng là 9,28 lần (từ năm 2009 – năm 2010). Đối với các quần thể rầy nâu có biểu hiện kháng Fenobucarb và Imidacloprid thì hiệu lực trừ rầy nâu ngoài đồng ruộng của hoạt chất này có hiệu lực thấp hơn khi sử dụng đơn lẻ chúng. Việc hỗn hợp Fenobucarb với Imidacloprid hay Fipronil với Imidacloprid để trừ rầy nâu cho hiệu quả phòng trừ cao hơn. Đây cũng là một trong các biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng kháng thuốc của rầy nâu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu hiện trạng sử dụng thuốc trừ rầy và sự mẫn cảm một số loại thuốc của rầy lưng trắng sogatella furcifera (horvath) tại hưng nguyên, nghệ an vụ mùa năm 2014 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)