Địa điểm điều tra
Tỷ lệ hộ nông dân sử dụng thuốc (%)
Hỗn hợp Đơn lẻ
2 loại 3 loại 1 loại
Xã Hưng Trung 45 0 55
Xã Hưng Đạo 40 0 60
Như vậy, qua bảng số liệu chúng ta thấy các hộ không chọn pha ba loại thuốc khác nhau để phòng trừ rầy hiệu quả hơn, mà chủ yếu là hỗn hợp hai loại thuốc, và việc sử dụng đơn lẻ các loại thuốc vẫn chiếm đa số. Tại xã Hưng Trung, số hộ sử dụng hỗn hợp hai loại thuốc chiếm 45% có cao hơn so với tại xã Hưng Đạo là 5%. Tuy nhiên, khi chúng tôi điều tra kỹ lưỡng các hộ về loại thuốc hỗ hợp thì kết quả rất khác, đó là có 10% số hộ tại xã Hưng Trung và 5% số hộ tại xã Hưng Đạo hỗn hợp hai loại thuốc trừ rầy, các hộ còn lại chủ yếu hỗn hợp thuốc trừ rầy với thuốc trừ bệnh (đạo ôn, khô vằn) thậm chí có chủ hộ Lê Thị Phương tại xã Hưng Đạo còn hỗn hợp thuốc với dầu rửa bát. Như vậy, các hộ dẫn vẫn có xu hướng tự phát trong sử dụng các loại thuốc BVTV và vấn đề hỗn hợp thuốc chủ yếu để giảm công lao động trong sản xuất và tăng hiệu quả bám dính của thuốc còn xét về bản chất thì biện pháp bà con áp dụng không làm giảm tính mẫn cảm của thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ rầy. Nhận thấy các hoạt động phòng trừ rầy của bà con vẫn cần có sự hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật, chúng tôi mở rộng điều tra về ý kiến của bà con nông dân huyện Hưng Nguyên về kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV.
3.1.4. Nhận thức của nông dân về kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
Qua điểu tra thu thập thông tin cụ thể của bà con nông dân như: Kênh thông tin, quyết định phun thuốc, chọn thuốc …, chúng tôi có được kết quả được trình bày trong bảng 3.7 và bảng 3.8
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44
Bảng 3.7. Nhận thức của Nông dân về kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
Chỉ tiêu Tỷ lệ hộ Nông dân trả lời tại địa phương (%) Trung bình (%) Xã Hưng Trung Xã Hưng Đạo