Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của rầy lưng rắng Nghệ An trước và sau thử thuốc.

Một phần của tài liệu hiện trạng sử dụng thuốc trừ rầy và sự mẫn cảm một số loại thuốc của rầy lưng trắng sogatella furcifera (horvath) tại hưng nguyên, nghệ an vụ mùa năm 2014 (Trang 42)

trước và sau th thuc.

Sử dụng 20 gam hạt giống cho một khay gieo mạ. Khi mạ được 1 tuần tuổi chuyển vào ống nghiệm. Thí nghiệm được tiến hành với giống lúa Bắc thơm số 7

a. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của rầy nuôi trong ống nghiệm

Bắt rầy cái chửa thả vào ống nghiệm đã có sẵn cây mạ 1 tuần tuổi, ống nghiệm có đường kính X chiều dài (Ø2,0 X 20 cm) bên trong có sẵn dảnh lúa sạch 7 – 10 ngày tuổi phía dưới gốc lúa được quấn bẳng bông ẩm, phía trên ống nghiệm được nút bằng vải màn buộc kín để rầy không ra ngoài được. Sau 1 ngày hút toàn bộ lượng rầy ra khỏi ống nghiệm cho trứng phát triển trên thân cây lúa. Hàng ngày chăm sóc và theo dõi lúa, khi thấy rầy cám xuất hiện thì ghi lại ngày trứng nở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 thể tiến hành thu những cá thể rầy cám tuổi 1 nở cùng 1 ngày đưa vào từng ống nghiệm có chứa sẵn dảnh lúa sạch 7 – 10 ngày tuổi (Gốc quấn bông ẩm, đầu trên được bịt bằng vải màn).

Hàng ngày theo dõi và ghi chép lại thời gian trứng, rầy lột xác ở từng tuổi, ghi chép số cá thể rầy chết qua các tuổi. Từ đó tính được thời gian phát dục từng tuổi. Số cá thể theo dõi n = 30

b. Sức sinh sản và nhịp điệu sinh sản của rầy lưng trắng Nghệ An trước và sau khi thử thuốc

Thả 1 cặp rầy đực cái mới vũ hóa vào ống nghiệm có kích thước đường kính X chiều dài (Ø2, 0 X 20 cm) có sẵn dảnh lúa sạch 7 – 10 ngày tuổi phía dưới gốc lúa được quấn bẳng bông ẩm, phía trên ống nghiệm được nút bằng vải màn. Cho rầy tiếp xúc trong 24 giờ. Sau 24 h thay bằng 1 dảnh lúa mới và thí nghiệm tiến hành theo dõi liên tục khi rầy chết sinh lý. Các dảnh lúa đã được tiếp xúc với rầy hàng ngày được quan sát và dùng kim tách để đếm ghi chép số trứng đẻ ra. Số cặp theo dõi n =20

Lượng rầy cái còn sống sau thử thuốc tại nồng độ gây chết 50% tiếp tục được ghép cặp nuôi để theo dõi một số đặc điểm sinh vật học giống như rầy lưng trắng Nghệ An trước khi thử thuốc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trên lúa tại huyện Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ An.

Một phần của tài liệu hiện trạng sử dụng thuốc trừ rầy và sự mẫn cảm một số loại thuốc của rầy lưng trắng sogatella furcifera (horvath) tại hưng nguyên, nghệ an vụ mùa năm 2014 (Trang 42)