lưng trắng Nghệ An
– Hoạt động 1: Thu thập nguồn rầy lưng trắng tại các địa điểm nghiên cứu
- Phương pháp thu bắt: rầy lưng trắng được thu bắt bằng ống hút, sau đó thả vào các hộp nhựa có sẵn mạ non trồng trong đất, đem về các phòng thí nghiệm để nhân nuôi quần thể. Đối với những địa điểm lấy mẫu xa, các hộp nhựa chứa rầy được chuyển về phòng lưu trú, sau đó chuyển rầy vào các lồng nuôi côn trùng có sẵn mạ non để đảm bảo sức sống cho rầy trong quá trình lưu trú và di chuyển tại địa điểm thu mẫu.
– Hoạt động 2: Nhân nuôi quần thể phục vụ cho thí nghiệm đánh giá tính kháng của đối với các hoạt chất
- Địa điểm: Phòng thí nghiệm bán tự nhiên. - Đối tượng: rầy lưng trắng
- Giống lúa nhân nuôi nguồn rầy ở miền Bắc và miền Trung là Bắc Thơm 7.
- Phương pháp thí nghiệm: rầy lưng trắng sau khi được thu bắt từ các địa điểm, đem về phòng thí nghiệm, sau đó được chuyển ra nhân nuôi riêng rẽ trong các lồng nuôi rầy để nhân số lượng lớn phục vụ thí nghiệm. Khi rầy vũ hóa rộ từ 5 – 7 ngày, dùng ống hút hút rầy cái chuyển vào lồng nuôi rầy với nguồn mạ mới để cho rầy đẻ trứng. Ngày hôm sau lấy khay mạ ra và rũ hết rầy vào khay mạ mới, cho trứng nở và phát triển. Thay liên tục từ 3 – 5 ngày như vậy để có được những lứa rầy đồng đều. Thí nghiệm nhân nuôi nguồn rầy được tiến hành liên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 tục tại phòng thí nghiệm và nhà lưới. Lúa được gieo liên tục trong các khay mạ, chậu trồng cây, ô chậu vại và ô xi măng để nhân nuôi và lưu giữ nguồn rầy. Những cá thể rầy F1 trở đi mới bắt đầu tiến hành thí nghiệm.
Hình 2.5: Lồng mica nhân nuôi rầy lưng trắng
Hình 2.6: Thu bắt rầy trong lồng mica
Hình 2.7: Quan sát rầy dưới kính lúp soi nổi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28
– Hoạt động 3: Đáng giá tính kháng của quần thể rầy lưng trắng
đối với một số nhóm hoạt chất
- Mục đích của hoạt động: quần thể rầy ở địa điểm nghiên cứu đã hình thành tính kháng hay chưa và hình thành tính kháng với hoạt chất nào.
- Nhóm hoạt chất thí nghiệm: Dựa trên nội dung 1 điều tra hiện trạng sử dụng thuốc.
Các nhóm hoạt chất sẽ được sử dụng trong thí nghiệm:
STT T Tên hoạt chất Dạng kỹ thuật Nhóm thuốc (theo WHO) Cơ chế tác động Dạng tiếp xúc
1. Imidacloprid 97% Thuốc thuộc nhóm
độc II, Thuốc thuộc nhóm Neonicotinoid
có tác dụng và thụ
quan nAcheR trong tế bào thần kinh của côn trùng Thuốc có đặc tính nội hấp, vịđộc. 2. Emamectin benzoate (Avermecti n B1a 90 % + Avermecti n B1b 10 %). Thuốc thuộc nhóm Avermectin, thuốc trừ sâu sinh học Cơ chế tác động là vị độc
−Phương pháp thí nghiệm: theo phương pháp nghiên cứu tính kháng thuốc của Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI.
−Các bước tiến hành thí nghiệm:
Bước 1.Xác định thang nồng độ thử thuốc cho từng nhóm hoạt chất
Các nhóm hoạt chất sử dụng trong thí nghiệm là hoạt chất chuẩn. Thang nồng độ thử thuốc của từng nhóm hoạt chất được chia thành 24 bậc. Nồng độ tham chiếu (nồng độ trung bình) được căn cứ vào nồng độ trung bình của hoạt chất đó theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Các thang nồng độ khác sẽ lần lượt được tăng lên theo giá trị 1 – 2 – 4 và giảm xuống lần lượt là 1– 0, 5 – 0,25…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 Phương pháp pha: dung dịch có nồng độ cao được dùng làm dung dịch mẹ (liều 1), muốn chuyển sang nồng độ thấp hơn (liều 2) theo công thức:
C1V1 = C2V2
Trong đó: C1: nồng độ thuốc ở liều 1 C2: nồng độ thuốc ở liều 2
V1: thể tích liều thuốc 1 cần để pha chế V2: thể tích liều thuốc 2 yêu cầu để pha chế. Tương tự làm như vậy để được nồng độ thấp nhất (liều n).
Vì các thuốc kỹ thuật không đạt độ tinh khiết tuyệt đối nên được hiệu chỉnh theo hệ số CF để thuốc đạt 100% hoạt chất.
Hệ số CF được hiệu chỉnh theo công thức 100%
CF =
% a.i thuốc kỹ thuật
Bước 2. Tiến hành thử thuốc để thăm dò thang nồng độ chuẩn
–Tiến hành các thí nghiệm thử thuốc để thăm dò thang nồng độ đã xác định ở thí nghiệm 1 khảo sát sơ bộ các nồng độ có thể gây chết trên và dưới 50% cá thể và các nồng độ tiệm cận. Các thang nồng độ pha được nếu không đạt các ngưỡng gây chết đề ra sẽ được điều chỉnh lại sao cho phù hợp (thang nồng độ chuẩn với mức 5 – 10 bậc, nồng độ cao nhất gây chết 90 – 95% số cá thể và nồng độ thấp nhất gây chết 5 – 10% số cá thể thí nghiệm).
– Thí nghiệm được tiến hành như mô tả trong thí nghiệm 3.
Bước 3.Tiến hành thử thuốc để xác định LD50 của quần thể rầy lưng trắng
– Thí nghiệm được tiến hành trên rầy, trong điều kiện nhiệt độ phòng ổn định 25˚C. Dùng 10 – 20 con rầy cho mỗi lần tiến hành thí nghiệm và với ít nhất 3 lần lặp lại cho mỗi công thức
– Pha thuốc: Dùng thuốc dạng kỹ thuật (Technical grade) pha chế dung dịch quy về CF để tính ra lượng thuốc cần pha theo liều lượng 1, 2, 4, 8…..
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30 lũy tiến theo logarit.
– 10 cá thể rầy được hút chuyển vào ống hút côn trùng, sau đó được làm bất động bằng CO2 trong thời gian khoảng 10 – 20 giây. Khi rầy vừa bất động đổ rầy lên đĩa petri có lót giấy thấm. Dùng máy nhỏ giọt để nhỏ chính xác lên mảnh lưng ngực trước của các cá thể rầy với thể tích thuốc đồng đều là 0,2 µl. Kỹ thuật này được thực hiện dưới kính lúp soi nổi độ phóng đại 40 – 60 lần và đòi hỏi sự chính xác cao. Các thí nghiệm lặp lại cần tiến hành vào các ngày khác nhau để tránh sự sai số trong cùng một ngày.
– Những cá thể rầy sau khi được tiến hành nhỏ thuốc sẽ được chuyển vào các cốc nhựa có lồng chụp cách ly trong có sẵn 15 cây mạ 7 – 10 ngày sau gieo trồng. Tỷ lệ chết của các cá thể rầy thí nghiệm được theo dõi sau 24 – 48 giờ.
Riêng nhóm Hoạt chất Buprofezin đánh giá theo phương pháp Yanhua Wang et al. (2008) nhúng thân cây lúa
Công thức tính toán:
Giá trị LD50 của từng nhóm hoạt chất thí nghiệm đối với quần thể rầy lưng trắng được tính toán theo chương trình POLO PLUS của Viện lúa quốc tế IRRI, xử lý trên máy vi tính. Tỷ lệ chết của rầy thử nghiệm với nhóm hoạt chất có tương quan dương hay tương quan thuận với đường thẳng yk = ax + b. Các liều lượng của hoạt chất được logarit và tỷ lệ chết tương ứng với từng liều thử được chuyển thành probit. Mức độ tin cậy của giá trị LD50 được kiểm định bằng phương pháp χ2.
LD50 được xác định theo công thức:
Nồng độ gây chết 50% cá thể (ppm) x 0,2 (µl) LD50 =
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 Chỉ số kháng Ri được xác định theo quy định của FAO (1980):
LD50 của thuốc đối với sâu hại khảo sát Ri =
LD50 của thuốc đối với sâu hại mẫn cảm Nếu Ri < 10: Dòng sâu hại chưa xuất hiện tính kháng thuốc. Nếu Ri ≥ 10: Dòng sâu hại đã kháng thuốc
Ri càng lớn mức độ kháng thuốc càng cao.
LD50 của thuốc đối với sâu hại khảo sát Ri =
Liều khuyến cáo của thuốc
Theo Tào Minh Tuần, công thức tính Ri trên cũng được áp dụng
* Phân tích và xử lý số liệu theo chương trình POLO PLUS của Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI).