Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn biển vịnh nha trang (Trang 30)

2.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

- Tài liệu lưu trữ tại Sở NN&PTNT; Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa; Cục Thống kê Khánh Hòa; Viện Hải dương học Nha Trang; Chi cục Khai thác và Bảo vệ NLTS; Ban quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang; Phòng Kinh tế TP. Nha Trang; UBND phường Vĩnh Nguyên- Nha Trang; các tài liệu, văn bản trên các website của Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT và các trang mạng khác. Các tài liệu chủ yếu gồm:

- Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các chương trình sinh kế, phát triển cộng đồng KBTB vịnh Nha Trang.

- Số liệu về tàu thuyền, nghề nghiệp, sản lượng khai thác của tỉnh, thành phố Nha Trang và phường Vĩnh Nguyên qua các báo cáo tổng kết hàng năm hoặc các dự án, chương trình điều tra, khảo sát

- Số liệu về ĐDSH, NLTS trong KBTB vịnh Nha Trang qua các kết quả điều tra, khảo sát

- Luật, văn bản pháp quyliên quan đến quản lý nghề cá của trung ương và tỉnh. - Các tài liệu về quản lý nghề cá, ĐQL, ĐQLNC, QLNCDVCĐ của các tác giả trong nước và nước ngoài.

- Các kết quả về thực trạng KT&BVNLTS (tàu thuyền, nghề nghiệp, sản lượng, năng suất, đối tượng khai thác, sự biến động về NLTS...), thực trạng quản lý nghề cá trong KBTB VNT thông qua số liệu điều tra xã hội, phỏng vấn, tham vấn cộng đồng, cán bộ quản lý và Chương trình Logbook (Chương trình ghi Nhật ký đánh cá – Ban quản lý KBTB VNT và Viện Nghiên cứu Hải sản Hải phòng)

- Kế thừa kết quả điều tra tình hình kinh tế xã hội tại phường Vĩnh Nguyên 5/2006 (theo mẫu Phụ lục 2) của Ban quản lý KBTB VNT

- Số liệu về thực trạng KTTS và quản lý KBTB VNT dựa vào các Báo cáo hoạt động hàng năm của Ban quản lý KBTB VNT

2.2.1.2. Thu thập sốliệu sơ cấp

- Số liệu điều tra xã hội về KT&BVNLTS trong KBTB VNT theo mẫu phiếu điều tra in sẵn (Phụ lục 1), thực hiện tháng 7/2012. Tác giả đã tiến hành điều tra toàn bộ số hộ có phương tiện KTTS trong vịnh Nha Trang.

- Tham vấn ý kiến của 50 hộ ngư dân KTTS theo mẫu Phụ lục 1 (chọn mẫu ngẫu nhiên theo tư vấn của cán bộ quản lý KBTB vịnh Nha Trang, kết hợp phỏng vấn trực tiếp và sử dụng phương pháp PRA – Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng).

- Số liệu về thực trạng hoạt động KTTS của khối tàu cá cỡ nhỏ vùng ven biển của TP và các địa phương lân cận thông qua phỏng vấn cán bộ, ngư dân sống trong vịnh Nha Trang.

2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa:

- Trực tiếp khảo sát, đo đạc, phân loại, thu thập các số liệu về sản lượng, đối tượng khai thác, thành phần sản phẩm...bằng cách đi biển với ngư dân hoặc thực hiện tại Cảng cá Hòn Rớ, Vĩnh Trường ngay khi các tàu về bến và chưa tiêu thụ sản phẩm. Lựa chọn các nghề chủ lực có ảnh hưởng lớn đến NLTS và chọn ngẫu nhiên mỗi nghề 3 hộ, mỗi hộ tiến hành đo đạc 05 chuyến biển để thu thập sản lượng, thành phần sản phẩm, đo đạc kích thước đối tượng khai thác kết hợp với phiếu điều tra để đánh giá.

- Số mẫu thu thậpđảm bảođộ chính xác cao.

2.2.3. Phương pháp xửlý số liệu

- Sử dụng phần mềm Excel để xử lý và tính toán các chỉ số về thời gian khai thác, sản lượng khai thác, … phục vụ cho nội dung tính cường độ khai thác, sự biến động NLTS của KBTB vịnh Nha Trang.

- So sánh số liệu thực trạng KTTS với các tiêu chuẩn quy định của nhà nước hiện hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của nó đối với NLTS trong KBTB.

- Sử dụng bản đồ phân vùng KBTB vịnh Nha Trangđể minh họangư trường đánh bắt và đề xuất phân vùng quản lý KT&BVNLTS bằng các phần mềm vi tính chuyên dụng.

- Sử dụng phương pháp phân tích SWOT (phân tích đánh giá nội tại: các điểm mạnh, điểm yếu và bên ngoài: các cơ hội, thách thức) để đánh giá thực trạng mô hình quản lý KBTB nói chung và quản lý KT&BVNLTS nói riêng.

- Dựa trên cơ sở số liệu thực trạng, đề xuất các giải pháp quản lý KT&BVNLTS phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững tại KBTB VNT.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng khai thác thủy sản trong khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang 3.1.1. Tàu thuyền các loại nghề khai thác 3.1.1. Tàu thuyền các loại nghề khai thác

Hiện nay, tàu thuyền hoạt động đánh bắt quanh khu bảo tồn biển với các loại nghề như: Lưới rê, câu, pha xúc, mành, vây rút, lưới kéo, trủ, lưới cước, lưới quét...tập trung chủ yếu ở 2 phường Vĩnh Trường và Vĩnh Nguyên. Phường Vĩnh Trường có các nghề khai thác như lưới kéo, mành, lưới rê; phường Vĩnh Nguyên có nghề lưới mành, pha xúc, trủ rút.

Qua điều tra khảo sát cho thấy, các nghề hoạt động với cường lực mạnh nhất là các nghề: lưới kéo đơn, mành, vây, trủ rút, lưới rê (lưới cước), pha xúc. Phạm vi hoạt động của các nghề này cũng rất rộng, không chỉ ở trong Vịnh Nha Trang mà còn xuống cả vùng biển Ninh Thuận, Bình Thuận. Nhìn chung, các nghề có công suất nhỏ hơn 90 CV đều hoạt động chủ yếu trong khu vực Vịnh Nha Trang từ Hòn Chà Là chạy thẳng xuống phía dưới Hòn Nội, Hòn Ngoại trở vào phía trong bờ,.

Phân bố số lượng tàu thuyền theo nghề, theo công suất tại các phường, xã trong thành phố Nha Trang được trình bày ởcác bảng 3.1, 3.2, 3.3.

Bảng 3.1: Phân bố số lượng tàu thuyền theo nghề (< 90CV)

TT Nghề Nhóm công suất Tổng <20 20-<50 50-<90 1 Câu 466 196 23 685 2 Cản 29 11 14 54 3 Dịch vụ thủy sản 5 40 39 84 4 Lưới kéo 4 105 84 193 5 Lưới cưới 406 190 21 617 6 Lưới quét 0 8 16 24 7 Mành 158 211 19 388 8 Nghề khác 46 15 5 66 9 Pha xúc 1 23 55 79 10 Trủ 1 15 31 47 11 Vây rút 1 1 2 4 Tổng 1117 815 309 2241

Hình 3. 1: Biến động số lượng tàuthuyền theo nghề

Từ kết quả điều tra và số liệu thống kê ở các bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy, có 11 nghề với các hình thức đánh bắt khác nhau tham gia hoạt động khai thác thủy sản trên vịnh Nha Trang.

Số lượng tàu thuyền có công suất nhỏ hơn 20 CV chiếm tỷ lệ đến 50%, không thể vươn ra xa bờ, chỉ tập trung trong vịnh Nha Trang. Số tàu hoạt động quanh vịnh Nha Trang tiếp giáp với khu bảo tồn biển Hòn Mun là tàu thuyền của các xã, phường thuộc Thành phố Nha Trang (ngoại trừ tàu thuyền của xã Vĩnh Lương).

Loại nghề có số lượng tàu thuyền công suất nhỏ hơn 20 CV chiếm số lượng nhiều nhất là câu (31%), lưới cước (28%), mành (17%). Các nghề có công suất tàu lớn tập trung ở nghề giã cào và pha xú.

Tàu thuyền của các nghề nêu trên, đa số có chiều dài nhỏ hơn 15m và trong khoảng chiều dài trung bình từ 8-12m. Tàu thuyền có kết cấu vỏ gỗ, ca bin nằm phía

đuôi tàu, boong thao tác chủ yếu nằm phía trước. Hệ thống lái phần lớn là bằng cần lái, ít sử dụng vô lăng. Hầu hết các tàu đều có trang bị từ 1-5 hầm, tuy nhiên thời gian hoạt động của các tàu trên biển thường chỉ một ngày đến hai ngày, nên hầm chứa cá ít được sử dụng.

Phần lớn các tàu thuyền đều được trang bị máy bộ đàm, định vị. Đối với những tàu đánh bắt cá có sử dụng ánh sáng như tàu mnh, tủ, thì ngoài trang bị máy bộ đàm , định vị, các tàu này còn trang bị thêm máy dò cá.

Theo điều tra thực tế cho thấy có khoảng 50 – 70% số lượng tàu thuyền có công suất nhỏ tham gia khai thác thường xuyên trong vịnh (khoảng 25 – 30 ngày trong tháng). Hiện nay ngư dân tăng cường đánh bắt trên vịnh có tác động rất lớn đối với nguồn lợi ven bờ.

3.1.2. Thực trạng hoạt động đánh bắt của tàu thuyền trên vịnh Nha Trang3.1.2.1. Nghề lưới kéo 3.1.2.1. Nghề lưới kéo

a. Tàu thuyền:

Tàu thuyền nghề lưới kéo của thành phố Nha Trang hoạt động đánh bắt trên vịnh Nha Trang được thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.2: Thống kê các phường có tàu hoạt động nghề lưới kéo trong vịnh Nha Trang

STT Phường Số lượng tàu (chiếc)

1 Phước Đồng 4 2 Phước Hải 4 3 Phương Sài 1 4 Vĩnh Nguyên 1 5 Vĩnh Thọ 72 6 Vĩnh Phước 20 7 Vĩnh Trường 82 8 Xương Huân 43 Tổng 227

Từ bảng 3.2 cho thấy, Vĩnh Thọ là phường có số lượng làm nghề lưới kéo nhiều nhất trong thành phố, Vĩnh Nguyên, PhươngSài là hai phường có nghề lưới kéo ít nhất (01 tàu).

Qua điều tra khảo sát thực tế các chuyến biển của ngư dân làm nghề lưới kéo cho thấy, các vùng đánh bắt chủ yếu của nghề lưới kéo nằm ở phía nam Hòn Tre. Đường đi chủ yếu của loại nghề này là dọc theo ven bờ và ven các đảo phía ngoài. Qua phỏng vấn

ngư dân, chúng tôi có được vết hoạt động của nghề lưới kéo trên ngư trường quanh vịnh Nha Trang, thể hiện ở hình 3.3.

Hình 3. 2: Ngư trường đánh bắt nghề lưới kéo

Lý do của việc các tàu lưới kéo thường hoạt động ở các vùng trên là vì phần lớn nghề lưới kéo tập trung ở Vĩnh Trường, và do đặc điểm ngư trường vùng biển phía nam Hòn Tre thường ít rạn và đá hơn so với các vùng khác. Ngưtrường ở phía nam và phía ngoài Hòn Tre thường tập trung nhiều các loại cá đáy, thích hợp cho nghề lưới kéo đáy.

Vết màu xanh tô đậm trên hình 3.3 thể hiện vết đi của tàu lưới kéo thường hoạt động, vùng tô đậm hình ô van là vùng nước mà các tàu lưới kéo hoạt động với mật độ cao nhất.

b. Sản phẩm khai thác:

Sản phẩm cáchợ có khoảng 0,5 – 1 kg trong mỗi mẻ lưới, hỗn hợp các loại cá này thường là cá đỏ, cá liệt, nục, bạc má… Các loài cá có giá trị kinh tế và thường xuất hiện nhiều trong các mẻ lưới như cá mối, phèn, đổng, mực, tôm là các nhóm thương phẩm được ngư dân lựa ra thành một nhóm bán cho lái buôn.

Cá phân là loại cá có kích thước rất nhỏ, thường bị nát và chết sau khi vào lưới. Ngư dân gọi là “cá heo”, thực chất đó là loại cá phân. Loại sản phẩm này chủ yếu dùng làm thức ăn trong nuôi tôm, làm mắm.

Các loài giáp xác nhỏ (tôm, cua, ghẹ, …) ngư dân bán cho các trại nuôi để làm thức ăn cho tôm hùm. Giá trị của nhóm cá này thường bán cao hơn cá phân.

Bảng 3.3: Tỷ trọng trung bình các nhóm thương phẩn trong một mẻ lưới kéo Thành phần loài Sản lượng (kg) Tỷ lệ (%) Cá Đổng 5,7 1 Cá Mối 28,5 5 Cá phèn 11,4 2 Ghẹ 11,4 2 Cá chợ 28,5 5 Tôm 11,4 2 Mực 17,1 3 Nhôm nhựa 228 40 Cá phân 228 40 Tổng 570 100

Hình 3. 3: Tỷ lệ trung bình nhóm thương phẩm trong một mẻ lưới của nghề lưới kéo

Từ hình 3.3 cho thấy, sản lượng đánh bắt cá phân và giáp xác chiếm tới 80% toàn bộ sản lượng của các mẻ lưới. Cá phân chiếm tỷ lệ cao, có giá trị nhỏ hơn 4-5 lần giá trị

của các nhóm cá khác, nhưng do nhu cầu sử dụng loại cá phân làm thức ăn nuôi tôm, nuôi cá rất cao, nên ngư dân vẫn tiếp tục đánh bắt loại sản phẩm này.

Đây là một thực tế không tốt và là hệ quả của việc ngư dân giảm kích thước mắt lưới để tăng sản lượng đánh bắt (2ađụt = 15mm).

3.1.2.2. Nghề lưới rê a. Tàu thuyền:

Tàu thuyền nghề lưới rê là các tàu có công suất nhỏ phổ biến từ 8 – 15CV, tập trung ở các phường Vĩnh Trường và Vĩnh Nguyên, hầu hết các tàu lưới rê cước đánh bắt ven đảo, gần bờ nhất là ở gần Hòn Nội, Hòn Ngoại và vùng phía bắc của Hòn Tre.

Ngoại trừ tàu thuyền nghề lưới quét thường hoạt động ở các vùng nước sâu, xa bờ, còn lại các loại tàu thuyền nghề lưới rê khác như lưới hai, lưới tư, lưới năm đánh bắt quanh năm xung quanh vịnh. Phân bố số lượng tàu thuyền nghề lưới rê thành phố Nha Trang được thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3. 4: Phân bố số lượng tàu thuyền nghề lưới rê hoạt động trong vịnh Nha Trang

STT Phường Số lượng tàu (chiếc)

1 Phước Đồng 59 2 Vĩnh Hòa 12 3 Vĩnh Nguyên 51 4 Vĩnh Thọ 13 5 Vĩnh Trường 56 6 Xương Huân 2 Tổng 193

Từ bảng 3.4 cho thấy, nghề lưới rê tập trung chủ yếu ở các phường Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên và xã Phước Đồng.

b. Ngư trường

Từ số liệu điều tra, chúng tôi tổng hợp vùng ngư trường đánh bắt chủ yếu của nghề lưới rê theo hình 3.5 (vùng màu xanh lá cây tô đậm).

Hình 3. 4: Ngư trường đánh bắt nghề lưới rê

c. Sản phẩm khai thác

Sản phẩm đánh bắt của nghề lưới rê đa dạng, có các thành phầnloài trong một mẻ lưới gồm cá thu, cá ngừ chù, cá trác đuôi ngắn, cá mối, cá đổng và cá nục được phân bố theo bảng 3.5 và hình 3.5.

Bảng 3.5: Tỷ trọng trung bình các nhóm thương phẩn trong một mẻ lưới rê TT Thành phần loài Sản lượng (kg) Tỷ lệ (%) 1 Cá Thu 1,84 4 2 Cá ngừ chù 10,58 23 3 Các trác đuôi ngắn 6,44 14 4 Cá Mối 10,12 22 5 Cá Đổng 15,64 34 6 Cá Nục 1,38 3 Tổng 46 100

Hình 3. 5: Tỷ lệ trung bình các nhóm thương phẩm trong đánh bắt nghề lưới rê Từ hình 3.5 cho thấy, loài có tần suất xuất hiện nhiều nhất là cá Đổng, sau đó là cá ngừ Chù, cá Mối, cá Trác.

Bảng 3.6: Chiều dài trung bình của một số đối tượng chính của nghề lưới rê

STT Loài cá Chiều dài cá (mm)

1 Cá mối 205.88 ± 11.19

2 Cá trác 188.82 ± 8.61

3 Cá đổng 212.35 ± 7.61

4 Cá nục 160.53 ± 5.06

3.1.2.3. Nghề pha xúc

Nghềpha xúc là loại nghề đánh bắt thủ công, dùng sức người là chính. Khi phát hiện ra đàn cá, đèn pha được bật lên, cá tập trung lại từ từ, khi cá đã có dấu hiệu tập trung dày hơn, đèn pha được giảm dần ánh sáng trở thành ánh sáng màu đỏ khi nhìn trên mặt nước. Lưới được thả xuống ngay cạnh mạn tàu, khi lưới đã chìm sâu thì bắt đầu kéo lên.

Bảng 3. 7: Thống kê nghề pha xúc hoạt động quanh khu bảo tồn biển Hòn Mun

STT Phường Số lượng tàu (chiếc)

1 Phước Long 01

2 Vĩnh Nguyên 335

3 Xương Huân 02

Tổng 338

Từ bảng 3.7 cho thấy nghề pha xúc ở thành phố Nha Trang tập trung chủ yếu tại phường Vĩnh Nguyên, những địa phương khác không có hoặc số lượng rất ít.

a. Ngư trường hoạt động

Ngư trường hoạt động của nghề pha xúc rất rộng, hoạt động hầu như trên toàn vịnh Nha Trang.

Bảng 3.8: Ngư trường đánh bắt nghề pha xúc

Đặc điểmcủa loại nghề này là thường bám theo đàn cá cơm, đàn cá xuất hiện ở đâu thì các tàu thuyền tập trung lại ở đó. Nghề pha xúc có đặc điểm ít phụ thuộc vào chất đáy của ngư trường, mà chủ yếu hoạt động ngay trên tầng mặt, cách mặt nước chừng (3-4)m, nên loại nghề này có thể hoạt động khắp các vùng trong vịnh Nha Trang. Màu xanh lá cây tô đậm trên bản đồ là vùng ngư trường hoạt động chủ yếu của nghề pha xúc.

b. Sản phẩm khai thác

Bảng 3. 9: Tỷ trọng trung bình các nhóm thương phẩm trong từng mẻ lưới nghề pha xúc Số mẻ khảo sát Nhóm thương phẩm chính Cá cơm Cá khác kg/mẻ lưới Tỷ lệ (%) kg/mẻ lưới Tỷ lệ (%) 1 2000 100 0 0 2 1600 100 0 0 3 2000 100 0 0 4 200 100 0 0 5 600 100 0 0 6 400 100 0 0 7 200 100 0 0 8 2000 100 0 0

3.1.2.3. Nghề mành

Tàu thuyền nghề mành đánh bắt trên vịnh Nha Trang chủ yếu là nghề mành đèn (hoặc mành mùng). Loại ngư cụ này có kích thước mắt lưới lớn hơn mành mùng và đánh bắt kết hợp ánh sáng.

Bảng 3. 10: Thống kê nghề mành hoạt động quanh KBTB Hòn Mun

STT Phường Số lượng tàu (chiếc)

1 Ngọc Hiệp 1 2 Phước Đồng 48 3 Phước Hải 2 4 Phước Tân 1 5 Vạn Thạnh 3

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn biển vịnh nha trang (Trang 30)