Công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm về BVNLTS

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn biển vịnh nha trang (Trang 50 - 53)

Mục đích của công tác tuần tra cưỡng chế là bảo vệ nguồn lợi thủy sản thông qua việc áp dụng các quy chế quản lý của KBTB và pháp luật. Tham gia vào công tác tuần tra cưỡng chế có sự phối hợp của nhân viên tuần tra của Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang, bộ đội biên phòng- Đồn biên phòng 388, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản và ban bảo tồn khóm. Tuy nhiên, sự liên kết này chỉ mới dừng lại ở mức lập kế hoạch mà chưa thực sự có sự liên kết chặt chẽ trong các khâu tuần tra và xử lý vi phạm.

Đội tuần tra của ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang gồm 14 nhân viên tiến hành tuần tra 24/24 giờ trong KBTB. Ngoài ra, đội tuần tra còn có sự hỗ trợ tuần tra của 5 thành viên được bầu lên từ các khóm đảo. Khu vực tuần tra chỉ mới tập trung chủ yếu xung quanh các vùng lõi mà chưa mở rộng ra các khu vực. Hàng năm, thành viên của đội tuần tra được tập huấn nhằm phát triển các kỹ năng cơ bản trong hoạt động tuần tra kiểm soát theo quy chế của KBTB.

Phương tiện làm việc của đội tuần tra gồm 1 tàu tuần tra và hệ thống liên lạc bằng bộ đàm giúp trạm có thể liên lạc với các khóm đảo trong KBTB, đồn biên phòng và văn phòng Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang.

Hình 3. 10: Canô tuần tra của đội tuần tra KBTB vịnh Nha Trang tại Hòn Mun Ngoài tàu tuần tra thường xuyên có mặt ở Hòn Mun, ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang có 2 cano để phục vụ các hoạt động quản lý, tuần tra của ban quản lý trong KBTB.

Đội tuần tra có trách nhiệm thống kê các vụ vi phạm quy chế trong KBTB hàng năm để báo cáo và lưu trữ, so sánh, đối chiếu các vụ vi phạm được phát hiện, xử lý để đánh giá hiệu quả của công tác tuần tra cưỡng chế.

Ban quản lý cũng khuyến khích người dân báo cáo về các trường hợp vi phạm quychế KBTB. Đồng thời, ban quản lý KBTB phối hợp với người dân trên các khóm đảo trên mọi phương diện của hoạt động tuần tra thông qua việc lên kế hoạch tuần tra hàng năm có sự tham gia của người dân.

Kết quả điều tra số vụ vi phạm quy chế KBTB vịnh Nha Trang về KTTS qua các năm được trình bày ở bảng 3.13 và hình 3.15.

Bảng 3.13: Tổng hợp số vụ vi phạm quy chế KBTB vịnh Nha Trang về KTTS các năm Năm

Số vụ vi phạm về đánh bắt thủy sản (lưới kéo, trũ, lưới cước, câu, lặn,

dắt mực..) Thuốc nổ Chất độc Khác (neo, xả thải, lặn du lịch đêm) Tổng số vụ 2003 124 03 03 20 150 2004 68 16 84 2005 59 11 70 2006 64 14 78 2007 73 17 90 2008 32 08 40 2009 53 07 60 2010 21 02 23 Tổng cộng 595 0 20 40 60 80 100 120 140 160 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm S v v i p h m số vụ vi phạm

Hình 3. 11: Số lượng các vụ vi phạm KTTS trong KBTB qua các năm

Từ hình 3.13 cho thấy số lượng các vụ vi phạmquy chế trong KBTB về KTTS đã giảm qua các năm. Năm 2007, KBTB mới được thành lập, bản Quy chế KBTB đã được ban hành nhưng chưa phổ biến rộng rãi đến người dân trong KBTB. Vì thế, phần lớn các ngư dân vẫn chưa biết các quy định về phân vùng khai thác cũng như các ngư cụ được sử dụng trong KTTS ở vùng biển thuộc KBTB. Số lượng các trường hợp vi phạm quy chế KBTB ở năm 2007 tương đối cao về cả số lượng cũng như tính chất nghiêm trọng. Con số đó giảm dần qua các năm và đến cuối năm 2010 chỉ còn một số trường hợp vi phạm. Đặc biệt, không có trường hợp nào mang tính chất nghiêm trọng

như sử dụng hóa chất, thuốc nổ trong KTTS ở KBTB vịnh Nha Trang. Có 2 nguyên nhân của việc giảm dần vi phạm đó là:

- Đội tuần tra tăng cường kiểm tra giám sát chặt chẽ hoạt động của tàu thuyền trong vùng;

- Công tác tuyên truyền về quy chế KBTB đã được nhân rộng ra các phường quanh vịnh và bước đầu ngư dân chấp hành tốt và có được sự đồng thuận.

Khi phát hiện ra các vi phạm trong KBTB vịnh Nha Trang, đội tuần tra tiến hành lập biên bản, cảnh cáo, thu giữ ngư cụ và chuyển lên Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng như Đồn Biên phòng 388 để xử lý.

Nhìn chung, Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang đã lập kế hoạch và bố trí phương tiện phục vụ cho các hoạt động tuần tra trong KBTB nhằm mục đích bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học. Đội tuần tra của Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang có sự phối hợp hoạt động với Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tỉnh Khánh Hòa, Bộ đội Biên phòng đồn 388.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn biển vịnh nha trang (Trang 50 - 53)