Thiết lập các tổ chức cộng đồng và huy động sự tham gia của cộng đồng vào quá trình

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn biển vịnh nha trang (Trang 61 - 64)

quá trình quản lý KBTB

3.3.3.1. Trong hoạt động kinh tế

Có tới 80% người dân trên các khóm đảo trong KBTB trả lời nghề nghiệp chính của hộ gia đình là khai thác thủy sản. Trong đó, có 75% làm nghề khai thác trong vịnh xung quanh các đảo bao gồm các nghề như lưới (36%), nghề mành (21,3%), nghề câu tay (16,8%), nghề trũ rút, trũ bao (18,7%), nghề lặn (7,2%); 25% số hộ có thuyền ghe lớn đi khai thác xa bờ chủ yếu là các nghề pha xúc, giã cào. 16,7% số hộ được hỏi trả lời có tham gia nuôi trồng thủy sản nhưng chỉ một nửa trong số đó coi nuôi trồng thủy sản là nghề nghiệp chính, số còn lại chỉ tham gia nuôi với diện tích nhỏ và vẫn tham gia các hoạt động kinh tế khác (khoảng 5%). 87% số người được phỏng vấn cho rằng các hoạt động sinh kế phụ tạo cho người dân công việc nhưng thu nhập mang lại chưa ổn định và phụ thuộc nhiều vào mùa vụ (bơi thuyền thúng đáy kính tại Hòn Mun), phụ thuộc vào đầu ra sản phẩm (làm mành ốc ở Bích Đầm, đan lưới thể thao ở Trí Nguyên). Riêng đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản 76% số người nuôi trồng thủy sản cho rằng nghề nuôi cần nhiều vốn và kỹ thuật nên ít người tham gia, số còn lại cho rằng nguyên nhân do dịch bệnh và đầu ra không ổn định (18,7%), không có nhân lực (5,3%). Chính vì các lý do trên mà hoạt động thủy sản khá bấp bênh và mang tính rủi ro cao.

Điều đó cho thấy áp lực khai thác thủy sản lên khu vực trong vịnh vẫn rất lớn, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản trong vịnh.

Người dân trong KBTB đề xuất các ý kiến về hỗ trợ phát triển kinh tế bao gồm BCH Bộ đội Biên phòng UBND Tỉnh CA tỉnh Khánh Hòa Các Sở BQL KBTB

Vịnh Nha Trang UBND TP

Đồn BP Chi Cục

Các phòng chức

năng Các Phường, Xã

P.CSMT

hỗ trợ về vốn để chuyển đổi từ khai thác trong vịnh ra khai thác xa bờ, chuyển đổi các mô hình sinh kế phù hợp như lựa chọn đối tượng nuôi trồng thủy sản mang lại lợi ích kinh tế cao, ổn định, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm như mành ốc, lưới thể thao. Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật nuôi cũng như đào tạo nghề cho con em Tổ dân phố trên đảo góp phần vào phát triển du lịch ở vịnh Nha Trang.

3.3.3.2. Các hoạt động bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học

Đối với các hiểu biết về KBTB: Đa số người dân khi được hỏi về KBTB Hòn Mun thì đều trả lời có biết về Hòn Mun (93,3%) và khi được yêu cầu nêu ra 3 lợi ích quan trọng nhất của việc thành lập KBTB thì các hộ tham gia trả lời cho biết lợi ích khác nhau và tỉ lệ phần trăm các câu trả lời cũng khác nhau. Kết quả điều tra được trình bày ở bảng 3.15.

Bảng 3. 15: Những lợi ích quan trọng nhất của KBTB vịnh Nha Trang 3 lợi ích quan trọng nhất của KBTB vịnh Nha Trang Tỷ lệ % trả lời Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch 56,5 Giúp tạo ra nguồn lợi thủy sản, cải thiện sinh kế về lâu, về dài. 41,5

Trang bị một nghề khác, tạo ra việc làm 2,0

Từ bảng 3.15 có thể nhận thấy rằng người dân trong KBTB vịnh Nha Trang nhận thức rõ về tầm quan trọng của các KBTB đối với nghề cá và môi trường biển. Đối với những hiểu biết về nguồn lợi thủy sản: Có 93,1% các ngư dân cho rằng nguồn lợi thủy sản là có giới hạn, trong khi có 5,6% trả lời NLTS là vô tận và 1,3% trả lời không biết.

Đánh giá nguồn lợi thủy sản trong KBTB: Hiện trạng NLTS trong KBTB hiện nay so với giai đoạn mới thành lập KBTB: có 51,3% hộ được phỏng vấn trả lời NLTS không thay đổi, 40,5% trả lời NLTS có tăng, 2,8% cho rằng NLTS suy giảm và 5,4% số hộ không biết NLTS tăng hay giảm.

Hình 3. 15: Tỷ lệ người dân đánh giá về hiện trạng nguồn lợi

Về chấtlượng môi trường biển ở vịnh Nha Trang, có 93,2% người được phỏng vấn cho rằng chấtlượng môi trường biển thời gian gần đây trong sạch, 6,8% trả lời chất lượng môi trường biển bình thường. So với trước đây, khi chưa thành lập KBTB, các câu trả lời hầu hết chất lượng môi trường hiện nay trong sạch hơn (86,4%), 10,6% cho biết chất lượng môi trường không đổi và 3,0% nói chất lượng môi trường kém hơn.

Người dân các khóm đảo tham gia tích cực vào các hoạt động như diễn văn nghệ với các chủ đề bảo vệ môi trường và ĐDSH, trồng rừng ngập mặn ở Đầm Bấy, bắt sao biển gai bảo vệ rạn san hô, tham gia các cuộc thi tìm hiểu về bảo tồn biển và ĐDSH.

Hình 3. 16: Người dân các khóm đảo tham gia bắt sao biển gai

Mức độ tham gia của người dân vào các hoạt động giáo dục cộng đồng do ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang tổ chức được trình bày ở hình 3.19. Với tỷ lệ 75,6% số người trả lời thường xuyên tham gia các hoạt động giáo dục cộng đồng của ban quản lý KBTB đưa ra, chỉ có 6,1% số người trả lời không tham gia.

Hình 3. 17: Tỷ người tham gia giáo dục cộng đồng

3.3.3.3. Các hoạt động về mặt xã hội

Các hoạt động về bình đẳng giới nhận được sự tham gia tích cực của Hội phụ nữ, Chi đoàn thanh niên. Trong đó, có các hoạt động về giao lưu văn nghệ, chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 8-3, các hoạt động học tập các nghề làm mành ốc, đan lưới thể thao là những mối quan tâm lớn của chị em phụ nữ.

Sự hưởng ứng nhiệt tình của Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên đã chỉ ra vai trò của phụ nữ, thanh niên trong công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học trong KBTB vịnh Nha Trang.

Hình 3. 18: Phụ nữ các khóm đảo tham gia chương trình giáo dục bình đẳng giới và diễn văn nghệ chào mừng ngày quốc tế phụ nữ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn biển vịnh nha trang (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)