Thực trạng hoạt động đánh bắt của tàu thuyền trên vịnh NhaTrang

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn biển vịnh nha trang (Trang 34 - 45)

3.1.2.1. Nghề lưới kéo

a. Tàu thuyền:

Tàu thuyền nghề lưới kéo của thành phố Nha Trang hoạt động đánh bắt trên vịnh Nha Trang được thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.2: Thống kê các phường có tàu hoạt động nghề lưới kéo trong vịnh Nha Trang

STT Phường Số lượng tàu (chiếc)

1 Phước Đồng 4 2 Phước Hải 4 3 Phương Sài 1 4 Vĩnh Nguyên 1 5 Vĩnh Thọ 72 6 Vĩnh Phước 20 7 Vĩnh Trường 82 8 Xương Huân 43 Tổng 227

Từ bảng 3.2 cho thấy, Vĩnh Thọ là phường có số lượng làm nghề lưới kéo nhiều nhất trong thành phố, Vĩnh Nguyên, PhươngSài là hai phường có nghề lưới kéo ít nhất (01 tàu).

Qua điều tra khảo sát thực tế các chuyến biển của ngư dân làm nghề lưới kéo cho thấy, các vùng đánh bắt chủ yếu của nghề lưới kéo nằm ở phía nam Hòn Tre. Đường đi chủ yếu của loại nghề này là dọc theo ven bờ và ven các đảo phía ngoài. Qua phỏng vấn

ngư dân, chúng tôi có được vết hoạt động của nghề lưới kéo trên ngư trường quanh vịnh Nha Trang, thể hiện ở hình 3.3.

Hình 3. 2: Ngư trường đánh bắt nghề lưới kéo

Lý do của việc các tàu lưới kéo thường hoạt động ở các vùng trên là vì phần lớn nghề lưới kéo tập trung ở Vĩnh Trường, và do đặc điểm ngư trường vùng biển phía nam Hòn Tre thường ít rạn và đá hơn so với các vùng khác. Ngưtrường ở phía nam và phía ngoài Hòn Tre thường tập trung nhiều các loại cá đáy, thích hợp cho nghề lưới kéo đáy.

Vết màu xanh tô đậm trên hình 3.3 thể hiện vết đi của tàu lưới kéo thường hoạt động, vùng tô đậm hình ô van là vùng nước mà các tàu lưới kéo hoạt động với mật độ cao nhất.

b. Sản phẩm khai thác:

Sản phẩm cáchợ có khoảng 0,5 – 1 kg trong mỗi mẻ lưới, hỗn hợp các loại cá này thường là cá đỏ, cá liệt, nục, bạc má… Các loài cá có giá trị kinh tế và thường xuất hiện nhiều trong các mẻ lưới như cá mối, phèn, đổng, mực, tôm là các nhóm thương phẩm được ngư dân lựa ra thành một nhóm bán cho lái buôn.

Cá phân là loại cá có kích thước rất nhỏ, thường bị nát và chết sau khi vào lưới. Ngư dân gọi là “cá heo”, thực chất đó là loại cá phân. Loại sản phẩm này chủ yếu dùng làm thức ăn trong nuôi tôm, làm mắm.

Các loài giáp xác nhỏ (tôm, cua, ghẹ, …) ngư dân bán cho các trại nuôi để làm thức ăn cho tôm hùm. Giá trị của nhóm cá này thường bán cao hơn cá phân.

Bảng 3.3: Tỷ trọng trung bình các nhóm thương phẩn trong một mẻ lưới kéo Thành phần loài Sản lượng (kg) Tỷ lệ (%) Cá Đổng 5,7 1 Cá Mối 28,5 5 Cá phèn 11,4 2 Ghẹ 11,4 2 Cá chợ 28,5 5 Tôm 11,4 2 Mực 17,1 3 Nhôm nhựa 228 40 Cá phân 228 40 Tổng 570 100

Hình 3. 3: Tỷ lệ trung bình nhóm thương phẩm trong một mẻ lưới của nghề lưới kéo

Từ hình 3.3 cho thấy, sản lượng đánh bắt cá phân và giáp xác chiếm tới 80% toàn bộ sản lượng của các mẻ lưới. Cá phân chiếm tỷ lệ cao, có giá trị nhỏ hơn 4-5 lần giá trị

của các nhóm cá khác, nhưng do nhu cầu sử dụng loại cá phân làm thức ăn nuôi tôm, nuôi cá rất cao, nên ngư dân vẫn tiếp tục đánh bắt loại sản phẩm này.

Đây là một thực tế không tốt và là hệ quả của việc ngư dân giảm kích thước mắt lưới để tăng sản lượng đánh bắt (2ađụt = 15mm).

3.1.2.2. Nghề lưới rê a. Tàu thuyền:

Tàu thuyền nghề lưới rê là các tàu có công suất nhỏ phổ biến từ 8 – 15CV, tập trung ở các phường Vĩnh Trường và Vĩnh Nguyên, hầu hết các tàu lưới rê cước đánh bắt ven đảo, gần bờ nhất là ở gần Hòn Nội, Hòn Ngoại và vùng phía bắc của Hòn Tre.

Ngoại trừ tàu thuyền nghề lưới quét thường hoạt động ở các vùng nước sâu, xa bờ, còn lại các loại tàu thuyền nghề lưới rê khác như lưới hai, lưới tư, lưới năm đánh bắt quanh năm xung quanh vịnh. Phân bố số lượng tàu thuyền nghề lưới rê thành phố Nha Trang được thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3. 4: Phân bố số lượng tàu thuyền nghề lưới rê hoạt động trong vịnh Nha Trang

STT Phường Số lượng tàu (chiếc)

1 Phước Đồng 59 2 Vĩnh Hòa 12 3 Vĩnh Nguyên 51 4 Vĩnh Thọ 13 5 Vĩnh Trường 56 6 Xương Huân 2 Tổng 193

Từ bảng 3.4 cho thấy, nghề lưới rê tập trung chủ yếu ở các phường Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên và xã Phước Đồng.

b. Ngư trường

Từ số liệu điều tra, chúng tôi tổng hợp vùng ngư trường đánh bắt chủ yếu của nghề lưới rê theo hình 3.5 (vùng màu xanh lá cây tô đậm).

Hình 3. 4: Ngư trường đánh bắt nghề lưới rê

c. Sản phẩm khai thác

Sản phẩm đánh bắt của nghề lưới rê đa dạng, có các thành phầnloài trong một mẻ lưới gồm cá thu, cá ngừ chù, cá trác đuôi ngắn, cá mối, cá đổng và cá nục được phân bố theo bảng 3.5 và hình 3.5.

Bảng 3.5: Tỷ trọng trung bình các nhóm thương phẩn trong một mẻ lưới rê TT Thành phần loài Sản lượng (kg) Tỷ lệ (%) 1 Cá Thu 1,84 4 2 Cá ngừ chù 10,58 23 3 Các trác đuôi ngắn 6,44 14 4 Cá Mối 10,12 22 5 Cá Đổng 15,64 34 6 Cá Nục 1,38 3 Tổng 46 100

Hình 3. 5: Tỷ lệ trung bình các nhóm thương phẩm trong đánh bắt nghề lưới rê Từ hình 3.5 cho thấy, loài có tần suất xuất hiện nhiều nhất là cá Đổng, sau đó là cá ngừ Chù, cá Mối, cá Trác.

Bảng 3.6: Chiều dài trung bình của một số đối tượng chính của nghề lưới rê

STT Loài cá Chiều dài cá (mm)

1 Cá mối 205.88 ± 11.19

2 Cá trác 188.82 ± 8.61

3 Cá đổng 212.35 ± 7.61

4 Cá nục 160.53 ± 5.06

3.1.2.3. Nghề pha xúc

Nghềpha xúc là loại nghề đánh bắt thủ công, dùng sức người là chính. Khi phát hiện ra đàn cá, đèn pha được bật lên, cá tập trung lại từ từ, khi cá đã có dấu hiệu tập trung dày hơn, đèn pha được giảm dần ánh sáng trở thành ánh sáng màu đỏ khi nhìn trên mặt nước. Lưới được thả xuống ngay cạnh mạn tàu, khi lưới đã chìm sâu thì bắt đầu kéo lên.

Bảng 3. 7: Thống kê nghề pha xúc hoạt động quanh khu bảo tồn biển Hòn Mun

STT Phường Số lượng tàu (chiếc)

1 Phước Long 01

2 Vĩnh Nguyên 335

3 Xương Huân 02

Tổng 338

Từ bảng 3.7 cho thấy nghề pha xúc ở thành phố Nha Trang tập trung chủ yếu tại phường Vĩnh Nguyên, những địa phương khác không có hoặc số lượng rất ít.

a. Ngư trường hoạt động

Ngư trường hoạt động của nghề pha xúc rất rộng, hoạt động hầu như trên toàn vịnh Nha Trang.

Bảng 3.8: Ngư trường đánh bắt nghề pha xúc

Đặc điểmcủa loại nghề này là thường bám theo đàn cá cơm, đàn cá xuất hiện ở đâu thì các tàu thuyền tập trung lại ở đó. Nghề pha xúc có đặc điểm ít phụ thuộc vào chất đáy của ngư trường, mà chủ yếu hoạt động ngay trên tầng mặt, cách mặt nước chừng (3-4)m, nên loại nghề này có thể hoạt động khắp các vùng trong vịnh Nha Trang. Màu xanh lá cây tô đậm trên bản đồ là vùng ngư trường hoạt động chủ yếu của nghề pha xúc.

b. Sản phẩm khai thác

Bảng 3. 9: Tỷ trọng trung bình các nhóm thương phẩm trong từng mẻ lưới nghề pha xúc Số mẻ khảo sát Nhóm thương phẩm chính Cá cơm Cá khác kg/mẻ lưới Tỷ lệ (%) kg/mẻ lưới Tỷ lệ (%) 1 2000 100 0 0 2 1600 100 0 0 3 2000 100 0 0 4 200 100 0 0 5 600 100 0 0 6 400 100 0 0 7 200 100 0 0 8 2000 100 0 0

3.1.2.3. Nghề mành

Tàu thuyền nghề mành đánh bắt trên vịnh Nha Trang chủ yếu là nghề mành đèn (hoặc mành mùng). Loại ngư cụ này có kích thước mắt lưới lớn hơn mành mùng và đánh bắt kết hợp ánh sáng.

Bảng 3. 10: Thống kê nghề mành hoạt động quanh KBTB Hòn Mun

STT Phường Số lượng tàu (chiếc)

1 Ngọc Hiệp 1 2 Phước Đồng 48 3 Phước Hải 2 4 Phước Tân 1 5 Vạn Thạnh 3 6 Vĩnh Hải 16 7 Vĩnh Hòa 6 8 Vĩnh Nguyên 155 9 Vĩnh Thọ 118 10 Vĩnh Phước 64 11 Vĩnh Trường 163 12 Xương Huân 66 Tổng 643

Nghề mành ở thành phố Nha Trang tập trung chủ yếu ở các phường Vĩnh Nguyên, Vĩnh Thọ và Vĩnh Trường, các địa phương khác có số lượng ít.

a. Ngư trường

Ngư trường của nghề mành tập trung chủ yếu ở khu vực Hòn Dung, khu vực giữa Hòn Tằm và Hòn Nội (vùng được tô màu vàng) trên hình 3.8.

b. Sản phẩm khai thác

Thành phần chính sản phầm khai thác nghề lưới mành là cá Hố, cá Nục, cá Ngân,.. Sản phẩm khai thác của nghề lưới mành được thể hiện qua bảng 3.11.

Bảng 3. 11: Tỷ trọng trung bình các nhóm thương phẩn trong một mẻ lưới rê TT Thành phần lời Sản lượng (kg) Tỷ lệ (%) 1 Cá ngừ Chù 20,56 8 2 Cá Nục 38,55 15 3 Cá Ngân 30,84 12 4 Cá Hố 143,92 56 5 Mực 23,13 9 Tổng 257 100 Hình 3. 11: Tỷ lệ nhóm thương phẩm chính của nghề Mành

Từ hình 3.11 cho thấy, nghề mành đánh bắt cá hố chiếm tỷ trọng cao nhất (56%), kế đến là cá nục (15%), cá ngân (12%) và còn lại là các loại cá khác.

Bảng 3. 12: Tóm tắt đối tượng, mùa vụ, vùng khai thác theo nghề.

Nghề Đối tượng khai thác chủ yếu Mùa vụ Vùng khai thác chủ yếu Lưới

kéo

Cá phân (giáp xác nhỏ, cá nhỏ chưa trưởng thành), cá tạp, tôm

Quanh

năm Phía nam Hòn Tre

Mành Cá cơm, hố, nục Quanh

năm Toàn vịnh Nha Trang Lưới

rê Nục, ngừ, bạc má Quanh

năm

Tây, Nam, Bắc Hòn Tre Hòn Tre

Pha

xúc Cá cơm Quanh

c. Nhận xét chung:

- Nhóm nghề kết hợp ánh sáng: Pha xúc, mành đèn (mành cá và mành tôm hùm giống), đây là các loại nghề đánh bắt các loài cá nổi nhỏ có chiều dài khoảng < 250mm như: Cá cơm, cá nục, cá t rích, mực ống,... Do kỹ thuật ngày càng phát triển, nguồn sáng có công suất lớn và kết hợp với thiết bị thăm dò cá, cấu tạo mắt lưới quá nhỏ,... nên trong sản lượng đánh bắt được có một số lượng lớn cá con có kích thước nhỏ,chưa đạtđến kích thước khai thác.

Tuy nhóm nghề này đánh bắt cá nhỏ, có nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn lợi, nhưngvẫn tồn tại vì phần lớn nhóm nghề này chủ yếu khai thác cá nổi di cư theo mùa, có chu kỳ sống ngắn (thường chiếm hơn 90% sản lượng). Vấn đề đặt ra ởđây, là cần phải có qui chế quản lý thích hợp và giám sát chặt chẽ, như quyđịnh về cường độ ánh sáng, kích thước mắt lưới thích hợp, thời gian đánh bắt hợp lý (cần tránh mùa sinh sản) và đặt biệt phải xác định số lượng cụ thể cho từng loại nghề hoạt động trong khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, tránh sự khai thác quá mức.

- Nhóm nghề đánh bắt các loài hải sản sống ở đáy và gần đáy, gồm các loại nghề: lưới kéo, lưới rê cước... các loại nghề này thường đánh bắt các loài như: cá mối, cá lượng, cá phèn, cá liệt, cá giò và các loại cá đặc sản k h ác nh ư cá m ú, cá hồng, cá sạo,...), tôm, mực n ang, mực ống, các loài ốc, bào ngư, cua, ghẹ,... Đây được xem là nhóm nghề có nguy cơ gây ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi (trừ nghề câu và lưới rê cước) nếu như ngư dân không tự giác khai thác đúng ngư trường, cố tình vi phạm qui định vềkhu vực đánh bắt gần bờ.

3.2. Thực trạng công tác quản lý khai thác, bảo vệ nguồn lợi và đa dạng sinh học trong KBTB vịnh Nha Trang.

3.2.1. Cơ cấu tổ chức

Năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 1777/CP-QHQT ngày 20/12/2000 phê duyệt Dự án thí điểm Khu bảo tồn biển Hòn Mun. Đây là khu bảo tồn biển đầu tiên của Viêt Nam trong Chương trình biển của Nhà nước. Ngày 18/7/2001 UBND tỉnh Khánh Hòa ra Quyết định số 2471/QĐ-UB về việc thành lập Ban quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Mun (nay được đổi tên thành Ban quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang);

Ngày 17/3/2005 UBND tỉnh Khánh Hòa ra Quyết định số 702/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang xác định chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang: Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang là đơn vị sự nghiệp công lập, có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh quản lý và bảo vệ KBTB vịnh Nha Trang và có nhiệm vụ:

- Phối hợp với Ban quản lý dự án KBTB Hòn Mun (thuộc Bộ Thủy sản) tiếp tục triển khai thực hiện Dự án thí điểm KBTB Hòn Mun, Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học biển, Tuyên truyền nhằm giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ tài nguyên biển và môi trờng biển.

- Kiểm tra và phối hợp với các lực lượng có liên quan tiến hành kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nhằm bảo vệ cảnh quan, môi trường và đa dạng sinh học biển.

- Tổ chức lực lượng và trang bị thiết bị cần thiết cho các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học và cảnh quan Vịnh;

- Tham gia thẩm định các Dự án phát triển kinh tế - xã hội có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến vịnh Nha Trang;

- Tiến hành các hoạt động nghiên cứu về bảo tồn biển; - Tổ chức thu phí bảo tồn biển theo quy định;

- Tổ chức các dịch vụ bơi lặn biển trong vùng vịnh;

- Xây dựng Kế hoạch quản lý và Qui chế quản lý KBTB vịnh Nha Trang.

* Về cơ cấu bộ máy tổ chức:

Ban quản lý KBTB hiện có 40 CBCNV thuộc các phòng: - Lãnh đạo: 02 người

- Kế hoạch tổng hợp: 13 người - Văn phòng: 06 người

- Phòng Phát triển cộng đồng: 05 người - Đội tuần tra: 14 người.

* Về cơ chế tài chính:

Trong giai đoạn 2001-2005 KBTB vịnh Nha Trang nhận được nguồn tài chính từ dự án thí điểm KBTB Hòn Mun. Trong thời gian sau này, mọi hoạt động của Ban quản lý KBTB Vịnh Nha Trang do ngân sách tỉnh chi trả một phần, một phần thu từ nguồn thu phí tham quan. Tuy nhiên, để KBTB vịnh Nha Trang phát triển lớn mạnh và bền vững, cần phải có một cơ chế tài chính bền vững riêng cho KBTB để quản lý và bảo vệ nguồn tài

nguyên của vịnh , đặc biệt duy trì các hoạt động quản lý. Việc quản lý cần có những đầu tư về cơ sở hạ tầng và chi phí điều hành cho các hoạt động diễn ra hàng ngày như tuần tra, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng và thực hiện kế hoạch quản lý. Chính vì những lý do đã nêu trên mà ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang đã phối hợp với các bên liên quan thảo luận vấn đề thu phí bảo tồn đối với khu vực KBTB vịnh Nha Trang.

Quyết định thu phí bảo tồn KBTB vịnh Nha Trang được quy định lần đầu tiên trong quy chế tạm thời quản lý KBTB ban hành năm 2002 của UBND tỉnh Khánh Hòa. Quy chế quy định: Tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động kinh doanh, du lịch, dịch vụ, giải trí trong KBTB có trách nhiệm nộp phí bảo tồn biển.

Hiện nay, Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang đã kết hợp với sở Tài chính tiến hành thu “phí tham quan vịnh Nha Trang” đối với tất cả các du khách đến vịnh Nha Trang (phí này nhằm hỗ trợ cho các hoạt động của ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang) theo Nghị quyết 23/2009/NĐ-HĐND về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang. Theo đó, ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang là cơ quan trực tiếp thu phí; Số phí thu được là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước và được để lại 100% cho đơn vị thu để chi thường xuyên cho hoạt động bảo tồn biển vịnh Nha Trang. Nghị quyết này sẽ thay thế Nghị quyết số 18/2004/NQ-HĐND4 ngày 30 tháng 6 năm 2004 và Nghị quyết số 36/2007/NQ- HĐND ngày 21 tháng 12 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về phí tham quan danh lam thắng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn biển vịnh nha trang (Trang 34 - 45)