Giải pháp nâng cao năng lực quản lý đối với các cơ quan hữu quan và nâng cao nhận

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn biển vịnh nha trang (Trang 70 - 76)

cao nhận thức của cộng đồng

Ngày 02/02/2007 Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hoà đã ra Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Khánh Hoà đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong đó có đề nghị xây dựng Vịnh Nha Trang, Hòn Mun và đảo Hòn Tre thành khu du lịch quốc gia và sẽ là một trong những khu du lịch biển hàng đầu của Việt Nam. Quy mô khu du lịch vịnh Nha Trang bao gồm vịnh Nha Trang và phần đất liền dọc bờ vịnh, các đảo nằm trong khu vực vịnh có diện tích ước khoảng 10.000 ha.

Về chủ trương quy hoạch, vịnh Nha Trang chỉ dành riêng phục vụ cho du lịch biển và các dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao trên biển. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua trong vịnh Nha Trang số lượng tàu thuyền đánh bắt gần bờ, xung quanh các đảo và các khu vực cấm tăng lên; các lồng bè nuôi trồng thủy sản tự phát tràn lan không theo quy hoạch, xả thải trực tiếp ra biển; các lồng bẫy bắt tôm hùm giống thả dầy đặc trong vịnh gây mất mỹ quan và cản trở giao thông đường thủy.

Để chấn chỉnh tình trạng trên, đảm bảo cảnh quan môi trường, sinh thái biển, ngày 25 tháng 3 năm 2011 UBND tỉnh Khánh Hòa ra Chỉ thị số 11 về việc nghiêm cấm các hình thức xả thải, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản tại vùng vịnh Nha Trang.

3.4.2.2. Cơ sở thực hiện:

Thực tế thời gian qua, trên vịnh Nha Trang đã và đang phát triển rất mạnh các loại hình du lịch khám phá dưới đáy biển và thể thao giải trí trên biển như: ca nô kéo dù, lướt ván, mô tô nước, đua thuyền buồm thể thao, lặn biển bằng bình khí và tham quan các sinh vật dưới đáy biển bằng tàu đáy kính. Từ thực tế tình hình hoạt động du lịch trên đây, đã làm cho sức chịu tải của môi trường vịnh Nha Trang đang ngày càng vượt quá giới hạn cho phép, do mật độ khách và các chất gây ô nhiễm cho môi trường ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên cho đến nay một kế hoạch quản lý tổng hợp, bảo vệ phát triển vịnh Nha Trang còn chưa được thực hiện và điều này sẽ là một yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững vịnh Nha Trang. Bên cạnh đó một số văn bản còn chồng chéo, chưa sát với tình hình thực tế tạo khoảng hở trong công tác quản lý, làm cho công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, bất cập. Chính vì vậy, việc nhận diện những vấn đề cơ bản đặt ra đó là cần có giải pháp quản lý hiệu quả đối với phát triển bền vững vịnh Nha Trang, và là cơ sở cho những nghiên cứu đề xuất các giải pháp phù hợp, góp phần hạn chế những tác động tiêu cực và phát huy những tác động tích cực trong quá trình phát triển.

3.4.2.3. Qui chế quản lý

- Để có các biện pháp chế tài và dễ dàng trong việc xử lý trước các hành vi vi phạm về đánh bắt thủy sản cũng như các hoạt động của tàu thuyền du lịch trong vùng lõi KBTB vịnh Nha Trang. Đề nghị UBND tỉnh cần sớm ban hành một Quyết định hay Chỉ thị về vấn đề này.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm pháp luật về đánh bắt thủy sản và môi trường biển.

- Cần đầu tư trang bị tàu thu gom rác trôi nổi ven bờ và trên biển. Đây là việc làm rất cần thiết hiện nay.

- Đề nghị UBND tỉnh cho xây dựng đề án nghiên cứu các tiêu chí quy định về mật độ khách trên 01 đơn vị không gian diện tích trên mặt nước biển và các hoạt động du lịch của khách dưới đáy biển tại khu vực vùng lõi của khu bảo tồn, nhằm hạn chế số lượng khách vượt quá mức độ cho phép để duy trì sự bền vững cho môi trường vịnh Nha Trang.

- Phương tiện phải đảm bảo đựơc duyệt thiết kế; tổ chức thi công, nghiệm thu, vận hành đúng theo quy trình, quy phạm; lắp đặt trang thiết bị đúng, đủ theo yêu cầu của cơ quan đăng kiểm. Phải có công trình xử lý chất thải (thùng rác, nhà vệ sinh) trên tàu để thu gom và xử lý chất thải theo qui định.

- Người điều khiển phương tiện và nhân viên làm việc trên phương tiện phải được đào tạo, huấn luyện nghề về chuyên môn, nghiệp vụ; được các cơ quan chức năng, đơn vị quản lý thường xuyên giám sát, cập nhật về pháp luật, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức phục vụ xã hội.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên, môi trường biển không những cho cộng đồng dân cư trong và ven KBTB, mà còn tuyên truyền cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng như các cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực, các cấp ở Nha Trang.

3.4.2.4. Qui chế phối hợp

- Trong công tác quản lý vịnh Nha Trang, các cơ quan quản lý của tỉnh ngoài việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước theo ngành, lĩnh vực của mình còn phải thực hiện các hoạt động quản lý, bảo tồn, nghiên cứu và phát huy giá trị vịnh Nha Trang hoặc có liên quan đến vịnh Nha Trang

- Ban quản lý KBTB là đơn vị chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, địa phương liên quan tổ chức các hoạt động và thực hiện kế hoạch phối hợp kiểm tra, kiểm soát. Thông báo những sự cố do thiên tai, tai nạn xảy ra trong vịnh Nha Trang để giải quyết, xử lý nhằm bảo vệ cảnh quan, môi trường. Cụ thể:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Phối hợp cùng Ban quản lý Vịnh Nha Trang và các cơ quan có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh triển khai quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết vùng mặt nước hoạt động trên vịnh Nha Trang.

Sở Giáo dục và Đào tạo:

Phối hợp với Ban quản lý Vịnh Nha Trang triển khai chương trình giáo dục bảo vệ đa dạng sinh học, tài nguyên và môi trường biển; phổ biến sâu rộng Luật Bảo vệ môi trường, Quy chế Quản lý vịnh Nha Trang, các quy định của tỉnh về quản lý vịnh Nha Trang đối với các cấp học phổ thông trong thành phố Nha Trang.

Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Phối hợp với Ban quản lý Vịnh Nha Trang thường xuyên giám sát và kiểm soát môi trường vịnh Nha Trang, lập báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm của vịnh Nha Trang trình UBND tỉnh.

- Phối hợp với Ban quản lý Vịnh Nha Trang xây dựng kế hoạch bảo vệ, tôn tạo vịnh Nha Trang, thu thập số liệu đánh giá tiềm năng và giá trị các hệ sinh thái, tài nguyên biển.

- Phối hợp với Ban quản lý Vịnh Nha Trang trong việc:

+ Lập chương trình quan trắc tác động môi trường trong vịnh Nha Trang

+ Lập thủ tục đầu tư phù hợp với quy hoạch hệ thống quan trắc và kế hoạch lập chương trình quan trắc chung của tỉnh theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

+ Thẩm định đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư trong khu vực có san hô; kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường đối với các đối tượng sử dụng, khai thác, chế biến san hô trái quy định; khảo sát, đánh giá nguồn tài nguyên san hô là các rạn, bãi san hô chết trên đất liền, trên các đảo trong vịnh Nha Trang.

Sở Khoa học và Công nghệ:

Phối hợp với Ban quản lý Vịnh Nha Trang tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học về bảo tồn biển; lập hồ sơ khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định các chương trình, kế hoạch, biện pháp quản lý, bảo tồn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu về khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sở Xây dựng:

Phối hợp cùng Ban quản lý Vịnh Nha Trang và các cơ quan có liên quan thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt các dự án, chương trình phát triển KT- XH trên vịnh Nha Trang đúng theo quy định.

Sở Giao thông - Vận tải:

- Ban quản lý Vịnh Nha Trang phối hợp với Thanh tra Giao thông trong công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn giao thông đường thủy nội địa trong vịnh, các quy định đối với tàu chở khách du lịch và chấp hành việc thu phí tham quan vịnh Nha Trang; phát hiện và ngăn chặn hành vi trốn lậu vé, sử dụng vé giả.

- Phối hợp với Ban quản lý Vịnh Nha Trang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý các phương tiện chở khách nghỉ qua đêm trên vịnh neo đậu đúng nơi quy định, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.

Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch:

- Phối hợp kiểm tra việc thực hiện Quy chế quản lý các hoạt động thể thao, giải trí trên biển theo quy định.

- Phối hợp Ban quản lý Vịnh Nha Trang quảng bá các giá trị vịnh Nha Trang thông qua các hoạt động du lịch trong nước, quốc tế.

- Phối hợp với Ban quản lý Vịnh Nha Trang trong việc xây dựng các dự án đầu tư trong và ngoài nước vào việc phát triển du lịch trong vịnh Nha Trang

- Xây dựng quy hoạch phát triển các loại hình kinh doanh du lịch phù hợp với yêu cầu và các quy định trong công tác bảo tồn biển.

- Phối hợp với Ban quản lý Vịnh Nha Trang và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý, kiểm tra hoạt động đưa đón du khách tham quan trong vịnh Nha Trang; kiểm tra, phân loại chất lượng tàu thuyền vận chuyển khách du lịch trong vịnh Nha Trang.

Công an tỉnh:

- Phối hợp với Ban quản lý Vịnh Nha Trang trong công tác tuyên truyền, giáo dục vận động cộng đồng dân cư sống ven bờ và trong vịnh Nha Trang; các cá nhân

thuộc các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất kinh doanh và người dân sống trong vịnh Nha Trang nâng cao ý thức bảo vệ an ninh trật tự và an toàn xã hội.

- Chỉ đạo Cảnh sát Giao thông đường thủy, Cảnh sát Môi trường phối hợp với Ban quản lý Vịnh Nha Trang trong công tác tuần tra, kiểm soát, đảm bảo trật tự an toàn giao thông và an ninh môi trường trên vịnh Nha Trang,

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Phối hợp với Ban quản lý Vịnh Nha Trang tuyên truyền, phổ biến Quy chế quản lý vịnh Nha Trang và các quy định khác có liên quan khác đến người dân các khóm đảo trong vịnh, các phường, xã lân cận có người dân, tàu thuyền hoạt động trên vịnh Nha Trang.

- Phối hợp với Ban quản lý Vịnh Nha Trang kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định có liên quan đến việc quản lý vịnh Nha Trang của người dân, du khách, các tàu thuyền đánh cá, tàu thuyền du lịch các vùng ven lân cận nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên biển và môi trường biển.

UBND thành phố Nha Trang:

Phối hợp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng. Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang chịu trách nhiệm trong việc biên soạn nội dung, in ấn, tài liệu và kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng. UBND thành phố Nha Trang chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với BQL trong việc tổ chức, triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng người dân sống trong và ven KBTB.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn biển vịnh nha trang (Trang 70 - 76)