Đánh giá hiệu quả quản lý KBTB vịnh NhaTrang

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn biển vịnh nha trang (Trang 64 - 67)

Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang được thành lập với mục tiêu “bảo vệ đa dạng sinh học biển, giúp cộng đồng dân cư cải thiện sinh kế và cùng với các bên liên quan khác bảo vệ và quản lý hiệu quả đa dạng sinh học biển của vịnh Nha Trang và làm mô hình mẫu về quản lý KBTB ở Việt Nam”.

quản lý KBTB vịnh Nha Trang, có thể sơ bộ đánh giá hiệu quả quản lý KBTB vịnh Nha Trang: Mức độ quản lý KBTB vịnh Nha Trang nhìn chung sau hơn 10 năm thành lập đã đạt được các mục tiêu quản lý đề ra được xếp loại vào những KBTB có mức độ quản lý cao.

Bảng 3. 16: Các chỉ tiêu về hiệu quả quản lý khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang

Nhóm Các chỉ tiêu

Các chỉ tiêu về sinh thái

Nguồn lợi biển được bảo tồn hoặc bảo vệ đa dạng sinh học được bảo tồn. Các loài đặc trưng được bảo tồn môi trường sống được bảo vệ. Những khu vực bị suy thoái được phục hồi.

Chỉ tiêu về kinh tế - xã hội

An toàn thực phẩm được gia tăng, hoặc kế sinh nhai được gia tăng, hoặc lợi ích xã hội được gia tăng hoặc duy trì. Lợi ích từ KBTB được phân phối công bằng, sự thích hợp giữa quản lý và văn hóa địa phương là tối đa. Nhận thức và kiến thức về môi trường được gia tăng.

Các chỉ tiêu về quản lý

Những cấu trúc và chiến lược hiệu quả quản lý được duy trì. Sự tham gia và đại diện một cách có hiệu quả của các đối tượng liên quan phải được bảo đảm.

Sự tuân thủ kế hoạch quản lý của người sử dụng nguồn lợi phải được gia tăng.

Những mâu thuẫn trong việc sử dụng nguồn lợi phải được quản lý và giảm xuống.

Nguồn: Pomeroy et al, 2004 (Trích theo Trần Khánh, 2008) [12]

Từ những phân tích nêu trên, có thể rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công tác quản lý nguồn lợi thủy sản tại KBTB vịnh Nha Trang.

Bảng 3. 17: Phân tích SWOT hiện trạng quản lý trong KBTB vịnh Nha Trang

Điểm mạnh (Strenghts)

- KBTB đã có Ban quản lý được 11 năm từnăm 2001 và đi vào hoạt động ổn định.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng, các trạm bảo vệ, phương tiện tuần tra khá đầy đủ.

- Công tác phối hợp tuần tra tương đối chặt chẽ.

- Có sự tham gia của người dân vào các

Điếm yếu (Weaknesses)

- Là KBTB đầu tiên ở Việt Nam nên không có KBTB nào khác trong nước để học hỏi kinh nghiệm.

- Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ban quản lý và các bên liên quan.

- Những quy định về quyền hạn, trách nhiệm và các hoạt động trong KBTB

hoạt động quản lý của KBTB như tham gia tuần tra bảo vệ NLTS, tham gia vào các ban bảo tồn khóm.

- Nhận thức của người dân trong KBTB về vai trò của KBTB đối với nghề cá và bảo vệmôi trường khá cao.

- Có mối liên hệ giữa người dân và ban quản lý KBTB thông qua ban bảo tồn khóm đảo.

- KBTB có nguồn lợi thủy sản đa dạng và phong phú, có hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn phong phú là nơi sinh cư của các loài thủy sản.

- Chất lượng môi trường nước biển tốt, trong sạch.

- Bước đầu thực hiện được các mục tiêu cơ bản đã đưa ra khi thiết lập KBTB.

- Có sự phân vùng quản lý trong KBTB.

còn chồng chéo giữa các cơ quan và phức tạp (Ban quản lý với Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong công tác xử lý các vụ vi phạm KTTS trong KBTB).

- Nội dung các chính sách về quản lý môi trường và NLTS trong KBTB nhìn chung còn mang tính chất đơn ngành.

- Đội tuần tra bảo vệ NLTS của KBTB không được trao quyền hạn xử phạt mà chỉđược báo cáo lên Chi cục khai thác và bảo vệ NLTS, gây ra sự không thống nhất trong công tác quản lý.

- Hoạt động của các Ban tư vấn khoa học chỉ mới dừng ở các kế hoạch và chỉ diễn ra khi được mời mà chưa tham mưu thường xuyên cho Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang.

Cơ hội (Opportunities)

- KBTB vịnh Nha Trang nằm trong mạng lưới quy hoạch hệ thống 16 KBTB đầu tiên của Chính phủ Việt Nam tới năm 2020.

- Sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ từ nhiều quốc gia khác nhau (IUCN, GEF/WB, Danida).

- Là KBTB đầu tiên nên nhận được nhiều hỗ trợ về vật chất hơn những KBTB khác ra đời sau (thiết bị phao neo tàu thuyền của Hoa Kỳ), nhận được sự quan tâm của các cộng đồng quốc tế cũng như trong nước (dễ phát triển du lịch).

- Các mục tiêu về bảo vệ, quản lý hiệu đa dạng sinh học vịnh Nha Trang và giúp các cộng đồng dân cư các khóm đảo cải thiện sinh kế

Thách thức (Threats)

- Chưa có quy chế chính thức của KBTB - Cơ chế quản lý KBTB vẫn mang tính

chất đơn ngành, vì thế hiệu quả thường không mang tính lâu dài.

- Cơ sở kỹ thuật lạc hậu là thách thức to lớn để có thể đẩy được nghề KTTS ra xa bờ.

- Cơ sở hạ tầng và các vấn đề liên quan không đáp ứng kịp với tốc độ phát triển của du lịch (sốlượng phao neo tàu thuyền, hoạt động chuyên chở khách du lịch trong KBTB).

- Ý thức của du khách trong việc tham quan, lặn biển (bẻnhánh san hô) chưa cao. - Ô nhiễm môi trường biển từ các nguồn

3.4. Đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn biển vịnh nha trang (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)