PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Dược Hậu Giang (Trang 71 - 75)

BẢNG 4.16: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Cơ cấu tài sản %

- Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản 68,25 71,51 72,34

- Tài sản dài hạn /Tổng tài sản 31,75 28,49 27,66

2 Cơ cấu nguồn vốn %

- Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 64,7 30,85 32,66

- Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 35,3 69,15 67,34

3 Khả năng thanh toán Lần

- Khả năng thanh toán nhanh 0.12 0,45 0,55

- Khả năng thanh toán hiện hành 1,55 3,24 3,06

4 Tỷ suất lợi nhuận %

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Tổng tài

sản(ROA) 18,03 13,62 13,47

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu

thuần (ROS) 10,3 9,10 9,06

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở

hữu (ROE) 51,08 18,16 17,88

(Nguồn: Dược Hậu Giang)

Nhận xét:

Về cơ cấu tài sản:

Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản*100%

- Giai đoạn 2006-2007: Năm 2007 tài sản ngắn hạn chiếm 71,51% trong tổng tài sản của công ty. Nguyên nhân là do công ty đầu tư xây dựng nhà máy đạt chuẩn GMP và đầu tư vào cổ phiếu.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP Dƣợc Hậu Giang

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 79 SVTH:Dƣơng Văn Phụng

- Giai đoạn 2007-2008: Năm 2008 tài sản ngắn hạn chiếm 72,34% trong tổng tài sản của công ty. Nguyên nhân là do biến động của Thị trường chứng khoán, Công ty đã trích lập khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán là 8.404 triệu đồng .

Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản*100%

Qua bảng phân tích ta thấy tỷ lệ tài sản dài hạn trong tổng tài sản giảm dần qua các năm, và tỷ lệ này ngày càng giảm cho thấy khoảng 27-30% tài sản của công ty là tài sản cố định, nhưng nó lại có xu hướng giảm dần vào năm 2007 và 2008. Nguyên nhân là do giá trị hàng tồn kho thuộc tài sản lưu động cuối năm 2007 và 2008 có xu hướng tăng lên đã làm cho tỷ trọng của tài sản lưu động tăng

và làm giảm tương ứng tỷ lệ tài sản dài hạng trong tổng tài sản của công ty.  Cơ cấu nguồn vốn:

Tỷ suất nợ

Tỷ suất nợ = Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn*100%

- Giai đoạn 2006-2007: trong năm 2007 tỷ suất nợ là 30,85%, tức giảm 33,85% so với năm 2006. Nguyên nhân là do công ty hoạt động có hiệu quả và đạt lợi nhuận cao.

- Tỷ suất nợ năm 2008 là 32,66%, tức giảm 32,04% so với năm 2006. Tỷ suất nợ năm 2008 giảm ít hơn so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2008 phải vay ngân hàng để đầu tư xây dựng các nhà kho đạt chuẩn GSP và đầu tư vào các công ty con.

Như vậy, tỷ suất nợ trong tổng nguồn vốn luôn giảm cho thấy công ty đã hoạt động hiệu quả và chủ động trả nợ.

Tỷ suất tự tài trợ

Tỷ suất tự tài trợ = vốn chủ sở hữu/ tổng nguồn vốn *100%

Nhìn chung tỷ suất tự tài trợ tăng đều qua các năm. Đặc biệt trong năm 2007 và 2008 tăng cao so với năm 2006. Cụ thể, năm 2007 tăng 33,85% so với năm 2006; năm 2008 tăng 32,04% so với năm 2006. Nguyên nhân là do nguồn vốn chủ sở hữu tăng trong khi tổng nguồn vốn lại giảm. Vốn chủ sở hữu trong năm 2007, 2008 tăng chủ yếu là do lợi nhuận chưa phân phối tăng và tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 80 SVTH:Dƣơng Văn Phụng

Khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán nhanh:

Qua bảng phân tích ta thấy trong năm 2006 và 2007 tỷ số này đều nhỏ hơn 0,5, điều này cho thấy trong 2 năm công ty có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán, công nợ. Nhưng đến năm 2008 tỷ số này (0,55) lớn hơn 0,5 đều này cho thấy trong năm 2008 tình hình thanh toán nợ tương đối khả quan. Như vậy qua 3 năm hệ số thanh toán nhanh có xu hướng tăng dần và ngày càng cao, chứng tỏ lượng vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền của công ty không bị ứ đọng và tăng cao so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn nên công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Khả năng thanh toán hiện hành: qua bảng số liệu ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của công ty đều tăng qua các năm và đều lớn hơn 1, đều này cho thấy công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của công ty tương đối khả quan.

Tỷ suất lợi nhuận

ROA = Tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế/Tổng tài sản *100%

Từ bảng phân tích về tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ta thấy có sự tăng giảm qua các năm. Đặc biệt, trong năm 2006 tỷ suất lợi nhuận cao nhất so với các năm sau, tỷ suất đạt 18,03 %. Có nghĩa là cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì đem lại 18,03 đồng lợi nhuận. Chứng tỏ năm 2006 công ty đã sử dụng tài sản có hiệu quả nhất so với năm 2007, 2008.

Từ năm 2006 trở đi hiệu quả sử dụng tài sản của công ty giảm dần, bằng chứng là tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản có chiều hướng ngày càng giảm. Năm 2007 cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản đem lại cho công ty 13,62 đồng lợi nhuận (giảm 4,41 đồng so với năm 2006). Năm 2008 cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản đem lại cho công ty 13,47 đồng (giảm 0,15 đồng so với năm 2007). Tuy nhiên nếu xét riêng giai đoạn từ 2007 – 2008 thì hiệu quả sử dụng tài sản ngày càng giảm, do đó trong những năm tới công ty cần phải nâng dần tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản lên bằng cách đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm tăng cường tốc độ luân chuyển vốn, đồng thời nâng cao dần tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP Dƣợc Hậu Giang

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 81 SVTH:Dƣơng Văn Phụng

ROS = Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần *100%

Qua bảng phân tích ta thấy: Chỉ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần giảm dần qua các năm, năm 2006 là 10,3% tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ mang lại 10,3 đồng lợi nhuận sau thuế. Vào năm 2007 thì chỉ số này giảm chỉ còn 9,1% và đến năm 2008 thì chỉ còn 9,06% (có nghĩa là cứ 100đ doanh thu thuần sẽ mang lại 9,06 đồng lợi nhuận sau thuế). Nhìn chung tuy công ty có cố gắng trong việc tăng dần lợi nhuận hoạt động qua các năm nhưng chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu qua các năm mà công ty đạt được có tỷ lệ rất thấp so với tổng doanh thu. Vì vậy để công ty hoạt động hiệu quả hơn, công ty cần có biện pháp tăng dần mức lợi nhuận trong những năm tới.

ROE = Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu*100%

Qua bảng phân tích ta thấy tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty có sự biến động giảm. Đặc biệt, trong năm 2006 tỷ số này đạt cao nhất so với năm 2007 và 2008. Năm 2006 đạt 51,08% có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được 51,08 đồng lợi nhuận ròng.

Từ năm 2006 trở đi chỉ số này có xu hướng giảm, năm 2007 giảm xuống chỉ còn 18,16%, có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được 18,16 đồng lợi nhuận ròng; năm 2008 giảm 17,88% có nghiã là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra 17,88 đồng lợi nhuận ròng.

Nếu so sánh tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (cũng chính là tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng vốn) với tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của công ty ta thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu cao hơn so với tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng vốn. Vì vậy công ty cần phải xem xét lại hiệu quả sử dụng vốn vay của mình để việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 82 SVTH:Dƣơng Văn Phụng

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC HẬU GIANG

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Dược Hậu Giang (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)