PHÂN TÍCH CHI PHÍ

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Dược Hậu Giang (Trang 33)

Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Mỗi một sự tăng, giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng, giảm của lợi nhuận. Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cẩn thận để hạn chế sự gia tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất. Điều này đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

4.2.1 Phân tích chi phí sản xuất của công ty qua 3 năm:

Phân tích chi phí sản xuất của công ty là đánh giá tổng quát tình hình biến động chi phí sản xuất kỳ này so với kỳ khác, xác định mức độ tiết kiệm hay bội chi chi phí nhằm kiểm soát và nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Qua bảng 4.4 (trang 30), ta thấy tình hình tổng chi phí sản xuất của công ty tăng lên đáng kể. Cụ thể năm 2006 tổng chi phí sản xuất là 714.551 triệu đồng đến năm 2007 mức chi phí này tăng lên đến 1.118.878 triệu đồng tương ứng tăng 404.3287 triệu đồng, tăng 156,6% so với năm 2006. Đến năm 2008 tổng chi phí sản xuất là 1.260.047 triệu đồng tăng 141.169 triệu đồng tăng 112,6% so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí nguyên liệu vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng mạnh và các chỉ tiêu còn lại,cụ thể:

+ Chi phí nguyên liệu vật liệu năm 2007 là 457.622 triệu đồng tăng 178.225 triệu đồng tương ứng tăng 163,8% so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong năm 2007 giá nguyên liệu có sự biến động mạnh nên công ty đã lập dự trù mua nguyên liệu tăng nhằm giảm bớt ảnh hưởng của giá nguyên liệu và làm giảm chi phí mua nguyên liệu. Đến năm 2008 là 515.807 triệu đồng tăng 58.185 triệu đồng tương ứng tăng 112,7% so với năm 2007. Xét về tốc độ tăng trưởng thì tốc độ tăng trưởng chi phí nguyên liệu năm 2008 tăng nhẹ so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2008 giá nguyên liệu ổn định hơn năm 2007. Về tỷ trọng, chi phí nguyên liệu, vật liệu chiếm tỷ trọng cao nhất so với các chi tiêu còn lai. Cụ thể, năm 2006 chiếm tỷ trọng 39,1% đến năm 2007 và 2008 chiếm 40,9%.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP Dƣợc Hậu Giang

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 41 SVTH:Dƣơng Văn Phụng

Như vậy, chi phí sản xuất của công ty chịu tác động lớn của chi phí nguyên liệu, vật liệu.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài có sự biến động tăng giảm qua từng năm, cụ thể năm 2006 là 227.445 triệu đồng đến năm 2007 tăng 143.047 triệu đồng tương ứng tăng 162,9% so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 là 356.307 triệu đồng giảm 14.185 triệu đồng tương ứng giảm 3.8% so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2008 công ty đã thành lập công ty Dược Liệu cung cấp nguyên liệu cho công ty giúp công ty ổn định được nguồn nguyên liệu. Xét về tỷ trọng thì chi phí dịch vụ mua ngoài đứng thứ hai sau chỉ tiêu nguyên liệu, cụ thể năm 2006 chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng 31,8% đến năm 2007 (33,1%) tăng 1,3% so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 là 28,3% giảm 4,8% so với năm 2007. Như vậy cho ta thấy hiệu quả hoạt động của công ty Dược Liệu của công ty Dược Hậu Giang đã hoạt động hiệu quả vì đã giảm tỷ trọng chi phí dịch vụ mua ngoài trong năm 2008. + Chi phí nhân công tăng đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước cụ thể: năm 2007 tăng 40.297 triệu đồng tương ứng tăng 130,4% so với năm 2006; năm 2008 tăng 55.310 triệu đồng tương ứng tăng 132% so với năm 2007. Như vậy chi phí nhân công làm gia tăng chi phí cho công ty nhưng đây là bằng chứng cho thấy đời sống của nhân viên được cải thiện hơn. Xét về tỷ trọng thì chi phí nhân công là nhân tố thứ ba làm tăng chi phí sản xuất của công ty. Nhưng chỉ tiêu này ít tác động đến chi phí sản xuất của công ty vì chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng ổn định khoảng 19% trong tổng chi phí sản xuất của công ty.

+ Ngoài các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí khác chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng tăng đều. Chi phí khấu hao tài sản tăng từ 13.170 triệu đồng trong năm 2006 lên 23.856 triệu đồng trong năm 2007, tăng 181,1% so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 chỉ tiêu này tăng nhẹ 4.253 triệu đồng tương ứng tăng 117,8% so với năm 2007. Chi phí khác năm 2007 tăng 32.072 triệu đồng tương đương tăng 151,6% so với năm 2006. Năm 2008 tăng nhẹ 37.606 triệu đồng tăng 139,9% so với năm 2007. Nguyên nhân là do giá trị tài sản thanh lý nhượng bán tăng.

Tóm lại, tình hình biến động chung của chi phí sản xuất từ năm 2006-2008 có sự biến động tăng. Nguyên nhân tăng chi phí sản xuất chủ yếu là chi phí nguyên liệu, vật liệu và chi phí dịch vụ mua ngoài. Nhằm gia tăng lợi nhuận cho

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 42 SVTH:Dƣơng Văn Phụng

công ty trong những năm tiếp theo, công ty cần phải có các biện pháp tối thiểu chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí nguyên liệu nhưng phải đảm bảo tốt chất lượng sản phẩm. Các chỉ tiêu chi phí sản xuất của công ty được thể hiện qua biểu đồ cơ cấu tỷ trọng của chi phí sản xuất sau:

Biểu đồ 4.2: Cơ cấu tỷ trọng của chi phí sản xuất qua 3 năm

8,7 1,8 18,5 31,8 39,1 8,4 2,1 15,4 33,1 40,9 10,5 2,2 18,1 28,3 40,9 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 % 2006 2007 2008 Năm

Chi phí khác Chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí nhân công Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí nguyên liệu, vật liệu

Qua biểu đồ ta thấy, chi phí nguyên liệu, vật liệu và chi phí dịch vụ mua ngoài chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí sản xuất của công ty. Như vậy công ty cần kiểm soát hai chỉ tiêu này nhằm gia tăng lợi nhuận. Xét về tốc độ tăng trưởng của chi phí nguyên liệu, vật liệu năm 2008 (112,7%) giảm 51,1% so với tốc độ tăng trưởng năm 2007. Sở dĩ được như vậy là do công ty tổ chức tốt khâu mua nguyên liệu đầu vào và do một phần nguyên liệu được cung cấp từ công ty Dược Liệu của công ty Dược Hậu Giang nên đã làm giảm chi phí trong năm 2008

Khâu mua nguyên liệu do phòng cung ứng chịu trách nhiệm và được tổ chức theo một trình tự nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian cung cấp nguyên liệu cho công ty. Mua nguyên liệu được tổ chức như sau:

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP Dƣợc Hậu Giang

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 43 SVTH:Dƣơng Văn Phụng a.Lựa chọn nhà cung ứng

Việc lựa chọn nhà cung ứng là một trong những tiêu chí góp phần tạo nên sự ổn định về chất lượng cho sản phẩm. Phòng Cung ứng của Dược Hậu Giang có chức năng chọn mua và cung cấp đầy đủ, kịp thời nguyên liệu, bao bì phù hợp tiêu chuẩn chất lượng với giá cả hợp lý cho sản xuất và cho nghiên cứu.

Ngoài ra, để đảm bảo cung ứng bao bì kịp thời, đúng yêu cầu cho các loại sản phẩm của Công ty với kỹ thuật và chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, giá thành thấp và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, Dược Hậu Giang đã tổ chức xây dựng Xưởng Bao bì cho riêng mình. Xưởng Bao bì của Công ty được đầu tư với quy mô lớn, không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất của Công ty mà còn in gia công cho khách hàng bên ngoài, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. Lợi nhuận từ in gia công trung bình mỗi năm trên 430 triệu đồng.

 Tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng của Dược Hậu Giang:

+ Chất lượng hàng hóa và các tiêu chuẩn về chất lượng của nhà cung cấp. + Có tư cách pháp nhân, điều kiện sản xuất kinh doanh, có địa chỉ đăng ký rõ ràng. + Giá cả phù hợp, phương thức thanh toán hợp lý.

+ Các dịch vụ hậu mãi kèm theo tốt. + Chủng loại hàng cung cấp đa dạng.

b. Chất lƣợng nguyên vật liệu đầu vào

Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất thuốc của Dược Hậu Giang chủ yếu được nhập khẩu từ các nhà sản xuất lớn, đạt tiêu chuẩn GMP, ISO và có uy tín trên thế giới như: Mallinckrodt INC (Mỹ), ACS Dobfar (Italia), Antibioticos SA (Tây Ban Nha), Moehs Catalana SA (Tây Ban Nha), ... và các nhà cung cấp nổi tiếng khác ở các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc. Hiện nay, Dược Hậu Giang là đối tác tiêu thụ Paracetamol lớn nhất tại Việt Nam của Công ty Mallinckrodt INC - nhà cung ứng Paracetamol của Mỹ lớn nhất thế giới.

c. Sự ổn định của các nguồn cung ứng nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu của Công ty được nhập khẩu từ các nhà sản xuất lớn và có uy tín trên thế giới. Do vậy, nhìn chung nguồn nguyên liệu của Công ty trong những năm qua khá ổn định.

Mặt khác, với sức mua và khối lượng nhập khẩu lớn, thanh toán đúng hạn, Dược Hậu Giang đã tạo được uy tín tốt đối với các đối tác cung ứng. Vì thế,

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 44 SVTH:Dƣơng Văn Phụng

Công ty luôn nhận được sự đảm bảo từ phía các nhà cung ứng về nguồn nguyên vật liệu, đồng thời được hưởng nhiều ưu đãi về giá hơn so với các đơn vị nhập khẩu nhỏ, lẻ có sức mua không ổn định.

d. Ảnh hƣởng của giá cả nguyên vật liệu đến doanh thu và lợi nhuận

Nguyên vật liệu mà chủ yếu là dược chất dùng để sản xuất các sản phẩm dược của Công ty chiếm tỷ trọng từ 40% - 60% trong cơ cấu giá vốn, vì vậy, sự biến động giá nguyên vật liệu tất yếu sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Thời gian qua, giá cả nguyên liệu chính, tá dược có xu hướng gia tăng do sự bất ổn về chính trị , thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra trên thế giới . Mặt khác, việc tăng cường nguồn dự trữ nguyên liệu dược của các nước và sự đầu cơ tích trữ của các tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới cũng làm giá nguyên liệu tăng cao. Để giảm thiểu sự ảnh hưởng của biến động giá cả nguyên vật liệu đến hiệu quả kinh doanh, Công ty đã chủ động thương lượng với nhà cung ứng về giá hoặc ký hợp đồng cung ứng với thời gian ấn định trước hoặc cho cả năm để hạn chế tối đa sự biến động giá.

BẢNG 4.3: NGUỒN CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU, HOẠT CHẤT CHÍNH

Nguyên liệu, hoạt chất Nhà sản xuất Nƣớc sản xuất

Acetyl cysteine Moehs Catalana SA Tây Ban Nha Alimemazine tartrate Pcas Site De Seloc Pháp

Amoxycillin trihydrate Antibiotic SA Tây Ban Nha DSM Tây Ban Nha Cefalexin monohydrate DSM Tây Ban Nha

ACS Dobfar Italia Cefuroxime axetil ACS Dobfar Italia

Antibioticos Tây Ban Nha Codein (base, phosphate) Sanofi Chimie Pháp

Paracetamol Mallinckrodt INC Mỹ

Tetrahydrozolin HCL Zentiva Cộng hòa Séc Nhóm Vitamin BASF Đức, Nhật

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 46 SVTH:Dƣơng Văn Phụng

BẢNG 4.4: CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (Đvt: triệu đồng)

(Nguồn: trích bản thuyết minh báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Dược Hậu Giang từ năm 2006-2008)

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Tuyệt

đối Tƣơng đối % Tuyệt đối Tƣơng đối %

Chi phí nguyên liệu, vật liệu

279.397 39,1 457.622 40,9 515.807 40,9 178.225 163,8 58.185 112,7

Chi phí nhân công 132.347 18,5 172.644 15,4 227.954 18,1 40.297 130,4 55.310 132,0

Chi phí khấu hao tài sản cố định (sản xuất)

13.170 1,8 23.856 2,1 28.109 2,2 10.686 181,1 4.253 117,8

Chi phí dịch vụ mua ngoài 227.445 31,8 370.492 33,1 356.307 28,3 143.047 162,9 -14.185 96,2

Chi phí khác 62.192 8,7 94.264 8,4 131.870 10,5 32.072 151,6 37.606 139,9

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 48 SVTH:Dƣơng Văn Phụng

4.2.2 Phân tích giá vốn hàng bán của công ty:

Xét về chi phí sản xuất của công ty, thì chi phí tương đương với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Sản phẩm của Dược Hậu Giang có chất lượng tốt tương đương thuốc ngoại nhập nhưng giá bán chỉ từ 46-48% so với giá thuốc ngoại nhập (bảng 4.5). Chính vì vậy, sản phẩm của Dược Hậu Giang có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Đạt được kết quả như vậy là do công ty đã tổ chức tốt quá trình sản xuất, hoạt động sản xuất được tổ chức theo một trình tự nhất định và công ty đã lập ra thủ tục sản xuất dược phẩm rất chi tiết giúp cho hoạt động sản xuất giảm bớt những sai sót và đảm bảo được chất lượng sản phẩm đầu ra.

BẢNG 4.5 : GIÁ VỐN HÀNG BÁN

Đvt: triệu đồng

(Nguồn: Dược Hậu Giang)

Xét về tình hình biến động của giá vốn hàng bán và tỷ trọng của các chỉ tiêu cấu thành giá vốn hàng bán, ta phân tích cụ thể qua bảng 4.6 (trang 37). Nhằm đánh giá các chỉ tiêu ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán. Qua bảng ta thấy giá vốn hàng bán của công ty tăng đều qua từng năm, cụ thể năm 2007 tăng 198.031 triệu đồng tương ứng tăng 149,2% so với năm 2006. Đến năm 2008 tăng 113.632 triệu đồng tương ứng tăng 118,9% so với năm 2007. Nguyên nhân tăng giá vốn hàng bán chủ yếu là do giá vốn của thành phẩm đã cung cấp tăng. Cụ thể, giá vốn của thành phẩm đã cung cấp năm 2007 tăng 196.574 triệu đồng tương ứng tăng 157,1% so với năm 2006. Đến năm 2008 tăng 77.446 triệu đồng tương ứng tăng 114,3% so với năm 2007. Xét về tỷ trọng thì chỉ tiêu này chiếm cao nhất (khoảng 85-90%) trong tổng giá vốn hàng bán.

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Giá vốn hàng bán 402.747 600.778 714.410

Doanh thu thuần 868.192 1.269.280 1.496.019

%/ Doanh thu

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP Dƣợc Hậu Giang

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 49 SVTH:Dƣơng Văn Phụng

Các chỉ tiêu còn lại có phần biến động tăng, giảm nhưng ít ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán của công ty. Như vậy, giá vốn hàng bán của công ty chịu tác động lớn của giá vốn thành phẩm đã cung cấp. Nguyên nhân là do công ty đã định hướng thị trường nội địa nên công ty tăng giá vốn thành phẩm nhằm cạnh tranh với các đối thủ trong cùng ngành và chiếm lĩnh thị trường nội địa. Đồng thời làm nền tảng xuất khẩu ra nước ngoài.

4.2.3 Phân tích chi phí bán hàng:

Chi phí bán hàng là chi phí phục vụ cho quá trình lưu thông hàng hóa, gồm chi phí cho nhân viên, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí nguyên liệu vật liệu…

Qua bảng 4.7 (trang 38), ta thấy chi phí bán hàng tăng qua các năm. Năm 2007 so với 2006, chi phí bán hàng tăng 157.371 triệu đồng, tương đương tăng 150,4% và năm 2008 chi phí bán hàng tăng 110,4% với mức tuyệt đối là 48.671 triệu đồng.

Trong đó, chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất là chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm các khoản chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí thuê kho, chi phí điện thoại, chi phí điện, năm 2007, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 141.594 triệu đồng với tỉ lệ 168,8% so với 2006 và năm 2008 chi phí này giảm -22.881 triệu đồng với tỉ lệ 6,6%. Sở dĩ chi phí này trong năm 2007 tăng cao là do chi phí vận chuyển tăng, vì giá các loại xăng dầu dùng cho các phương tiện vận chuyển luôn tăng giá đồng thời giá điện cũng tăng do đó đã làm giảm lợi nhuận đáng kể. Năm 2007, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng khá cao là do sản lượng tăng cao so với 2006 nên làm cho chi phí này tăng một lượng đột biến.

Ngoài chi phí dịch vụ mua ngoài chúng ta còn phải xét đến chi phí khác, vì chi phí này chiếm tỷ trọng cao trong chi phí bán hàng. Năm 2007, chi phí khác tăng 7.649 triệu đồng với tỉ lệ 115,5% so với năm 2006, năm 2008, chi phí này tăng 20.068 triệu đồng với tỉ lệ 135,2.% so với năm 2007. Chi phí khác tăng là

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Dược Hậu Giang (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)