PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Dược Hậu Giang (Trang 25)

4.1.1 Tình hình biến động chung:

Qua bảng 4.13 (trang 48), báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta thấy tổng doanh thu của công ty tăng từ 874.992 triệu đồng năm 2006 lên 1.292.350 triệu đồng năm 2007, tức tăng 417.358 triệu đồng, tương đương 147,7% so với năm 2006. Sang năm 2008, tổng doanh thu là 1.555.932 triệu đồng tăng lên 263.582 triệu đồng, tương đương tăng 120,4% so với năm 2007. Từ năm 2006 – 2008, tổng doanh thu tăng là do doanh số bán hàng tăng.

Tuy tổng doanh thu tăng cao nhưng tình hình chi phí của công ty cũng có chiều hướng tăng cao. Năm 2006, giá vốn hàng bán của công ty là 402.747 triệu đồng, đến năm 2007 là 600.778 triệu đồng tăng 198.031 triệu đồng với tỷ lệ tăng 149,2% so với năm 2006. Đó là do giá nguyên liệu tăng nên giá vốn hàng bán năm 2008 cũng tăng 113.632 triệu đồng, tương đương với 118,9% so với năm 2007. Cùng với sự gia tăng của giá vốn hàng bán thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng, trong đó chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng cao. Năm 2007, chi phí bán hàng tăng 157.371 triệu đồng, tương đương với 150,4% so với năm 2006. Đến năm 2008 chi phí này tăng nhẹ 48.671 triệu đồng, tương ứng với 110,4%. Tuy nhiên thì sự gia tăng này chủ yếu là do công ty mở rộng hệ thống bán hàng.

Tốc độ tăng của chi phí cao, nhưng tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng cao. Năm 2007, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 40.947 triệu đồng, tương đương với 147,1% so với năm 2006. Đến năm 2008, lợi nhuận tiếp tục tăng 20.897 triệu đồng, tương đương tăng 116,3% so với năm 2007.

4.1.2 Phân tích doanh thu theo thành phần:

Căn cứ vào số liệu của 4.13 (trang 48), báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta lập bảng 4.1 (trang 22), tình hình doanh thu theo thành phần của công ty qua 3 năm.

Qua bảng 4.1, ta thấy tổng doanh thu tăng chủ yếu là do doanh thu từ hoạt động bán hàng tăng và đây cũng là doanh thu chủ yếu của công ty chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu. Cụ thể trong năm 2006, mức doanh thu này đạt 873.072 triệu đồng chiếm tỷ trọng 99,8% trong tổng doanh thu của công ty, và mức doanh thu này tăng lên trong năm 2007 lên đến 1.285.210triệu đồng chiếm tỷ trọng 99,4 % trong tổng doanh thu của công ty, tăng 412.138 triệu đồng và tăng 147,2% so với năm 2006. Đến năm 2008 chỉ tiêu này tăng nhẹ, đạt 1.528.207 triệu đồng chiếm tỷ trọng 98,2% trong tổng doanh thu của công ty nhưng chỉ tăng 118,9%, tương ứng tăng 242.997 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu làm doanh thu từ hoạt động bán hàng năm 2008 tăng nhẹ là do doanh số bán hàng năm 2008 thấp hơn năm 2007, do công ty đẩy mạnh bán hàng các nhóm sản phẩm mới như: nhóm sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, thực phẩm chức năng…

Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng mạnh qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh thu của công ty. Cụ thể năm 2006, doanh thu từ hoạt động tài chính là 514 triệu đồng, sang năm 2007 tăng lên 5.789 triệu đồng hay tăng 5.275 triệu đồng tương đương tăng 1126,3% so với năm 2006, nhưng chỉ chiếm từ 0,1-0,2% tỷ trọng trong tổng doanh thu của công ty; năm 2008 chỉ tiêu này là 21.971 triệu đồng tăng 16.182 triệu đồng tương đương tăng 379,5% so với năm 2007, nhưng tỷ trọng chỉ chiếm 1,4% trong tổng doanh thu của công ty . Doanh thu khác có sự biến động tăng giảm và chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh thu của công ty, giảm trong năm 2007 (đạt 1.351 triệu đồng giảm 55 triệu đồng so với năm 2006) nhưng lại tăng trong năm 2008, tăng 4.403 triệu đồng tương ứng tăng 425,9% so với năm 2007.

BẢNG 4.1: PHÂN TÍCH DOANH THU THEO THÀNH PHẦN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM

(Đvt: triệu đồng)

(Nguồn: trích báo cáo tài chính của công ty từ năm 2006-2008)

Doanh thu 2006 2007 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Tuyệtđối Tƣơng đối% Tuyệt đối Tƣơng đối%

1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

873.072 99,8 1.285.21 0

99,4 1.528.207 98,2 412.138 147,2 242.997 118,9 2.Doanh thu từ hoạt động

tài chính 514 0,1 5.789 0,4 21.971 1,4 5.275 1126,3 16.182 379,5 3. Thu nhập khác 1.406 0,2 1.351 0,1 5.754 0,4 -55 96,1 4.403 425,9 Tổng doanh thu 874.992 100 1.292.35 0 100 1.555.932 100 417.358 147,7 263.582 120,4

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 38 SVTH:Dƣơng Văn Phụng

Tóm lại, tổng doanh thu của công ty trong cả ba năm thì doanh thu từ hoạt động bán hàng chiếm phần lớn, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác chiếm tỉ trọng thấp. Nguyên nhân là do công ty đẩy mạnh bán hàng và đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu có lãi tăng đều qua các năm, lãi tiền gửi ngân hàng tăng đều qua từng năm.Tổng doanh thu của công ty luôn tăng mạnh, được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.1: Tổng doanh thu của công ty qua 3 năm

874.992 1.292.350 1.555.932 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm

4.1.3 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu:

BẢNG 4.2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DOANH THU

Đvt: triệu đồng

(Nguồn: Nghị quyết Đại Hội Đồng Cổ Đông năm 2006,2007 của công ty cổ phần Dược Hậu Giang)

Chỉ tiêu Năm 2006 Chênh lệch TH/KH Năm 2007 Chênh lệch TH/KH Năm 2008 Chênh lệch TH/KH KH TH KH TH KH TH Tổng doanh thu 868.192 874.992 6.800 1.100.000 1.292.350 192.350 1.450.000 1.555.932 105.932

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP Dƣợc Hậu Giang

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 39 SVTH:Dƣơng Văn Phụng

1.100.000

Nhìn chung doanh thu của công ty trong 3 năm thực hiện đều tốt và đạt mức kế hoạch đề ra. Đây là kết quả khả quan cho thấy công ty đang có chiều hướng phát triển tốt.

Cụ thể qua bảng số liệu ta thấy, tổng doanh thu của công ty trong năm 2006 tăng so với kế hoạch đặt ra là 6.800 triệu đồng.

Phần trăm hoàn thành kế hoạch:

% HTKH = x 100% = 107,8%

Như vậy trong năm 2006 doanh thu của công ty đạt mức kế hoạch 107,8% tức công ty đã vượt mức 7,8% kế hoạch đề ra. Năm 2007, tổng doanh thu của công ty là 1.292.350 triệu đồng đã hoàn thành kế hoạch và vượt mức 192.350 triệu đồng so với kế hoạch đặt ra.

Phần trăm hoàn thành kế hoạch:

%HTKH = x 100% = 117,5%

Với số liệu trên cho thấy công ty đã hoàn thành kế hoạch doanh thu là 117,5% tức công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch 17,5%.

Năm 2008, tổng doanh thu của công ty là 1.555.932 triệu đồng đã hoàn thành kế hoạch và vượt mức 105.932 triệu đồng so với kế hoạch đề ra.

Phần trăm hoàn thành kế hoạch:

% HTKH = x 100% = 107,3%

Số liệu trên cho thấy công ty đã hoàn thành kế hoạch doanh thu là 107,3% tức công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch 7,3%.

Tóm lại, tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của công ty qua 3 năm có hướng chuyển biến tốt. Dược Hậu Giang có đội ngũ lao động nhiệt tình và có trình độ chuyên môn cao đã giúp công ty hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, vượt chỉ tiêu 117,5% trong năm 2007. Điều này cho thấy trong năm 2007 công ty đạt doanh thu cao nhất. Tuy nhiên, để duy trì và nâng cao hơn nữa những kết quả đã

874.992

868.192

1.292.350

1.555.932 1.450.000

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 40 SVTH:Dƣơng Văn Phụng

đạt được trong những năm tiếp theo thì công ty cần có những biệp pháp tăng doanh thu phù hợp, bên cạnh việc tăng cường sự đoàn kết, nhất trí và quyết tâm của toàn thể cán bộ công nhân viên vì mục tiêu phát triển chung của công ty.

4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ

Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Mỗi một sự tăng, giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng, giảm của lợi nhuận. Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cẩn thận để hạn chế sự gia tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất. Điều này đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

4.2.1 Phân tích chi phí sản xuất của công ty qua 3 năm:

Phân tích chi phí sản xuất của công ty là đánh giá tổng quát tình hình biến động chi phí sản xuất kỳ này so với kỳ khác, xác định mức độ tiết kiệm hay bội chi chi phí nhằm kiểm soát và nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Qua bảng 4.4 (trang 30), ta thấy tình hình tổng chi phí sản xuất của công ty tăng lên đáng kể. Cụ thể năm 2006 tổng chi phí sản xuất là 714.551 triệu đồng đến năm 2007 mức chi phí này tăng lên đến 1.118.878 triệu đồng tương ứng tăng 404.3287 triệu đồng, tăng 156,6% so với năm 2006. Đến năm 2008 tổng chi phí sản xuất là 1.260.047 triệu đồng tăng 141.169 triệu đồng tăng 112,6% so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí nguyên liệu vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng mạnh và các chỉ tiêu còn lại,cụ thể:

+ Chi phí nguyên liệu vật liệu năm 2007 là 457.622 triệu đồng tăng 178.225 triệu đồng tương ứng tăng 163,8% so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong năm 2007 giá nguyên liệu có sự biến động mạnh nên công ty đã lập dự trù mua nguyên liệu tăng nhằm giảm bớt ảnh hưởng của giá nguyên liệu và làm giảm chi phí mua nguyên liệu. Đến năm 2008 là 515.807 triệu đồng tăng 58.185 triệu đồng tương ứng tăng 112,7% so với năm 2007. Xét về tốc độ tăng trưởng thì tốc độ tăng trưởng chi phí nguyên liệu năm 2008 tăng nhẹ so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2008 giá nguyên liệu ổn định hơn năm 2007. Về tỷ trọng, chi phí nguyên liệu, vật liệu chiếm tỷ trọng cao nhất so với các chi tiêu còn lai. Cụ thể, năm 2006 chiếm tỷ trọng 39,1% đến năm 2007 và 2008 chiếm 40,9%.

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP Dƣợc Hậu Giang

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 41 SVTH:Dƣơng Văn Phụng

Như vậy, chi phí sản xuất của công ty chịu tác động lớn của chi phí nguyên liệu, vật liệu.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài có sự biến động tăng giảm qua từng năm, cụ thể năm 2006 là 227.445 triệu đồng đến năm 2007 tăng 143.047 triệu đồng tương ứng tăng 162,9% so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 là 356.307 triệu đồng giảm 14.185 triệu đồng tương ứng giảm 3.8% so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2008 công ty đã thành lập công ty Dược Liệu cung cấp nguyên liệu cho công ty giúp công ty ổn định được nguồn nguyên liệu. Xét về tỷ trọng thì chi phí dịch vụ mua ngoài đứng thứ hai sau chỉ tiêu nguyên liệu, cụ thể năm 2006 chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng 31,8% đến năm 2007 (33,1%) tăng 1,3% so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 là 28,3% giảm 4,8% so với năm 2007. Như vậy cho ta thấy hiệu quả hoạt động của công ty Dược Liệu của công ty Dược Hậu Giang đã hoạt động hiệu quả vì đã giảm tỷ trọng chi phí dịch vụ mua ngoài trong năm 2008. + Chi phí nhân công tăng đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước cụ thể: năm 2007 tăng 40.297 triệu đồng tương ứng tăng 130,4% so với năm 2006; năm 2008 tăng 55.310 triệu đồng tương ứng tăng 132% so với năm 2007. Như vậy chi phí nhân công làm gia tăng chi phí cho công ty nhưng đây là bằng chứng cho thấy đời sống của nhân viên được cải thiện hơn. Xét về tỷ trọng thì chi phí nhân công là nhân tố thứ ba làm tăng chi phí sản xuất của công ty. Nhưng chỉ tiêu này ít tác động đến chi phí sản xuất của công ty vì chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng ổn định khoảng 19% trong tổng chi phí sản xuất của công ty.

+ Ngoài các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí khác chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng tăng đều. Chi phí khấu hao tài sản tăng từ 13.170 triệu đồng trong năm 2006 lên 23.856 triệu đồng trong năm 2007, tăng 181,1% so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 chỉ tiêu này tăng nhẹ 4.253 triệu đồng tương ứng tăng 117,8% so với năm 2007. Chi phí khác năm 2007 tăng 32.072 triệu đồng tương đương tăng 151,6% so với năm 2006. Năm 2008 tăng nhẹ 37.606 triệu đồng tăng 139,9% so với năm 2007. Nguyên nhân là do giá trị tài sản thanh lý nhượng bán tăng.

Tóm lại, tình hình biến động chung của chi phí sản xuất từ năm 2006-2008 có sự biến động tăng. Nguyên nhân tăng chi phí sản xuất chủ yếu là chi phí nguyên liệu, vật liệu và chi phí dịch vụ mua ngoài. Nhằm gia tăng lợi nhuận cho

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 42 SVTH:Dƣơng Văn Phụng

công ty trong những năm tiếp theo, công ty cần phải có các biện pháp tối thiểu chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí nguyên liệu nhưng phải đảm bảo tốt chất lượng sản phẩm. Các chỉ tiêu chi phí sản xuất của công ty được thể hiện qua biểu đồ cơ cấu tỷ trọng của chi phí sản xuất sau:

Biểu đồ 4.2: Cơ cấu tỷ trọng của chi phí sản xuất qua 3 năm

8,7 1,8 18,5 31,8 39,1 8,4 2,1 15,4 33,1 40,9 10,5 2,2 18,1 28,3 40,9 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 % 2006 2007 2008 Năm

Chi phí khác Chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí nhân công Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí nguyên liệu, vật liệu

Qua biểu đồ ta thấy, chi phí nguyên liệu, vật liệu và chi phí dịch vụ mua ngoài chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí sản xuất của công ty. Như vậy công ty cần kiểm soát hai chỉ tiêu này nhằm gia tăng lợi nhuận. Xét về tốc độ tăng trưởng của chi phí nguyên liệu, vật liệu năm 2008 (112,7%) giảm 51,1% so với tốc độ tăng trưởng năm 2007. Sở dĩ được như vậy là do công ty tổ chức tốt khâu mua nguyên liệu đầu vào và do một phần nguyên liệu được cung cấp từ công ty Dược Liệu của công ty Dược Hậu Giang nên đã làm giảm chi phí trong năm 2008

Khâu mua nguyên liệu do phòng cung ứng chịu trách nhiệm và được tổ chức theo một trình tự nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian cung cấp nguyên liệu cho công ty. Mua nguyên liệu được tổ chức như sau:

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty CP Dƣợc Hậu Giang

GVHD:Th.S Nguyễn Văn Duyệt 43 SVTH:Dƣơng Văn Phụng a.Lựa chọn nhà cung ứng

Việc lựa chọn nhà cung ứng là một trong những tiêu chí góp phần tạo nên sự ổn định về chất lượng cho sản phẩm. Phòng Cung ứng của Dược Hậu Giang có chức năng chọn mua và cung cấp đầy đủ, kịp thời nguyên liệu, bao bì phù hợp tiêu chuẩn chất lượng với giá cả hợp lý cho sản xuất và cho nghiên cứu.

Ngoài ra, để đảm bảo cung ứng bao bì kịp thời, đúng yêu cầu cho các loại sản phẩm của Công ty với kỹ thuật và chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, giá thành thấp và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, Dược Hậu Giang đã tổ chức xây dựng Xưởng Bao bì cho riêng mình. Xưởng Bao bì của Công ty được đầu tư với quy mô lớn, không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất của Công ty mà còn in gia công cho khách hàng bên ngoài, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. Lợi nhuận từ in gia công trung bình mỗi năm trên 430 triệu đồng.

 Tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng của Dược Hậu Giang:

+ Chất lượng hàng hóa và các tiêu chuẩn về chất lượng của nhà cung cấp. + Có tư cách pháp nhân, điều kiện sản xuất kinh doanh, có địa chỉ đăng ký rõ ràng. + Giá cả phù hợp, phương thức thanh toán hợp lý.

+ Các dịch vụ hậu mãi kèm theo tốt.

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần Dược Hậu Giang (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)